Tác động của dịch Covid-19 đối với báo chí

(LĐTĐ) Hai nguồn thu chính của các cơ quan báo chí là quảng cáo và phát hành đều suy giảm trầm trọng vì Covid-19, khiến hầu hết các báo lao đao. Nhiều tờ báo tại Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Australia, Philippines... và Việt Nam phải cắt giảm hoặc tạm ngừng việc sản xuất báo giấy.
Luôn lắng nghe ý kiến và phản ánh của báo chí để xây dựng Thủ đô phát triển
Báo chí Thủ đô trách nhiệm, sáng tạo trong tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19
Hà Nội sẽ sớm có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để giảm tác động của dịch Covid-19

“Báo chí Mỹ đối mặt với khủng hoảng ở mức độ tuyệt chủng trong dịch Covid-19” là tựa đề của tờ Guardian. Tờ báo này mô tả, Covid-19 sẽ kết liễu hàng trăm tờ báo in và đẩy ra đường hàng chục ngàn phóng viên, nhân viên. The Plain Dealer, một tờ báo hàng ngày ở Cleveland (Ohio), đã sa thải 22 nhân viên phòng tin tức, bao gồm cả phóng viên y tế.

Tờ báo Tampa Bay Times lớn nhất Florida, đã chuyển sang ấn bản in 2 lần một tuần sau khi mất 1 triệu USD quảng cáo do Covid-19. Tờ Pittsburgh Current hiện chỉ còn phiên bản online… Ông Penny Abernathy, Chủ tịch Hiệp hội Báo chí và kinh tế truyền thông kỹ thuật số tại Đại học Bắc Carolina dự đoán, hàng trăm tờ báo và trang web sẽ đóng cửa.

5507 mh2
Ảnh minh họa.

Theo BuzzFeed News, thực tế không thể chối bỏ là nhiều tờ báo, nhất là các tờ báo địa phương, sống dựa vào doanh thu quảng cáo từ doanh nghiệp, tuy nhiên, do tác động của đại dịch, rất nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa. Theo nhận định của BuzzFeed News, tác động ấy thậm chí còn khủng khiếp, tồi tệ hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008.

Cũng theo ước lượng của BuzzFeed News, trong đại dịch này, nhiều tờ báo sụt giảm khoảng 19% doanh thu. Còn theo tính toán của công ty khảo sát eMarketer, doanh thu từ quảng cáo của ngành báo chí toàn cầu sụt giảm ít nhất 3% trong thời gian đại dịch vừa qua.

Tại Australia, Cơ quan thông tấn nước này (AAP) cũng thông báo sẽ đóng cửa vào tháng 6 năm nay sau 85 năm tồn tại. Ngày 31/3, News Corp Australia thông báo 60 tờ báo in địa phương thuộc Tập đoàn sẽ ngừng phát hành từ ngày 9/4. “Việc tạm ngừng phát hành là bắt buộc bởi doanh thu quảng cáo đang lao dốc.

Nguyên nhân chính xuất phát từ việc các hoạt động bán đấu giá bất động sản, xem nhà trước khi mua, các sự kiện, hoạt động ăn uống, vui chơi đều bị đóng cửa trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Quảng cáo trên báo in được dự báo sẽ chứng kiến doanh thu giảm xuống còn 798 triệu AUD (đô la Úc) năm 2020, so với mức 1,63 tỷ AUD năm 2017”, Chủ tịch News Corp Australia Michael Miller cho biết.

Nhiều tờ báo in tại khu vực châu Á cũng phải tạm ngừng hoạt động bởi các lệnh phong toả, cách ly và hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh. Đây chính là “cú đấm” khốc liệt với các tờ báo truyền thống, vốn đang phải đối diện với nhiều khó khăn trong thời gian qua.

Tại Ấn Độ, thị trường báo in quy mô hàng đầu thế giới, nhiều toà nhà tại các thành phố lớn ngừng nhận báo giấy. Những người đưa báo không còn phương tiện công cộng để đi lại giữa các khu vực, trong khi người đọc cũng lo ngại có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với các bề mặt như báo giấy. Trong khi đó, ở Philippines, 2 công ty truyền thông quốc gia là Malaya Business Insight và Manila Standard Today đã quyết định tạm ngừng hoạt động in báo.

5546 mh1

Những tờ báo này hiện sẽ đăng tin trên website và qua nền tảng mạng xã hội, khiến doanh thu quảng cáo vốn đã “ít ỏi” lại càng sa sút. Tại Trung Quốc, Xinchao Media đã phải sa thải 500 trong số 4.500 nhân viên của mình.

Tại Việt Nam cũng vậy, gần như cả ngành báo chí đều lâm vào cảnh lao đao khi Covid-19 hoành hành. Hai nguồn thu chính của các cơ quan báo chí là quảng cáo và phát hành đều suy giảm trầm trọng, nguồn tích lũy (nếu có) đã cạn kiệt, các hình thức kinh doanh khác như tổ chức sự kiện, xuất bản đặc san… cũng không thực hiện được.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, nguồn thu chính của báo chí là từ quảng cáo và phát hành, nhưng do tác động của Covid-19 nên các nguồn này đều suy giảm. “Hơn 20.000 nhà báo, gần 45.000 người lao động của các cơ quan báo chí đang bị ảnh hưởng. Có lẽ ảnh hưởng này không kém gì ngành du lịch, giao thông trong đại dịch”, Bộ trưởng Hùng nhận định.

Tại Diễn đàn “Kinh tế báo chí - Nhìn từ đại dịch Covid -19” do báo Nhà báo & Công luận tổ chức TS Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, đại dịch này đã tạo ra một tác động tiêu cực lớn chưa từng thấy từ trước đến nay. Không chỉ đơn thuần như những lần khó khăn trước đây khi chỉ tập chung vào mặt kinh tế thì hiện nay còn nan giải ở cả vấn đề đầu vào và đầu ra, từ sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm báo chí.

Không chỉ báo in, các thể loại khác như báo hình, báo nói, báo điện tử cũng đều chịu chung tác động. Có thể kể đến như không bán được báo khiến doanh thu giảm, doanh nghiệp khó khăn dẫn đến doanh thu quảng cáo cũng mất một số lượng lớn. Tuy nhiên, các tòa soạn vẫn phải trả lương, nhuận bút cho lực lượng nhân sự tác nghiệp liên tục mỗi ngày. Đây cũng đang là bài toán nan giải của rất nhiều Tổng Biên tập các cơ quan báo chí.

Cùng nhận định, Tổng Biên tập báo Nông thôn Ngày nay Lưu Quang Định chia sẻ đơn vị của mình cũng đang chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Đây giống như “một tiếng sét đánh giữa trời quang” mà không ai có thể hình dung được. Chỉ tính riêng trong quý I/2020, doanh thu của báo đã giảm tới 30%.

Trong bối cảnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp cấp bách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trong và sau Covid-19.

Cụ thể, về hỗ trợ các cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch và khắc phục khó khăn do tác động của Covid-19, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất có gói hỗ trợ cấp bách của ngân sách trung ương năm 2020 để giao nhiệm vụ, đặt hàng cho các cơ quan báo chí tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và cơ quan báo chí tự đảm bảo một phần chi thường xuyên.

Trong đó, hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ cấp bách về tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh và tình hình khắc phục tác động tiêu cực của Covid-19, tình hình phục hồi hoạt động kinh tế - xã hội sau đại dịch; hỗ trợ các cơ quan báo chí duy trì hoạt động thường xuyên phục vụ nhiệm vụ chính trị, cung cấp thông tin thiết yếu cho xã hội.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề nghị Chính phủ cho phóng viên, lao động cơ quan báo chí trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống dịch vào diện người lao động tham gia phòng, chống dịch và được hưởng một số chế độ đặc thù theo Nghị quyết 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19.

Với các đài phát thanh, truyền hình hiện nay đang được ngân sách nhà nước cấp, Bộ đề nghị cho các đơn vị này gia hạn thời gian thực hiện tự chủ chi thường xuyên sang năm 2022, thay vì năm 2020 như quy định trong quy hoạch báo chí. Đồng thời, kiến nghị cho phép các cơ quan báo chí được sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hiện có của đơn vị để chi cho một số hoạt động phục vụ công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trong cơ quan, mua sắm trang thiết bị phục vụ tác nghiệp của phóng viên, bổ sung thu nhập đảm bảo đời sống vật chất cho cán bộ, phóng viên trong thời gian bị ảnh hưởng bởi Covid-19…

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn ngành Giao thông Hà Nội: Triển khai Tháng công nhân thiết thực, hiệu quả

Công đoàn ngành Giao thông Hà Nội: Triển khai Tháng công nhân thiết thực, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động 2024. Đáng chú ý, bên cạnh việc đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, người lao động, nhân dịp này Công đoàn ngành GTVT Hà Nội cũng tổ chức nhiều hoạt động hướng về đoàn viên, người lao động, trong đó quan tâm và triển khai mạnh công tác khám sức khỏe miễn phí cho người lao động ngành Giao thông Thủ đô.
Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Vinh tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

(LĐTĐ) Hoà 2-2 ở cả hai hiệp đấu chính và phụ, cả U23 Hàn Quốc lẫn U23 Indonesia phải đá luân lưu. Sau tận nửa tiếng đồng hồ với 11 lượt sút, U23 Indoensia đã có mặt ở bán kết.
Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

(LĐTĐ) Sau khi thị xã Bến Cát chính thức lên Thành phố, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện và 5 thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất cả nước.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và tổng kết chuyên đề Văn hóa - Thể thao năm 2023.
Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

(LĐTĐ) Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.

Tin khác

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
Luật hóa khu công nghiệp

Luật hóa khu công nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, đề xuất 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp và khu kinh tế trên phạm vi cả nước. Đây là lộ trình nhằm xây dựng luật riêng để thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
Hồi sinh những dòng sông

Hồi sinh những dòng sông

(LĐTĐ) Hà Nội vốn nổi tiếng với hệ thống ao, hồ dày đặc, và cũng “nên thơ” bởi những dòng sông. Ngoài sông Hồng (gọi hệ thống sông lớn), còn có các sông Nhuệ, Kim Ngưu, Tô Lịch... chảy uốn lượn quanh Thành phố.
Chuyện xây trường, mở lớp

Chuyện xây trường, mở lớp

(LĐTĐ) Hà Nội chuẩn bị bước sang những tháng hè, không khí bắt đầu nóng dần lên, song nếu so với không khí tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10 hệ thống công lập vẫn chưa thấm vào đâu. “Nóng” tuyển sinh đầu cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã kéo dài cả thập kỷ qua, xét cho cùng một phần cũng bởi quy mô dân số tăng quá nhanh, “tốc độ” xây mới trường chậm, thậm chí nhiều nơi không chuyển động.
Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

(LĐTĐ) Hiện nay các trường đại học, học viện, cao đẳng được thành lập nhiều, các trường cũng được mở thêm nhiều khoa, ngành học mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời cải thiện nguồn thu. Tuy nhiên, những trường chuyên về đào đạo (kỹ sư, lao động chất lượng cao….) thiên về công nghệ, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp chất bán dẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây chính là một trong những “điểm nghẽn” cần phải “khai thông” sớm, nếu chúng ta muốn đi tắt, đón đầu trong cuộc đua tăng tốc kinh tế thời 4.0.
Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

(LĐTĐ) Trước khi nghị định của Chính phủ về quy định không uống rượu, bia khi tham gia giao thông có hiệu lực, thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho hay, nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến lạm dụng bia, rượu. Song khi quy định này được thực thi nghiêm ngặt, đa số các vụ tai nạn giao thông lại do phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện trái với quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra.
Vì sao chưa thống nhất?

Vì sao chưa thống nhất?

(LĐTĐ) Theo cơ cấu hiện hành, đối với các ban (cơ quan Đảng), ủy ban (Quốc hội), bộ (cơ quan thuộc Chính phủ) được chia thành các vụ chuyên môn. Đồng thời, nhiều bộ còn có cấp tổng cục, ủy ban. Tuy vậy, hiện vẫn còn không ít cơ quan cấp tổng cục, ủy ban (thuộc bộ), nhưng vẫn duy trì cơ cấu tổ chức cấp vụ, cục. Người đứng đầu cấp vụ vẫn mang “hàm” vụ trưởng.
Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Luật Đất đai (sửa đổi) mới được thông qua mục đích nhằm sửa đổi, bổ sung một số vấn đề bất cập liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Đặc biệt, gỡ nút thắt “xung đột” liên quan đến đất đai, một trong những vấn đề nóng nhất thời gian vừa qua. Còn về phía người dân kỳ vọng, việc thông qua Luật này sẽ giúp họ không còn chạy ngược, chạy xuôi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

(LĐTĐ) Chúng ta đã đón Tết cổ truyền trong không khí chan hòa của mùa xuân mới. Thời tiết đẹp, nhà nhà, người người ai cũng cảm nhận được Tết đoàn viên, dự cảm về một năm mới tốt lành.
“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

(LĐTĐ) Năm 2023, Hà Nội - Việt Nam trở thành một trong những “tâm điểm”của truyền thông thế giới khi chứng kiến hàng loạt chuyến thăm cấp Nhà nước của nhiều nguyên thủ quốc gia; chính khách, tổ chức và lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Đồng thời, năm 2023 cũng là năm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước công du nước ngoài theo lời mời của lãnh đạo một số quốc gia, dự nhiều sự kiện quốc tế quan trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động