Tản mạn cùng bác Gà

- Ò ...ó...o...o... - Gớm, bác gáy hoành tráng thế? - Chuyện, năm nay là năm của tớ mà. - Thì năm của bác, bác chả gáy thì ai cũng  biết rồi.
tan man cung bac ga Điều tiết thưởng Tết
tan man cung bac ga Niềm vui năm mới
tan man cung bac ga

- Sợ có người không biết, cứ gáy cái cho chắc.

- Không biết là năm nay bác sẽ làm gì thôi, chứ năm của bác thì đã theo quy luật của trời đất rồi.

- Vậy hả, làm gì ư? Tớ có ối việc phải làm đấy, tất nhiên đầu tiên tớ sẽ quan tâm đến chăn nuôi, giúp nông dân làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

- Ấy, bác lại định nói chuyện lao động di cư đấy à?

- Lại chả thế, ruộng vườn bao la mà cứ phải ra thành phố kiếm sống. Chú không biết đấy thôi, chứ nhiều hệ lụy lắm. Nhiều vùng quê chỉ thấy người già và trẻ em, buồn lắm...

- Bác định nói thành phố thì quá tải bởi dân số cơ học, rồi nảy sinh tệ nạn, rồi...

- Thôi đủ rồi. Đấy chú thấy đấy, bao nhiêu trang trại, mà nhiều trại nuôi gà lắm đấy nhé, đã thu hút bao nhiêu lao động, làm giàu chính đáng đấy thôi.

- Hãn hữu lắm bác ơi, dịch này dịch nọ, cái thú y của mình bác còn lạ gì, bao nhiêu người trắng tay rồi. Có yêu quê hương cũng khó lắm.

- Chú nói vậy là hỏng. Các cụ có câu: “Thất bại là mẹ thành công”. Làm gì chả có thất bại, quan trọng là mình phải có niềm tin.

- Đấy chỉ là lý thuyết thôi, chứ trắng tay rồi, tiền đâu để đầu tư nữa bác?

- Thế chú không nghĩ đến mấy cái quỹ an sinh, quỹ phát triển chăn nuôi... à?

- Bác thực tế tí đi. Đã gọi trắng tay thì còn lấy gì để thế chấp nữa mà dám đến mấy cái quỹ đó bác.

- Thế nên nhiều người cứ dính đến cái anh “tín dụng đen”, rồi khóc dở, mếu dở, chứ gì.

- Bí thì làm liều, càng liều càng nguy, nan giải lắm bác ơi.

- Đấy là mọi người chưa chịu tìm hiểu thôi, chứ nhiều chính sách ưu tiên cho phát triển chăn nuôi, trồng trọt lắm. Chú tính đất nước đến 80% là nông nghiệp cơ mà.

- Số liệu đó chắc không còn chính xác nữa đâu bác, em thấy nhiều bờ xôi, ruộng mật biến thành các khu công nghiệp rồi.

- Ấy cái anh công nghiệp cũng quan trọng lắm đấy. Không như thế thì bao giờ mới CNH-HĐH được. Không có công nghiệp, rồi khoa học kỹ thuật hỗ trợ thì anh nông nghiệp sao phát triển được.

- Nghe bác nói, em lại cứ nghĩ đến cái giai thoại về bác.

- Khỉ gió, chú lại định châm biếm tớ cái gì đó. Tớ lạ gì chú, chỉ châm chọc là tài.

- Vui thôi mà bác. Cái chuyện mà đến giờ chả biết ai đúng, ai sai nữa.

- Chuyện gì, cứ úp mở mãi thế?

- Chuyện con gà có trước hay quả trứng có trước ấy.

- Cũng khó nhỉ, con gà đẻ ra quả trứng, nhưng quả trứng lại nở ra con gà.

- Cũng như công nghiệp trợ giúp nông nghiệp, rồi nông nghiệp lại nuôi dưỡng công nghiệp ấy. Đều quan trọng cả bác ạ.

- Thế mới bái phục cái “quan hệ biện chứng” của ông Mác.

- Đùa tí cho vui thôi, quay lại chuyện chăn nuôi, bác có đảm bảo tiến bộ của khoa học đã phòng chống được mọi thứ dịch để giúp nông dân làm giàu không?.

- Tớ chả dám khẳng định, nhưng chú thấy đấy, cái anh H5N1 có thấy nữa đâu. Họ hàng nhà tớ nhớ mãi cảnh hàng đàn chui vào bao tải ấn xuống hố vôi mà đau lòng lắm. Năm nay khác rồi, rồi chuyện thuế, phí cũng được gỡ bỏ nhiều, như chuyện quả trứng cõng 14 loại phí ấy, dẹp rồi. Hanh thông trôi chảy lắm.

- Thế sao vẫn ít người gắn bó với cái chuồng, cái trại để làm giàu?

- Chú hỏi thế tớ cũng chả biết trả lời sao, nhưng có lẽ vì sợ cái câu: “Gà què ăn quẩn cối xay” chăng?

- Ý bác nói là cái tư tưởng, trượng phu thì phải “Đại bàng bay xa” chứ gì̀. Nhầm to rồi. “Gà què ăn quẩn cối xay” là ý chê những kẻ không có tài năng gì, chỉ quen ăn chặn người xung quanh thôi. Chứ có phải cứ ra thành phố lập nghiệp mới không là “ăn quẩn cối xay” đâu.

- Đấy, muốn giải quyết vấn đề này là trông cậy vào mấy cái truyền thông của chú đó. Vậy chú làm được những gì?

- Bác hỏi vậy em cũng xin thật thà kiểm điểm. Truyền thông chúng em cũng nhiều công trạng, tỉ như mấy cái vụ tiêu cực, nhờ bọn em phát hiện mà bị phơi bày, xử lý ấy. Nhưng đối với chăn nuôi, sản xuất cũng còn nhiều “sai phạm” lắm. Như cái vụ nước mắm, chỉ vì nóng vội, lo lắng đến sức khỏe con người mà thông tin không chính xác, gây ảnh hưởng đến cái anh nước mắm truyền thống. Nguy hiểm lắm chứ bác. Rồi lại thông tin chuyện quả này, quả kia ăn vào mắc bệnh này, bệnh nọ khi chưa kiểm chứng, khiến bà con khóc trên đống sản phẩm của mình vì không tiêu thụ được.

- Đúng là như thế, nhưng cũng phải công nhận nhiều nhà chăn nuôi, trồng trọt còn thiếu cái tâm, dùng hóa chất để tăng trọng, tăng năng suất, “làm đẹp” sản phẩm, lừa dối người tiêu dùng... cũng đáng lên án lắm.

- Chính vì thế nên mới có câu “con đường ngắn nhất là từ dạ dày đến nghĩa địa” phải không bác?

- Đó cũng là cách ví von hình ảnh thôi, nhưng quả thật chuyện lương thực, thực phẩn không an toàn cũng đáng nhức nhối lắm. Riêng họ hàng nhà tớ thôi cũng bị người ta làm giả nhiều lắm. Từ ăn cám tăng trọng đến bơm nước, bôi màu ... độc hại lắm.

- Nghĩa là “Gà mượn áo công” hả bác?

- Đấy khổ thế đấy, cũng bởi thói đời có nhiều kẻ dựa vào thế người có quyền mà huênh hoang, hoạnh họe người khác, mới có câu đó.

- Nhân nói chuyên tục ngữ, bác giải thích cho em câu “Gà đẻ, gà cục tác” nghĩa là sao?

- Thì chị gà mái nào đẻ xong chả cục tác ầm lên, báo tin vui đã vượt cạn thành công.

- Em lại nghĩ ý của câu này là để chê người nào mới có chút thành tích đã vội khoe khoang. Vậy có chuẩn không bác?.

- Cái anh tục ngữ, ca dao thì lắm nghĩa lắm, hiểu thế nào chả được. Nhưng cái bệnh khoe khoang thành tích cũng đáng chê lắm.

- Mà liên quan đến nhà bác cũng lắm chuyện thật.

- Bọn tớ đơn giản lắm, có gì mà lắm chuyện?

- Thế bác nghĩ thế nào về câu: “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”? Các bác chắc hay mất đoàn kết lắm, mới có câu này.

- Mất đoàn kết còn là chuyện nhẹ, tớ thấy ối chuyện anh em ruột thịt đưa nhau ra tòa, bố mẹ từ con cái, vợ chồng xa cách chỉ bởi chút lợi trước mắt. Thế chả phải nên khuyên “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” sao?

- Người ta lại nói, không tốt với cha mẹ , anh em thì khó tốt với người ngoài. Vậy nên ra đường hơi va chạm chút là choảng nhau; tìm nưu này, kế nọ để hạ bệ nhau. Thật chua xót.

- Đó cũng chỉ là một hiện tượng của xã hội, chứ nhìn một cách tổng thể xã hội vẫn có rất nhiều người tốt. Mới đây tớ rất cảm động trước hành động của mấy cô giáo mầm non, quên mình lặn ngụp để cứu các cháu học sinh. Thật anh hùng và đậm tính nhân văn.

- Còn cái câu “Con gà tức nhau tiếng gáy” nữa. Thói đố kỵ, hẹp hòi cũng từ gà mà ra có phải không bác?

- Đó là một thói xấu của con người. Đối kỵ, ghen ghét thì không nên, nhưng thấy người ta gáy to, vang mà lấy đó làm động lực để phấn đấu thì cái “tức” ấy lại có tác dụng tốt.

- Vậy mới có câu: “Gà người gáy, gà nhà ta sáng” bác nhể.

- Chí phải. Thôi sắp đến giờ nhận bàn giao của bác Khỉ rồi, tớ về đây, chứ cứ tào lao với chú biết bao giờ hết chuyện, về muộn sợ lại “nhăn nhó như khỉ gió” thì nguy. Chúc cánh chữ nghĩa của chú giữ cho ngòi bút luôn luôn thẳng, đừng “chữ như gà bới” là được.

- Các bác thì ăn cám công nghiệp, còn phải bới nữa đâu. Bọn em thì gõ bàn phím, chữ anh nào chả thế, làm gì có xấu với đẹp nữa, mà bác lo.

- Lo cũng chẳng thừa đâu. Mấy “anh hùng bàn phím” cũng phức tạp lắm. Thôi hẹn gặp chú trong buổi giao ban đầu năm.

- Vâng, kính bác. Chúc bác nhận bàn giao suôn sẻ, lĩnh hội những cái được, cái chưa được từ bác Khỉ, để phát huy và khắc phục, tạo nên một năm mới với nhiều thắng lợi mới! Cất tiếng gáy vang, to hơn sáng nay nhé bác!

Thiện Tâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có thư mời về việc thẩm định giá chi phí tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024 trên báo chí, xuất bản phẩm.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

(LĐTĐ) Chiều 4/5, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Phan Văn Anh đã đến thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho 2 trường hợp công nhân bị tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

(LĐTĐ) Thành công của người công nhân không phải là điều gì đó lớn lao, xa vời mà là luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Đây là quan niệm của anh Lưu Văn Duy - công nhân chế tác trang sức tại Nhà máy sản xuất trang sức DOJI (trực thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI).
Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

(LĐTĐ) Ngày 4/5, Chi bộ Quỹ Trợ vốn công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình đã tổ chức buổi sinh hoạt đảng chuyên đề quý II năm 2024, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về "Tính tiên phong, gương mẫu, đổi mới, sáng tạo trong thực thi công vụ".
Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Thông tin từ Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho biết, ngay sau Tết Nguyên đán, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động lên phương án đảm bảo điện cho các chuỗi các sự kiện nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ ngày 2/5 đến hết 7/5/2024, Công ty Điện lực Điện Biên đã và đang ứng trực 24/24 với khoảng gần 300 ca trực tại các địa điểm diễn ra chuỗi sự kiện.
10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Trong đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 10 nội dung thí sinh cần lưu ý khi tham gia xét tuyển đại học năm 2024.
Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hướng về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3 - 5/5, Đoàn đại biểu do Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội làm Trưởng đoàn đã có chuyến hành trình về nguồn, đến với mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.

Tin khác

Cần cấm ngay thuốc lá điện tử

Cần cấm ngay thuốc lá điện tử

(LĐTĐ) Trên bao thuốc lá điếu bao giờ nhà sản xuất, nhà phân phối cũng phải ghi dòng chữ cảnh báo về sức khỏe, còn với thuốc lá điện tử, dẫu chưa ghi nhưng ai cũng biết tác hại khôn lường của loại thuốc này đối với sức khỏe con người.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
Luật hóa khu công nghiệp

Luật hóa khu công nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, đề xuất 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp và khu kinh tế trên phạm vi cả nước. Đây là lộ trình nhằm xây dựng luật riêng để thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
Hồi sinh những dòng sông

Hồi sinh những dòng sông

(LĐTĐ) Hà Nội vốn nổi tiếng với hệ thống ao, hồ dày đặc, và cũng “nên thơ” bởi những dòng sông. Ngoài sông Hồng (gọi hệ thống sông lớn), còn có các sông Nhuệ, Kim Ngưu, Tô Lịch... chảy uốn lượn quanh Thành phố.
Chuyện xây trường, mở lớp

Chuyện xây trường, mở lớp

(LĐTĐ) Hà Nội chuẩn bị bước sang những tháng hè, không khí bắt đầu nóng dần lên, song nếu so với không khí tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10 hệ thống công lập vẫn chưa thấm vào đâu. “Nóng” tuyển sinh đầu cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã kéo dài cả thập kỷ qua, xét cho cùng một phần cũng bởi quy mô dân số tăng quá nhanh, “tốc độ” xây mới trường chậm, thậm chí nhiều nơi không chuyển động.
Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

(LĐTĐ) Hiện nay các trường đại học, học viện, cao đẳng được thành lập nhiều, các trường cũng được mở thêm nhiều khoa, ngành học mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời cải thiện nguồn thu. Tuy nhiên, những trường chuyên về đào đạo (kỹ sư, lao động chất lượng cao….) thiên về công nghệ, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp chất bán dẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây chính là một trong những “điểm nghẽn” cần phải “khai thông” sớm, nếu chúng ta muốn đi tắt, đón đầu trong cuộc đua tăng tốc kinh tế thời 4.0.
Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

(LĐTĐ) Trước khi nghị định của Chính phủ về quy định không uống rượu, bia khi tham gia giao thông có hiệu lực, thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho hay, nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến lạm dụng bia, rượu. Song khi quy định này được thực thi nghiêm ngặt, đa số các vụ tai nạn giao thông lại do phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện trái với quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra.
Vì sao chưa thống nhất?

Vì sao chưa thống nhất?

(LĐTĐ) Theo cơ cấu hiện hành, đối với các ban (cơ quan Đảng), ủy ban (Quốc hội), bộ (cơ quan thuộc Chính phủ) được chia thành các vụ chuyên môn. Đồng thời, nhiều bộ còn có cấp tổng cục, ủy ban. Tuy vậy, hiện vẫn còn không ít cơ quan cấp tổng cục, ủy ban (thuộc bộ), nhưng vẫn duy trì cơ cấu tổ chức cấp vụ, cục. Người đứng đầu cấp vụ vẫn mang “hàm” vụ trưởng.
Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Luật Đất đai (sửa đổi) mới được thông qua mục đích nhằm sửa đổi, bổ sung một số vấn đề bất cập liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Đặc biệt, gỡ nút thắt “xung đột” liên quan đến đất đai, một trong những vấn đề nóng nhất thời gian vừa qua. Còn về phía người dân kỳ vọng, việc thông qua Luật này sẽ giúp họ không còn chạy ngược, chạy xuôi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

(LĐTĐ) Chúng ta đã đón Tết cổ truyền trong không khí chan hòa của mùa xuân mới. Thời tiết đẹp, nhà nhà, người người ai cũng cảm nhận được Tết đoàn viên, dự cảm về một năm mới tốt lành.
Xem thêm
Phiên bản di động