Sức sống mới ở làng nghề comple Vân Từ

(LĐTĐ) Được biết đến với lịch sử hàng trăm năm, làng nghề may comple Vân Từ (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) đến nay ngày càng phát triển. Nhờ áp dụng máy móc vào sản xuất, thời gian sản xuất được rút gọn, sản phẩm comple, veston của làng nghề ngày càng được biết tới nhiều hơn.
Độc đáo “làng bách nghệ” Chàng Sơn Làng nghề chủ động phòng ngừa “bà hỏa” Lắng nghe để gỡ vướng pháp lý cho doanh nghiệp

Kỳ công nghề may comple, veston

Xã Vân Từ (huyện Phú Xuyên) hiện có 10 thôn, trong đó có 2 thôn chủ lực làm nghề may comple, veston đó là thôn Từ Thuận và thôn Chung, những thôn khác trong xã cũng có nghề nhưng thường là làm thuê cho các cửa hàng lớn.

Theo các bậc cao niên trong xã, những năm đầu của thế kỷ XX, đời sống nhân dân khó khăn. Để có việc làm tốt hơn và phù hợp với xu thế xã hội, một tốp thanh niên làng Từ Thuận đã rủ nhau lên nội thành Hà Nội học nghề may comple, veston. Thời điểm đó comple, veston chủ yếu để phục vụ cho tầng lớp thượng lưu và người Pháp nên giá cả khá cao.

Sức sống mới ở làng nghề comple Vân Từ
Nghề may comple, veston tại xã Vân Từ ngày càng phát triển, mang lại thu nhập khá cho người dân làm nghề. Ảnh: Lương Hằng

Nhờ sự chăm chỉ và khéo léo của tốp thanh niên đó, họ đã thành thạo nghề và mang nghề về mảnh đất Từ Thuận rồi truyền nghề cho mọi người trong làng. Lúc đó Từ Thuận vẫn là một làng thuần nông nên nghề may comple, veston cũng rất khó phổ biến. Sau này, do chiến tranh mà làng nghề tưởng chừng như mất hẳn, chỉ còn dăm ba hộ làm thủ công tại nhà với máy móc khá thô sơ, chất lượng sản phẩm cũng không được chú trọng.

Với mong muốn giữ nghề truyền thống, khoảng năm 1992, các cụ cao niên trong xã còn giữ được nghề đã đề xuất với chính quyền xã Vân Từ cho mở hai lớp dạy nghề may comple, veston và đã thu hút được trên dưới 70 học viên trong toàn xã. Cũng từ đó nhiều người trẻ đã bén duyên với nghề. Càng về sau, số lượng các nhà làm nghề càng ngày càng nhiều và nhanh chóng lan rộng ra cả xã Vân Từ.

Cũng như các ngành, nghề khác, việc làm nên thương hiệu cũng như giữ được thương hiệu là một điều trăn trở với những người làm nghề nơi đây. Theo các chủ xưởng may tại xã Vân Từ, nghề may comple, veston Vân Từ có những đặc điểm riêng để tồn tại và phát triển, đó là vải có tới 4 lớp gồm vải, mùng, lót, bong làm cho sản phẩm dầy hơn, bền hơn không bị nhàu và phai màu.

Những năm gần đây, việc áp dụng máy móc vào sản xuất đã giúp tiết kiệm nhiều thời gian và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các công đoạn sản xuất vẫn gồm các công đoạn như: Cắt hàng, ép hàng, làm thân, làm cổ, tra tay, thùa khuy, đính cúc, là áo và đóng gói. Tuy nhiên, các công đoạn trên đều được rút gọn khi có máy móc hiện đại. Bên cạnh đó, khi có máy móc, chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao vì khi làm bằng tay, một số công đoạn như ép hàng khó có thể đạt được hiệu quả như máy.

Cũng chính từ sự khác biệt trong sản xuất comple, veston của làng nghề nên nhiều nhãn hàng thời trang lớn đã tìm tới và ký hợp đồng với các xưởng sản xuất tại đây. Không chỉ vậy, được sự tạo điều kiện của địa phương, sản phẩm của làng nghề còn được quảng bá rộng rãi tại các hội chợ, các kênh thông tin truyền thông, do đó làng nghề đã có lượng khách hàng ổn định và không ngừng phát triển.

Nhiều tiềm năng phát triển

Đến Vân Từ thời điểm hiện tại, không khó để bắt gặp những người trẻ tham gia làm nghề truyền thống. Phát huy thế mạnh, họ đã mở rộng được nhiều mối hàng, mở rộng các kênh tiêu thụ cho sản phẩm làng nghề. Cũng chính bởi vậy, hiện nay, tại xã Vân Từ đã hình thành một khu dịch vụ tập trung rất nhiều các nhà may comple, veston để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Tiếp nối nghề truyền thống của gia đình đã được 7 năm, vợ chồng chị Nguyễn Thị Bích Ngọc (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên) đã có cho mình lượng đơn hàng khá ổn định. Mặt hàng sản xuất chủ yếu của xưởng là áo vest và quần âu. Theo chị Ngọc, so với trước đây, làng nghề phát triển hơn rất nhiều. Nếu như thời bố mẹ chị làm, chủ yếu bán vào khoảng tháng 8 và thời điểm cuối năm thì nay làng nghề sản xuất quanh năm. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, xưởng sản xuất nhà chị Ngọc hiện đang có khoảng 15 công nhân làm việc tại xưởng, ngoài ra, có một số lao động nhận hàng về nhà làm.

Chia sẻ về doanh thu từ làm nghề, chị Ngọc cho hay: “Doanh thu của xưởng may không cố định vì không có đơn hàng thường xuyên. Tuy nhiên, nếu tính trung bình, dao động từ 20 tới 30 triệu đồng/tháng. Với những công nhân có tay nghề, thu nhập cũng vào khoảng trên 10 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập ổn định với khu vực nông thôn. Mọi người có thể làm việc gần nhà, không mất thời gian, công sức di chuyển, vẫn có mức thu nhập khá”. Cũng theo chị Ngọc, hiện tại, hệ thống giao thông thuận tiện nên hàng gửi đi trong nước rất dễ dàng, thuận tiện.

Là một người tâm huyết với nghề may may comple, veston anh Trần Huy Tiến - Phụ trách nguyên liệu đầu vào, kỹ thuật đo Công ty Phong Cách Tân cho rằng, nghề may comple, veston tại làng nghề có rất nhiều tiềm năng phát triển. Trong đó, yếu tố quan trọng hàng đầu chính là làng nghề có nguồn thợ tay nghề cao, tâm huyết với nghề.

Theo anh Tiến, để làng nghề được nhiều khách hàng biết tới thì công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng. Cũng chính bởi vậy, trong những chuyến công tác đi tỉnh, khi gặp khách hàng anh Tiến đều giới thiệu cặn kẽ cho họ hiểu hơn về những sản phẩm cũng như các công đoạn, điểm khác biệt khi sản xuất ra mặt hàng comple, veston truyền thống.

Bên cạnh đó, hiện nay thị trường thương mại điện tử và mạng xã hội là mảnh đất “màu mỡ” cho việc bán hàng. Do đó, các xưởng sản xuất cũng có thể phát triển các kênh này để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, để duy trì sự phát triển bền vững của làng nghề thì yếu tố chất lượng cũng phải đặt lên hàng đầu.

Lương Hằng

Nên xem

Ấn tượng màn trình diễn drone light khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

Ấn tượng màn trình diễn drone light khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

(LĐTĐ) Tối 3/6, hơn 1.600 chiếc drone light (thiết bị không người lái) đã có màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc trong đêm khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023.
Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Kết luận phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chiều 3/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Ban Chỉ đạo quốc gia thống nhất đánh giá bệnh Covid-19 đã đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của nhóm bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Bộ Công Thương làm rõ các giải pháp để cung ứng đủ điện

Bộ Công Thương làm rõ các giải pháp để cung ứng đủ điện

(LĐTĐ) Chiều 3/6, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm. Tại đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã trả lời câu hỏi dư luận đang quan tâm về giải pháp nào cung ứng đủ điện.
Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023: Cơ hội để công nhân lao động nâng cao tay nghề

Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023: Cơ hội để công nhân lao động nâng cao tay nghề

(LĐTĐ) Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023 được tổ chức nhằm tạo cơ hội để công nhân lao động (CNLĐ) trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô.
Quận Hoàng Mai: Ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”

Quận Hoàng Mai: Ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Theo thống kê năm 2022, trên địa bàn quận Hoàng Mai, thiên tai về cơ bản không gây thiệt hại nhiều đến người, tài sản của nhà nước và nhân dân. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàng Mai Đàm Tiến Thắng đề nghị, các cơ quan, đơn vị chuẩn bị tốt mọi điều kiện để luôn sẵn sàng ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”.
Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường

Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Với vai trò xung kích của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa trong việc tuyên truyền, bảo đảm trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn Thủ đô; đồng thời triển khai nhiều mô hình đạt hiệu quả, góp phần xây dựng Thủ đô sáng, xanh, sạch, đẹp.
Đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về thể chế cho thị trường bất động sản

Đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về thể chế cho thị trường bất động sản

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/6, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã làm rõ kết quả của việc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Tin khác

Trời nóng, công nhân càng “ngóng” nhà ở xã hội!

Trời nóng, công nhân càng “ngóng” nhà ở xã hội!

(LĐTĐ) Thời điểm hiện tại, Thủ đô Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng cao điểm. Đây cũng là lúc, người lao động thuê trọ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt do nắng nóng. Bày tỏ nguyện vọng của mình, người lao động cho biết, họ rất mong thành phố Hà Nội sớm triển khai xây dựng các khu nhà ở xã hội để người lao động với thu nhập thấp vẫn có thể thuê, mua để đảm bảo đời sống sinh hoạt.
Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thăm, tặng quà người bị tai nạn lao động

Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thăm, tặng quà người bị tai nạn lao động

(LĐTĐ) Nhân Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2023, mới đây, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Lê Văn Thanh dẫn đầu đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà một số người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thân nhân người bị tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cùng đi có lãnh đạo Sở LĐTBXH Hà Nội.
Thách thức với lao động làng nghề

Thách thức với lao động làng nghề

(LĐTĐ) Bên cạnh việc các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông thôn mới, thì hiện tại cũng đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức về ô nhiễm môi trường và an toàn lao động.
Ước vọng công nhân

Ước vọng công nhân

(LĐTĐ) Kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương, 48 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động 1/5 cũng là thời điểm cả nước diễn ra Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2023 cũng như diễn ra Đại hội Công đoàn các cấp… nên càng có ý nghĩa với mỗi đoàn viên, công nhân lao động. Nhân sự kiện này, Lao động Thủ đô đã lược ghi lại một số ý kiến về “ước vọng” của họ đối với đời sống, thu nhập, việc làm… cũng như kỳ vọng về tương lai Thủ đô và đất nước.
Chuyển biến tích cực trong công tác an toàn vệ sinh lao động

Chuyển biến tích cực trong công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Xác định an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác quan trọng, liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người và môi trường làm việc của người lao động, thời gian qua, các cấp, ngành, đoàn thể của thành phố Hà Nội đã phối hợp triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo đảm ATVSLĐ và phòng chống cháy nổ trên địa bàn.
Bàn giải pháp chăm lo nhà ở cho công nhân

Bàn giải pháp chăm lo nhà ở cho công nhân

(LĐTĐ) Chiều 27/4, tại Hà Nội, báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức chương trình Tọa đàm chuyên đề số 1 năm 2023 với chủ đề “Chỗ ở và nhà ở - Nhu cầu cấp bách của công nhân”.
Xây dựng đội ngũ công nhân thoát nước lành nghề, tinh nhuệ

Xây dựng đội ngũ công nhân thoát nước lành nghề, tinh nhuệ

(LĐTĐ) Bằng sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công nhân viên, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2022, từ đó đảm bảo đời sống, việc làm, thu nhập tiền lương cho người lao động.
Hà Nội: Tai nạn lao động chủ yếu là do ngã cao

Hà Nội: Tai nạn lao động chủ yếu là do ngã cao

(LĐTĐ) Các vụ tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm qua chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành Xây dựng, sản xuất lắp ráp cơ khí... Nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông, ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 1 tháng, không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc…
Rút BHXH một lần, người lao động tự tước đi quyền an sinh cơ bản

Rút BHXH một lần, người lao động tự tước đi quyền an sinh cơ bản

(LĐTĐ) Với nhiều người, số tiền rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần có thể “ra tấm, ra món” song cũng chỉ đủ trang trải trong vài tháng ngắn ngủi nhưng lại cả chặng dài gian nan khi về già.
Gia tăng thiệt hại do tai nạn lao động

Gia tăng thiệt hại do tai nạn lao động

Theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra năm 2022 là trên 14.000 tỷ đồng (tăng hơn 10.000 tỷ đồng so với năm 2021). Thiệt hại về tài sản và tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động đều tăng.
Xem thêm
Phiên bản di động