Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

(LĐTĐ) Trước khi nghị định của Chính phủ về quy định không uống rượu, bia khi tham gia giao thông có hiệu lực, thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho hay, nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến lạm dụng bia, rượu. Song khi quy định này được thực thi nghiêm ngặt, đa số các vụ tai nạn giao thông lại do phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện trái với quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra.
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Tuyên Quang Nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn "nổ" là cháu một lãnh đạo Bộ Công an

Có thể khẳng định chưa bao giờ học lái xe, đặc biệt thi sát hạch lái xe khó và nghiêm như hiện nay. Muốn đỗ lấy bằng lái chỉ còn cách học thật, thi thật. Những người cầm vô lăng ô tô, điều khiển phương tiện xe gắn máy tất cả đều có bằng lái. Vậy mà mỗi hai từ “ý thức” vẫn không chịu học!

Ngay tại Thủ đô Hà Nội, vào giờ cao điểm, có dịp lưu thông trên các tuyến phố mới thấy hết sự hỗn loạn. Chỗ nào “hở”, làn đường nào “rộng” ô tô, xe máy chen nhau vào, xe máy, ô tô dàn hàng ngang… đường phố càng thêm tắc nghẽn.

Đường phố là vậy, lưu thông trên các tuyến cao tốc, quốc lộ còn hãi hùng hơn. Theo Luật Giao thông đường bộ, khi tham gia giao thông bất luận thế nào cũng phải giữ khoảng cách tối thiểu; muốn vượt lên phải đảm bảo tính an toàn và phải vượt bên trái ô tô đang lưu thông cùng chiều. Nhưng thực tế trên quốc lộ, ví như quốc lộ 1A, đi trên con đường này luôn trong tình trạng “ú tìm”. Nhiều loại phương tiện giao thông như xe ô tô chở khách (giường nằm), xe limousine (loại 9 chỗ) chạy vèo vèo. Thấy xe làn trong đi chậm, sẵn sàng vượt từ bên phải, cứ thấy trống là vượt.

Có lần tôi đi xe ô tô loại limousine từ Hà Nội về Ninh Bình. Ngồi trên xe, thấy bác tài chạy với tốc độ khá cao, vượt xe đi cùng chiều như chơi lái xe trên thiết bị điện tử, mới lân la hỏi, thì được trả lời. Thật ra, khi đã cầm vô lăng không lái xe nào muốn đi ẩu, ai cũng muốn an toàn. An toàn không phải cho hành khách mà quan trọng cho chính bản thân, song sức ép cạnh tranh đành phải đi nhanh.

Tò mò hỏi tiếp lý do, thì bác tài trả lời: Nhà xe (doanh nghiệp) đều khoán thời gian chạy, khoán chuyến (số lượng chuyến đi về trong ngày). Nếu không đáp ứng yêu cầu về thời gian, chuyến sẽ không được lĩnh đủ lương, công. Ngược lại, nếu vượt năng suất sẽ được thu nhập cao hơn. Anh còn nhấn mạnh, ngành, nghề, lĩnh vực nào cũng vậy cả.

Nghe anh kể mới hiểu ra nhiều lẽ, song bất luận hoàn cảnh nào hay lý do nào đi chăng nữa nếu bản thân mỗi người khi tham gia giao thông nghĩ về bản thân mình, nghĩ về gia đình mình chắc chắn ý thức tham giao thông sẽ được nâng lên, đồng nghĩa tai nạn sẽ được kéo giảm ở mức thấp nhất.

Hà Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

“Điểm danh” 10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/7/2024, đúng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ tổ chức tôn vinh và trao Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024 cho 10 cán bộ Công đoàn tiêu biểu.
Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...

Tin khác

Nghị quyết số 18 - Đột phá chính sách đất đai mang dấu ấn đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghị quyết số 18 - Đột phá chính sách đất đai mang dấu ấn đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nghị quyết số 18-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XIII ban hành ngày 16/6/2022 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” (gọi tắt là Nghị quyết số 18) thực sự là “chìa khóa” đang và sẽ dần khắc phục những bất cập tồn tại trong quản lý đất đai. Trong đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại dấu ấn đặc biệt...
“Đại sứ” du lịch

“Đại sứ” du lịch

(LĐTĐ) Các cụ xưa có câu “đáng đồng tiền bát gạo”. Khi khách hàng, người tiêu dùng bỏ tiền ra mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ thì bên cung cấp phải đáp ứng các tiêu chí về giá thành, chất lượng, an toàn, hành xử văn hóa.
Lương tăng rồi, giá thì sao?

Lương tăng rồi, giá thì sao?

(LĐTĐ) Dù ngân sách Nhà nước còn khó khăn, song để tiến tới hiện thực hóa mục tiêu lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, Chính phủ đã quyết định việc tăng lương theo lộ trình từ ngày 1/7 vừa qua. Người lao động mừng vì lương tăng, song cũng mong muốn Nhà nước có chính sách vĩ mô đủ mạnh để “ghìm cương” giá!
Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

(LĐTĐ) Việc Quốc hội thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 sẽ tạo hành lang pháp lý để Hà Nội có mọi yếu tố phát triển nhanh, bền vững hơn.
Từ công trình 500kV mạch 3 nghĩ về tiến độ các dự án

Từ công trình 500kV mạch 3 nghĩ về tiến độ các dự án

(LĐTĐ) Trước đây, việc xây dựng dự án đường dây 500kV mạch 1 dài khoảng 1.500km chỉ mất khoảng 2 năm (hoàn thành năm 1994). Nay việc triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối dự kiến chưa đến 1 năm sẽ hoàn thành. Với các dự án khác, xét về mặt thời gian là vấn đề đáng để nghĩ suy.
Phát triển công nghiệp dược phục vụ nhân dân: Mệnh lệnh cuộc sống!

Phát triển công nghiệp dược phục vụ nhân dân: Mệnh lệnh cuộc sống!

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Luật Dược (sửa đổi), nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý. Điều này, góp phần giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh, đồng thời tiết kiệm ngoại tệ cho Nhà nước.
Tăng lương phải điều chỉnh chính sách thuế

Tăng lương phải điều chỉnh chính sách thuế

(LĐTĐ) Công chức, viên chức rất mừng khi Bộ Nội vụ loan tin từ ngày 1/7 sẽ tăng lương cơ sở lên khoảng 30% (từ mức 1,8 triệu đồng lên mức 2,34 triệu đồng/tháng). Tuy nhiên, để việc tăng lương tiến tới hiện thực hóa được mục tiêu “lương tối thiểu phải đáp ứng được các nhu cầu sống tối thiểu” đi kèm đó phải có những điều chỉnh về mặt “kỹ thuật” liên quan đến chính sách thuế.
Xứng đáng báo chí cách mạng

Xứng đáng báo chí cách mạng

(LĐTĐ) Ngày 21/6, giới báo chí cả nước long trọng kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024).
Học Bác cho bút sắc, lòng trong

Học Bác cho bút sắc, lòng trong

(LĐTĐ) Tại thời khắc đặc biệt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), những người làm báo Việt Nam thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới và cũng là Người đặt nền móng cho sự nghiệp vẻ vang báo chí nước nhà.
Tư duy mới, đột phá mới

Tư duy mới, đột phá mới

(LĐTĐ) Điều không thể phủ nhận, nếu ai đi xa đất nước hoặc Thủ đô Hà Nội, giờ có dịp quay về đều không khỏi ngỡ ngàng vì sự “thay da đổi thịt ”, tất cả đều có chung nhận định: Thay đổi khó tin. Nhưng bên cạnh niềm vui thì vẫn còn đó những trăn trở.
Xem thêm
Phiên bản di động