Sự hy sinh thầm lặng của nữ bác sĩ chuyên ngành sơ sinh

(LĐTĐ) “Nghề y vất vả, đòi hỏi sự hy sinh, nhưng riêng với chuyên ngành Sơ sinh lại đặc thù hơn cả. Không chỉ theo dõi từng nhịp thở, nhịp tim trên máy móc mà chúng tôi còn phải liên tục “lượn” quanh các con, thậm chí kê ghế ngồi cạnh lồng kính, quan sát từng cái cựa mình, gồng bụng hay tình trạng nôn trớ... để biết con bị làm sao còn kịp thời điều chỉnh. 24/24 giờ đều giờ như thế” - bác sĩ Nga chia sẻ.
su hy sinh tham lang cua nu bac si chuyen nganh so sinh Nuôi thành công con của chiến sĩ hải quân Trường Sa sinh non 27 tuần
su hy sinh tham lang cua nu bac si chuyen nganh so sinh Lễ khởi động và ký kết dự án Oscar: Phòng chống bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
su hy sinh tham lang cua nu bac si chuyen nganh so sinh Huggies ra mắt dòng tã siêu cao cấp Huggies Platinum

Miệt mài ngày đêm giành giật sự sống cho những trẻ sơ sinh không may mắc bệnh đó là bác sĩ Vũ Thị Thu Nga, Trưởng Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội).

Sinh ra và lớn lên tại Thái Nguyên, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, bác sĩ Nga thi đỗ vào ngành Y. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa cùng bằng chuyên khoa sơ bộ về nhi khoa, bác sĩ Nga về công tác tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.

su hy sinh tham lang cua nu bac si chuyen nganh so sinh
Bác sĩ Vũ Thị Thu Nga, Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tận tình chăm sóc trẻ sơ sinh. (Ảnh: Trang Thu).

Trong quá trình công tác, bác sĩ Nga không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn và hoàn thành khóa học Cao học nhi khoa, rồi sau đó là khóa đào tạo bác sĩ chuyên khoa II chuyên ngành Nhi - Sơ sinh tại Trường Đại học Y Hà Nội. Sau khi học xong, bác sĩ Nga được lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tin tưởng giao phó việc mở rộng và phát triển Đơn nguyên sơ sinh.

Theo lời bác sĩ Nga chia sẻ: Thời gian đầu, nhân lực không đủ nên chúng tôi chỉ dám nhận khám cho 50% trẻ được sinh ra tại Bệnh viện, đó là những trẻ có nguy cơ mắc bệnh và những trẻ đẻ mổ. Sau 2 năm, Đơn nguyên sơ sinh dần lớn mạnh và Bệnh viện đã mạnh dạn tách riêng thành Khoa Sơ sinh.

Đến nay, sau 5 năm thành lập, Khoa Sơ sinh đã khám cho 100% trẻ sinh ra tại đây với nhiều bệnh lý như: Suy hô hấp nặng phải thở máy, nhiễm khuẩn sơ sinh, nhiễm khuẩn huyết, vàng da… Thậm chí, tại đây đã nuôi được những trẻ đẻ non, có cân nặng chỉ từ 1,3kg. Đặc biệt, Khoa còn khám sàng lọc phát hiện bệnh lý sau sinh cho trẻ như: Đo thính lực, siêu âm tim sàng lọc dị tật bẩm sinh của tim, sàng lọc lấy máu gót chân xác định các bệnh về rối loạn chuyển hóa…

Chia sẻ về những đặc thù của nghề, bác sĩ Nga cho biết: Chăm sóc, điều trị các trẻ sơ sinh mắc bệnh hay sinh non là một cuộc chiến thầm lặng đòi hỏi sự cố gắng, kiên nhẫn, bền bỉ của các bác sĩ, điều dưỡng. Cùng lúc, các y, bác sĩ phải theo dõi, chăm sóc, lắng nghe sự sống của hàng trăm đứa trẻ, trong đó có những trẻ sinh non, nhẹ cân với nhiều bệnh lý hiểm nghèo.

“Có đêm, dù không phải ca trực nhưng đến 3h sáng, một bé sơ sinh diễn biến nặng, các bác sĩ lại gọi tôi vào bệnh viện để hỗ trợ. Dù trời mưa như trút nước nhưng tôi vẫn cố lao nhanh đến Bệnh viện. Bởi lẽ, tôi lo lắng nếu tôi chỉ chậm trong phút chốc, sợ rằng tính mạng bệnh nhi sẽ nguy kịch”, bác sĩ Nga chia sẻ.

Không chỉ tận tâm, hết lòng với công việc, mà suốt nhiều năm nay bác sĩ Nga còn hết lòng chăm sóc người chồng đang mắc bệnh hiểm nghèo. Chăm chồng suy thận đến nay là năm thứ 10, nhưng bác sĩ Nga vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan và nghị lực phi thường khiến nhiều người nể phục.

Chia sẻ về hoàn cảnh gia đình, bác sĩ Nga cho biết: "Khi chồng tôi phát hiện bị bệnh cũng là lúc bệnh suy thận đã bước sang giai đoạn nặng. Sau 5 năm điều trị, cuối cùng chồng tôi phải chạy thận nhân tạo. Tháng 12 năm 2018, chồng tôi được ghép thận để duy trì sự sống. Sau ca ghép thận, sức khỏe của chồng tôi tiến triển rất tốt. Tuy nhiên, 10 tháng sau khi được ghép thận, chồng tôi bị nhiễm bệnh viêm phổi và phải nằm điều trị tại bệnh viện 3 tháng liền. Cuộc chiến của chúng tôi với bệnh tật lại tiếp tục bắt đầu", bác sĩ Nga tâm sự.

Nói về người đồng nghiệp cũng là người thầy dìu dắt mình trong công việc, Điều dưỡng trưởng của Khoa Sơ sinh Phan Thị Loan cho biết, dù cuộc sống vất vả nhưng chị Nga luôn là người tận tâm, có trách nhiệm với công việc. Những ngày chăm chồng sốt cao trong bệnh viện, dù cả đêm không ngủ nhưng sáng sớm hôm sau, mọi người vẫn thấy chị đến các lồng ấp, kiểm tra sức khỏe của từng trẻ sơ sinh.

Thậm chí, dù rất bận rộn nhưng chị vẫn cố gắng dành quỹ thời gian ít ỏi còn lại để “cầm tay chỉ việc” truyền đạt kiến thức cho những cán bộ trẻ tại khoa. Đặc biệt, từ tháng 5/2018 đến nay, tại Khoa Sơ sinh có 4 trẻ bị mẹ bỏ rơi. Cùng với các nhân viên y tế nơi đây, chị Nga kiêm thêm nhiệm vụ làm “mẹ” của các bé trong khoảng thời gian các cháu bị bỏ rơi ở Bệnh viện

Sau khi tìm được người thân cho các bé, bác sĩ Nga đã khuyên nhủ mẹ các bé vượt qua khó khăn, quay trở lại Bệnh viện đón con. Vừa là một bác sĩ, lại là một người mẹ, chị hiểu hơn ai hết trẻ sơ sinh rất cần bàn tay ấm áp, tình yêu thương của người thân để phát triển cả về thể chất và tinh thần.

“Làm việc tại Khoa Sơ sinh, chúng tôi luôn lấy sức khỏe, tiếng cười của các bé là niềm vui, động lực để cố gắng mỗi ngày. Khi các bé khỏe mạnh, được xuất viện trở về với vòng tay của mẹ chính là một phần thưởng vô giá với chúng tôi”, bác sĩ Nga tâm sự.

Năm 2018, bác sĩ Vũ Thị Thu Nga vinh dự được nhận danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cấp Thành phố. Thế nhưng, với người bác sĩ giản dị ấy, làm việc thiện không phải để khẳng định mình hay để nổi bật hơn người khác mà chỉ đơn giản là được mở rộng vòng tay giúp đỡ bệnh nhân nghèo, hay những trẻ em bị bỏ rơi... đúng với lời Bác dạy "Lương y phải như từ mẫu".

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

(LĐTĐ) Sáng 28/3, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh Pôn đã diễn ra hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

(LĐTĐ) “Với sức khỏe răng miệng, vấn đề về thẩm mỹ được “xếp hạng” sau. Bởi vì, khi có các ổ viêm, nhiễm trùng trong khoang miệng, thì đó là nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe toàn thân, nguy cơ của các bệnh khác như: Viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, viêm khớp…”, đó là chia sẻ của GS.TS Trịnh Đình Hải - Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

(LĐTĐ) Việt Nam đã có Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, song do các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ khiến thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) vẫn được lưu hành và bày bán công khai. Đáng nói, loại thuốc lá thế hệ mới lại đang “hút hồn” giới trẻ, trong khi mức độ “nguy hiểm” ra sao chỉ mới dừng lại cấp độ cảnh báo chứ chưa có số liệu cụ thể về độ độc hại.
Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

(LĐTĐ) Phát hiện có sự tấn công vào trang web là do ghi nhận bất thường khi lượt truy cập cao hơn rất nhiều so với bình thường - khoảng 5 triệu lượt.
Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”. Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đầu năm 2024 đang có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là một số bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, cúm A(H5N1).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được ban hành trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của Luật BHYT; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT và được sự thống nhất của Bộ Y tế.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 25/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.
Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

(LĐTĐ) Hiện tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam tốc độ giảm chậm trong khi kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống còn thấp, bởi vậy, căn bệnh nguy hiểm này luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Để đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, thì việc sàng lọc lao chủ động ở những nhóm nguy cơ cao và kiểm soát lao gắn với y tế cơ sở đang được kỳ vọng trở thành đột phá trong việc điều trị và quản lý bệnh lao trong cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động