Làng nghề chủ động phòng ngừa “bà hỏa”

(LĐTĐ) Cuối năm là thời điểm nhu cầu mua bán các loại hàng hóa tăng cao, đây là cũng là thời điểm các làng nghề hoạt động hết công suất, nguy cơ cháy nổ luôn thường trực. Đặc biệt, hầu hết các hộ kinh doanh ở làng nghề hiện nay đều hoạt động với mô hình nhà ở kết hợp xưởng sản xuất.
Ngăn chặn “bà hỏa” dịp cuối năm Ngăn chặn “bà hỏa” tại các làng nghề

Sản xuất nhộn nhịp dịp cuối năm

Những năm qua, hoạt động sản xuất ở các làng nghề đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cho người dân các huyện ngoại thành Hà Nội. Thế nhưng, trước sự phát triển của các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề sản xuất mộc, tái chế phế liệu nhựa, sản xuất chăn ga, gối đệm, tái chế bông vải sợi... đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ cao, nhất là thời điểm cuối năm khi lượng sản xuất hàng hóa lớn và thời tiết hanh khô. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có hàng nghìn cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề truyền thống ở các huyện: Thường Tín, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Phú Xuyên...

Làng nghề chủ động phòng ngừa “bà hỏa”
Lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền công tác phòng chống cháy nổ tại địa phương.

Hầu hết các hộ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, xen kẽ trong các khu dân cư. Đáng nói, công tác phòng cháy, chữa cháy và những nguy cơ cháy nổ vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất cập, nhất là ở một số làng nghề mộc. Bởi tại các làng nghề mộc, trong quá trình sản xuất, một lượng lớn mùn cưa, vỏ bào, vụn gỗ được tích tụ lâu ngày, tạo thành những đống lớn, khi gặp lửa dễ bắt cháy.

Bên cạnh đó, một số hộ còn sử dụng sơn, hóa chất tạo màu cho sản phẩm kết hợp với dung môi dễ cháy nổ như xăng, cồn để pha chế. Hơn nữa, diện tích nhà xưởng chủ yếu quy mô nhỏ, dây chuyền sản xuất lạc hậu, máy móc, thiết bị dây điện không được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Các hộ sản xuất mộc nằm liền kề nhau, bởi vậy, khi xảy ra cháy nổ rất dễ cháy lan sang các hộ xung quanh. Các tuyến đường giao thông trong thôn nhỏ hẹp, các phương tiện xe cứu hỏa khó tiếp cận.

Ghi nhận tại làng nghề mộc xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất (Hà Nội), mặc dù công tác phòng cháy, chữa cháy luôn được cấp ủy, chính quyền xã chỉ đạo sát sao, song công tác phòng cháy và ý thức chấp hành quy định an toàn về phòng cháy, chữa cháy của một số hộ dân còn hạn chế. Thậm chí, nhiều hộ dân không có thiết bị, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy hoặc có nhưng để lâu, không sử dụng được.

Anh Nguyễn Văn Viên (một chủ sản xuất đồ mộc tại Chàng Sơn) cho biết: “Gần đây, nhiều xưởng gỗ trên địa bàn được đầu tư rất lớn, tuy nhiên vẫn xảy ra cháy gây thiệt hại rất lớn, nguyên nhân chủ yếu vẫn là nguy cơ chập điện. Hơn nữa, hiện nay, tại địa phương có rất nhiều gia đình làm gỗ tự phát, nhỏ, lẻ; cháy xưởng lại có thể lan ra nhiều xưởng khác. Dịp cuối năm, các hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra nhộn nhịp hơn khiến nguy cơ cháy nổ cũng cao hơn”.

Anh Đỗ Văn Tuấn (Bí thư Chi bộ thôn 3, xã Chàng Sơn) cũng nhận định, hiện nay nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề là khá cao, nhất là dịp cuối năm: “Tại thôn 3 hiện nay có hơn 700 hộ thì có đến hơn 400 hộ làm nghề mộc. Không chỉ đẩy mạnh tuyên truyền, hằng năm, Ủy ban nhân dân xã tổ chức tập huấn, ký cam kết về công tác phòng cháy, chữa cháy cho các hộ sản xuất kinh doanh. Đồng thời, các lực lượng chức năng cũng thường xuyên chỉ đạo các thôn thường xuyên rà soát, nắm bắt thông tin, tình hình để chủ động có biện pháp phòng cháy, chữa cháy”.

Chủ động phòng ngừa từ cơ sở

Có thể thấy, hiện nay, tại các làng nghề, công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy luôn được lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Công an phối hợp với chính quyền các địa phương chú trọng kiểm tra tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Phối hợp với các địa phương mở nhiều lớp tuyên truyền, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề.

Làng nghề chủ động phòng ngừa “bà hỏa”
Cơ sở sản xuất của ông Nguyễn Văn Trúc luôn chủ động các biện pháp phòng, chống cháy nổ. Ảnh: Kim Tiến

Là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống, tại huyện Thường Tín, các cơ quan chức năng cũng như người dân luôn nhận thức rõ vai trò công tác phòng cháy, chữa cháy và những nguy cơ tiềm ẩn cháy, nổ cao ở các làng nghề. Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy… luôn tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phòng cháy, chữa cháy, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy cho từng khu vực làng nghề. Chủ động tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là các hộ sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng cháy, chữa cháy; tổ chức ký cam kết không vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy tới các hộ sản xuất.

Đơn cử, tại huyện Thường Tín, ông Nguyễn Văn Trúc - chủ cơ sở sản xuất gỗ Nhân Hiền (xã Nhân Hiền, huyện Thường Tín), chia sẻ, tại cơ sở sản xuất, nguyên liệu sử dụng để sản xuất cũng là nguyên liệu dễ cháy, tuy nhiên độ bắt lửa lại thấp, không cao như bông, vải. “Tại cơ sở sản xuất, chúng tôi đã có ý thức phòng cháy từ lâu. Theo đó, tôi đã mua bình, bột để những nơi dễ nhận biết, dễ lấy, nếu có xảy ra cháy nổ thì có thể sẵn sàng sử dụng. Rút kinh nghiệm từ những vụ cháy từng xảy ra trên địa bàn xã những năm trước, tôi luôn nhắc nhở các lao động sau khi hết giờ làm việc phải ngắt cầu giao trước khi đóng cửa ra về. Hằng năm, kiểm tra hệ thống đường dây điện; quy định nhắc nhở mọi người khi vào xưởng không được sử dụng thuốc lá hoặc đem vật dụng dễ gây cháy nổ vào xưởng”, ông Trúc nhấn mạnh.

Công tác phòng cháy, chữa cháy nói chung và công tác phòng cháy, chữa cháy ở các làng nghề nói riêng không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền các cấp, mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân. Do đó, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm để bảo đảm tài sản, tính mạng của gia đình, xã hội. Việc đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các làng nghề dịp cuối năm còn góp phần đảm bảo cho người dân đón Tết an toàn; giữ gìn an ninh trật tự và phát triển kinh tế, xã hội./.

An toàn phòng chống cháy nổ tại các làng nghề đang là vấn đề đáng quan tâm. Việc nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy không chỉ bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân mà còn bảo đảm an toàn, an ninh, phát triển làng nghề, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.

Tin khác

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì cho biết vừa triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh, thiếu niên có hành vi gây rối trật tự trên địa bàn. Nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14-19, mang hung khí là tuýp sắt hàn dao phóng lợn di chuyển với tốc độ cao, hò hét gây khiếp sợ cho người dân...
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

(LĐTĐ) Vụ hỏa hoạn tại nhà dân ở số 43, tổ 12 Thạch Bàn, quận Long Biên. Xác định có 2 nạn nhân mắc tại vị trí tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà, lực lượng chức năng đã nhanh chóng triển khai phương án cứu nạn; trong thời gian ngắn 2 nạn nhân đã được đưa đến nơi an toàn.
Điều tra nguyên nhân vụ cháy kho hàng đồ chơi ở Định Công

Điều tra nguyên nhân vụ cháy kho hàng đồ chơi ở Định Công

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra trong đêm 18/11 tại kho, xưởng thuộc Công ty CP Dịch vụ vận tải Đường Sắt (ngõ 115 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Cháy ngùn ngụt trong đêm tại kho hàng ở ngõ 115, phố Định Công

Cháy ngùn ngụt trong đêm tại kho hàng ở ngõ 115, phố Định Công

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại một kho hàng nằm ở cuối ngõ 115, phố Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Thông tin ban đầu, kho hàng này chứa rất nhiều loại hàng hóa, trong đó có cả đồ chơi trẻ em (nhà bóng, nhựa...). Sau đó, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang một số xưởng xung quanh.
Cháy lớn tại xưởng in bao bì ở Đông La, Hoài Đức

Cháy lớn tại xưởng in bao bì ở Đông La, Hoài Đức

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra vào chiều 15/11, tại xưởng in bao bì Công ty TNHH bao bì Việt Thắng (xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội). Đám cháy làm sập hoàn toàn nhà xưởng khoảng 600m2. Đáng nói, cơ sở này đã bị Công an huyện Hoài Đức ra Quyết định đình chỉ hoạt động từ tháng 11/2021, do vi phạm chưa thẩm duyệt nghiệm thu đã đưa vào hoạt động.
Quận Đống Đa: Chú trọng tuyên truyền công tác chữa cháy tại trường học

Quận Đống Đa: Chú trọng tuyên truyền công tác chữa cháy tại trường học

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã tổ chức các buổi tuyên truyền, tải nghiệm, thực hành chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, các em học sinh tại các trường học trên địa bàn quận.
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 2h30 ngày 4/11, tại nhà số 3H1, ngõ 20 phố trần Kim Xuyến, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhận thấy có 2 người mắc kẹt trong đám cháy, lực lượng chức năng đã nhanh chóng tiếp cận các hướng để tìm kiếm cứu nạn và đã đưa nạn nhân ra ngoài an toàn.
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?

Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?

(LĐTĐ) Thông tư 55/2024/TT-BCA quy định, từ 16/12/2024, lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy (PCCC) phải tập huấn. Nội dung này sửa đổi Thông tư 88/2021/TT-BCA, bổ sung đối tượng được dự kiến phân công công tác PCCC cũng phải tập huấn.
Đưa robot vào diễn tập chữa cháy tại chung cư HH1 Linh Đàm

Đưa robot vào diễn tập chữa cháy tại chung cư HH1 Linh Đàm

(LĐTĐ) Chiếc xe máy điện đang cắm sạc bất ngờ bốc cháy và nhanh chóng cháy lan ra nhiều xe bên cạnh, khiến cho bình xăng một số xe phát nổ làm cháy đường dây cấp điện nguồn, gây mất điện toàn bộ tòa nhà. Đám cháy tỏa ra nhiệt lượng lớn kèm theo đó là khói, khí độc bao phủ toàn bộ tầng hầm và lan lên các tầng trên, gây hoảng loạn cho người dân đang sinh sống tại chung cư HH1 Linh Đàm...
Xem thêm
Phiên bản di động