Chuyện xây trường, mở lớp
Không để quá tải tuyển sinh đầu cấp Quyết tâm bảo đảm đủ chỗ học cho học sinh |
Cả tuần nay đọc báo, có lẽ một trong những tin không chỉ khiến người viết bài này vui nhất, mà còn đông đảo người dân quận Hoàn Kiếm vui, đó là việc thành phố Hà Nội chính thức thu hồi đất tại 43F - 47C phố Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo để xây dựng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Dự án Trường Tiểu học Võ Thị Sáu được xây dựng trên khu đất rộng hơn 1.200m2.
Theo phương án kiến trúc của quận Hoàn Kiếm, trường tiểu học này có quy mô 2 tầng hầm, 5 tầng nổi và một tầng tum. Trước đó, thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, quận Hoàng Mai cũng tiến hành thu hồi đất dự án chậm triển khai để xây trường học. Đây là một trong những tín hiệu vui, để Thành phố bắt đầu triển khai đồng bộ việc xây thêm trường công, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh tại Hà Nội.
Có thể thấy, chưa khi nào mà kết cấu hạ tầng, quy mô kinh tế và quy mô dân số của Hà Nội phát triển như hiện tại. Song, bên cạnh yếu tố chủ quan là quy hoạch và quản lý quy hoạch không theo chuẩn, khiến hệ thống đô thị mọc lên quá nhiều, hệ thống trường lại quá ít, dẫn đến tình trạng thiếu trường, thiếu lớp, thì quan trọng hơn là do yếu tố khách quan: Tốc độ tăng dân số cơ học quá lớn.
Từ chỗ cách đây khoảng 20 năm, dân số Hà Nội chỉ khoảng 3 triệu, đến nay quy mô dân số đã lên khoảng 9 triệu người. Đặc biệt, các quận của Thủ đô từ vùng lõi ra phía ngoài đều phát triển với cấp số nhân, càng dẫn đến tình trạng thiếu trường nghiêm trọng. Điều này dẫn đến hệ lụy, thi, xét tuyển đầu vào các cấp của trường công khó hơn xét tuyển và thi vào đại học. Mỗi kỳ thi là cả một quá trình “siêu vất vả” với cả phụ huynh lẫn học sinh. Chỉ riêng cái quyền được học ở trường công, giờ cũng trở thành một sự phấn đấu, tranh đua cả về vật chất (học thêm), lẫn tinh thần ghê gớm.
Trong một bài bình luận trước, Lao động Thủ đô từng đề cập, với quy mô kinh tế, thu ngân sách lớn như thành phố Hà Nội, chỉ cần mỗi quận, huyện kiên quyết thu hồi một vài dự án chậm tiến độ, dự án treo, hay di dời các công sở ra ngoại thành là Thành phố dư sức chi 100 - 120 tỷ đồng để xây dựng một ngôi trường khang trang cho các cháu học sinh học.
Còn đối với giáo viên, khi Luật Thủ đô được thông qua, Hà Nội đủ thẩm quyền để chi ngân sách cho giáo dục nhiều hơn, trong đó có chi cho tăng đội ngũ giáo viên đứng lớp. Và rất vui, sau việc thu hồi dự án ở Hoàng Mai để xây trường, đến việc quận Hoàn Kiếm thu hồi 1.200 m2 “đất vàng” để xây trường… tới đây, chỉ đạo của Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ dần đi vào cuộc sống. Hy vọng trong 3 đến 5 năm tới, câu chuyện tuyển sinh đầu vào sẽ không còn nóng như hiện tại.
L.Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49