Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa ban hành quyết định thành lập Phòng Giáo dục tư thục và có yếu tố nước ngoài trực thuộc Sở. Đồng thời, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng công bố quyết định điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Diệp Hồng - Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên - Đại học giữ chức Trưởng phòng Giáo dục tư thục và có yếu tố nước ngoài.
Hà Nội tăng cường quản lý trường tư thục và có yếu tố nước ngoài. (Ảnh minh hoạ) |
Phòng Giáo dục tư thục và có yếu tố nước ngoài trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội được thành lập nhằm tăng cường quản lý các trường tư thục, trường có yếu tố nước ngoài. Hà Nội cũng là một trong số ít các địa phương có phòng quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài. Việc tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài xuất phát từ đòi hỏi thực tế khi mạng lưới các trường này trên địa bàn Thành phố phát triển nhanh, nhu cầu, nguyện vọng học tập của con em nhân dân Thủ đô cũng ngày càng đa dạng.
Theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 4/6/2019 của Chính phủ, Thành phố sẽ đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở giáo dục tư thục với mục tiêu đạt tỷ lệ 21% số cơ sở và từ 14% đến 16% số học sinh vào năm 2025.
Đối với giáo dục mầm non, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, những khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh hoặc có số trẻ em trong độ tuổi đi học mầm non, mẫu giáo tăng nhanh, phấn đấu số cơ sở giáo dục mầm non tư thục đạt tỷ lệ 30%, tương ứng với số trẻ em theo học đạt khoảng 30%.
Đối với giáo dục phổ thông, Thành phố phấn đấu có tỷ lệ cơ sở giáo dục phổ thông tư thục đạt 13% và số học sinh theo học tại các trường phổ thông tư thục đạt 15%.
Đối với giáo dục đại học, nâng cao quy mô, chất lượng đào tạo của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội thực hiện theo Đề án phát triển Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; quy hoạch và đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở đào tạo của trường đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Đối với giáo dục nghề nghiệp, phấn đấu số cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục đạt tỷ lệ 50%.
Để hoàn thành các chỉ tiêu này, Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở GD&ĐT Hà Nội chủ trì triển khai; đồng thời, hướng dẫn, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã rà soát, đề xuất nhu cầu đầu tư xây dựng phù hợp với quy định, bảo đảm cân đối phát triển hệ thống trường công lập và tư thục.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Lừa 14 bị hại bằng chiêu trò đi xuất khẩu lao động tại Cộng hòa Ireland
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 31/10
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Tin khác
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47
Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục
Xã hội 26/10/2024 10:50
Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8
Xã hội 25/10/2024 18:13
Bỏ đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo
Giáo dục 25/10/2024 05:55
Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển bền vững trong kỹ thuật công trình
Xã hội 24/10/2024 15:16
Thành lập 13 đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT
Giáo dục 23/10/2024 16:45
Sử dụng công nghệ thông tin để thay đổi giáo dục
Giáo dục 23/10/2024 06:02
Khen thưởng 140 nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học mầm non
Giáo dục 21/10/2024 18:32