Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký chứng thực Luật Đất đai (sửa đổi) Kỳ vọng những “điểm mở” trong Luật Đất đai 2024 |
Ảnh minh họa |
Ghi nhận ở các miền quê, thời gian qua cũng như hiện nay bên cạnh điểm nóng về thu hồi đất, một trong những điều mà người dân “ngại nhất” chính là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (quen gọi sổ đỏ). Dù mỗi nơi áp dụng mức hạn mức (hệ số) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác nhau, nhưng có điểm chung không cấp quyền sử dụng trên phần diện tích đất ở mà họ đang sử dụng hợp pháp. Nơi quy định chỉ cấp 200m2, nơi quy định 400m2. Nói ngắn gọn, nếu nhà anh A có mảnh đất sử dụng hợp pháp do cha ông để lại có diện tích 3.000m2, thì cơ quan chức năng cũng chỉ cấp cho anh A diện tích đất sử dụng 200 - 400m2. Anh A chỉ được xây dựng trên diện tích đất đó. Còn khi muốn bán một phần diện tích đất cho người khác sẽ bị trừ vào phần diện tích đất được quyền xây dựng (hạn mức được sử dụng) hoặc phải đi làm mới sổ đỏ.
Quy định này dẫn đến nhiều câu chuyện “dở khóc, dở cười”. Vừa rồi về quê, chị Long có mảnh đất ở khoảng 600m2, nhưng nhà chị chỉ làm được sổ trong hạn mức 200m2, nên khi chị bán 100m2 thì cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trừ luôn vào hạn mức 200m2. Nghĩa là chị Long chỉ còn được “quyền sử dụng” 100m2 đất. Tương tự, nhiều gia đình muốn chia đất cho các con, song khi xây nhà để ở thì vướng khâu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên cũng không được xây. Vì hạn mức sử dụng đất chỉ được 200m2.
Từ bất cập này, một số người dân kiến nghị trong những nghị định thi hành Luật Đất đai (sửa đổi) tới đây, Chính phủ cần điều chỉnh hoặc quy định lại nội dung liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Cụ thể, hộ gia đình nào có bao nhiêu diện tích đất ở, nếu mảnh đất đó hợp pháp thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hết diện tích đó, chứ không áp dụng hạn mức sử dụng như hiện nay. Một số chuyên gia cũng cho rằng, nếu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hết phần diện tích đất ở cho người dân thì bất di bất dịch đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại điện chủ sở hữu, nên không có mâu thuẫn hay ảnh hưởng gì đến công tác quản lý Nhà nước.
Hà Lê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29