Sử dụng phương tiện công cộng: Đột phá gỡ điểm nghẽn ùn tắc giao thông

(LĐTĐ) Hà Nội là đô thị đặc biệt, đầu mối giao thông quan trọng của Quốc gia, đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng Thủ đô. Tuy nhiên, trong sự phát triển chung, hệ thống giao thông của Hà Nội vẫn bộc lộ nhiều bất cập, trong đó vấn nạn ùn tắc giao thông khu vực nội đô là nan giải hơn cả. Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, để gỡ rối cho tình trạng trên thì phát triển giao thông công cộng chính là “chìa khóa”, trong đó vai trò “xương sống” của đường sắt đô thị cần được đặt ở vị trí cao hơn.
Hà Nội giảm nhiều điểm ùn tắc giao thông Tổ chức phân luồng, không để ùn tắc giao thông kéo dài dịp lễ 30/4 - 1/5 Hà Nội: Mưa lớn khiến nhiều tuyến phố ngập cục bộ gây ùn tắc giao thông

Bất cập của giao thông Thủ đô

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, hệ thống hạ tầng của Thủ đô có xu hướng quá tải. Theo đó, Hà Nội có khoảng 7,9 triệu phương tiện (trong đó, 1,1 triệu xe ô tô, 6,6 triệu xe máy và 0,2 triệu xe điện). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019 - 2022 là trên 10%/năm đối với ô tô, trên 3%/năm đối với xe máy.

Sử dụng phương tiện công cộng: Đột phá gỡ điểm nghẽn ùn tắc giao thông
Ùn tắc giao thông tại Thủ đô nếu không sớm có thêm các giải pháp sẽ ngày càng trở nên nan giải. Ảnh: Đinh Luyện

Việc quá tải về giao thông tại Hà Nội ngoài số lượng phương tiện tăng cao còn được thể hiện qua các con số như: Cầu Thanh Trì hiện có 122.606 xe/ngày đêm, gấp 8,1 lần lưu lượng thiết kế. Các tuyến đường Tố Hữu, Hoàng Quốc Việt, Huỳnh Thúc Kháng... vào giờ cao điểm, lưu lượng phương tiện cũng vượt khoảng 1,8 lần so với lưu lượng thiết kế. Nút Ngã Tư Sở lưu lượng tối đa 3.000 phương tiện/giờ nhưng hiện đã lên đến 8.000 phương tiện/giờ nên thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm…

Đáng chú ý, hiện tỉ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất đô thị chỉ đạt khoảng 10,3% (yêu cầu của quy hoạch thì con số này phải đạt từ 20 - 26%), tỉ lệ tăng bình quân hàng năm mới đạt 0,26 - 0,3%/năm, quỹ đất dành cho giao thông tĩnh đạt dưới 1%. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên và cơ học giai đoạn 2011 - 2020 là khoảng 2,48%/năm.

Tại các quận “lõi” của Thủ đô, việc hạ tầng quá tải còn kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó nghiêm trọng hơn cả là những bất cập khi thiếu điểm trông giữ phương tiện. Bà Trần Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Thanh Xuân cho biết, quận đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, toàn quận có 108 tòa nhà chung cư đã đưa vào sử dụng. Trên địa bàn quận có 68 tuyến phố có tên, hơn 900 tuyến ngõ, ngách đường giao thông đã cơ bản được nhựa hoá và bê tông hoá; quận cũng có các tuyến đường trục chính xuyên tâm, như: Nguyễn Trãi (có tuyến đường sắt đô thị trên cao); Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển, Trường Chinh (có đường cầu vượt trên cao), Lê Văn Lương, Lê Trọng Tấn (tuyến phố kiểu mẫu đầu tiên của Thành phố), Ngụy Như Kon Tum, Lê Văn Thiêm, Vũ Trọng Phụng; 2 hầm chui Nguyễn Trãi và Tố Hữu - Lê Văn Lương…

Theo bà Trần Thị Thu Hà, tốc độ đô thị hóa nhanh, tỉ lệ người dân sử dụng phương tiện vận tải công cộng thấp, chủ yếu sử dụng phương tiện giao thông cá nhân dẫn đến quá tải hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố nói chung và địa bàn quận Thanh Xuân nói riêng. Dễ thấy, trên địa bàn quận, đa phần các tuyến phố vỉa hè còn nhỏ hẹp (dưới 3m) và đặc biệt 17 tuyến phố hầu như không có vỉa hè nên khó khăn cho việc sắp xếp nơi để phương tiện.

Trên góc độ quy hoạch, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhận định, hiện mạng lưới giao thông tại Hà Nội chưa phát triển tương ứng với phát triển đô thị. Với gia tăng dân số, với vai trò Thủ đô, động lực phát triển vùng… thì hiện tỉ lệ đất dành cho giao thông, đặc biệt là với hệ thống đường bộ và giao thông tĩnh còn thấp. Cùng đó, vận tải hành khách công cộng chưa thu hút người dân và đòi hỏi phải có nhiều mô hình đa dạng, liên kết đồng bộ và cơ chế chính sách thuận lợi hơn mới có thể tăng số lượng hành khách sử dụng, từ đó kéo giảm việc người dân sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.

Đẩy mạnh giao thông công cộng

Thực tế, thời gian qua, với lĩnh vực giao thông vận tải, Hà Nội đặc biệt coi trọng và xem đây là điều kiện tiên quyết để mở rộng không gian phát triển Thủ đô. Cụ thể, Thành ủy Hà Nội khóa XVI đã ban hành Chương trình số 06-CTr/TU về “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh và hiện đại”. Trong đó, có mục tiêu rõ ràng, quyết liệt đối với lĩnh vực giao thông vận tải và hạ tầng kỹ thuật đô thị. Kế thừa nội dung về phát triển đô thị của Chương trình số 06-CTr/TU, tại kỳ họp khóa XVII, Thành ủy đã ban hành Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025” xác định mục tiêu phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại.

HĐND Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành các Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND về Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 về việc ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải.

Ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), cho biết, ngày 2/9, tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông vận chuyển 55.980 hành khách - mức cao nhất kể từ khi đưa vào vận hành. Với lượng hành khách tham gia sử dụng ngày một tăng cao, đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã và đang từng bước hình thành văn hóa tham gia giao thông công cộng, góp phần kéo giảm ùn tắc cho Thủ đô.

Riêng trong năm 2023, Ban Đô thị HĐND Thành phố cũng đã thẩm tra, trình HĐND Thành phố chấp thuận và điều chỉnh chủ trương 54 dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng, chỉnh trang các tuyến đường, hạ tầng kỹ thuật đô thị, dự án đường sắt đô thị, dự kiến kỳ họp thứ 13 HĐND Thành phố vào cuối tháng 9 này là 18 dự án… Có thể thấy Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố và các sở ngành, các cấp chính quyền đang dành nhiều nỗ lực cho việc phát triển hệ thống giao thông đô thị, công tác tổ chức giao thông, công tác quản lý giao thông trên địa bàn Thành phố, từng bước giải quyết những tồn tại, bức xúc về giao thông trên địa bàn Thành phố.

Trở lại với câu chuyện ùn tắc giao thông của Thủ đô, nhiều chuyên gia cho rằng, để giảm thiểu ùn tắc, ngoài đồng bộ các giải pháp phát triển hạ tầng thì không có cách nào khác ngoài phát triển giao thông công cộng. Trong đó, đẩy mạnh phát triển đường sắt đô thị. Ông Đỗ Xuân Trường, Phó Giám đốc Trung tâm 3, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội chia sẻ, đô thị trung tâm Hà Nội có đặc thù là dạng lưới, đường cấp đô thị gồm các tuyến đường hướng tâm và vành đai. Bởi vậy, hệ thống đường sắt đô thị phải là “xương sống” của giao thông công cộng Hà Nội với yêu cầu đáp ứng trên 50% nhu cầu đi lại của người dân. Đây cũng là cơ sở để tổ chức giao thông.

Ông Đỗ Xuân Trường cũng hiến kế, để giao thông Thủ đô lưu thoát thì cần tổ chức đô thị theo hướng đa cực, đa trung tâm, tránh dồn dòng giao thông lưu lượng lớn về một phía và phát triển hệ thống đường sắt đô thị theo hướng hành lang có lưu lượng giao thông lớn.

Đồng quan điểm về vấn đề này, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, để “gỡ khó” cho giao thông Thủ đô, bên cạnh việc xây dựng đồng bộ hệ thống văn bản pháp quy thì cần có các cơ chế để phát triển giao thông đi trước, sau đó là kịp thời ban hành các văn bản dưới Luật. Riêng với Thủ đô Hà Nội đang sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô đến 2045 tầm nhìn 2065, lập quy hoạch Thủ đô đến 2030 tầm nhìn đến 2050 là thời điểm thích hợp để tập trung nguồn lực, trí tuệ, xác định các định hướng, cơ chế tạo đột phá cho giao thông.

Ngoài ra, Hà Nội cần đẩy mạnh nghiên cứu, thể chế hóa các mô hình phát triển giao thông như khai thác không gian ngầm, phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng. Ưu tiên, tạo nguồn lực để phát triển các mô hình giao thông hiện đại từ ngân sách, từ xã hội hóa…

Trên góc độ cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông, ông Đỗ Việt Hải, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho rằng, cần rà soát đánh giá quy hoạch chung của Thủ đô trong thời gian tới để tạo tiền đề cho các dự án chiến lược, căn cơ trong phát triển giao thông đô thị. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng xác định, muốn giải quyết bài toán phát triển giao thông đô thị cần căn cứ trên sự phát triển kinh tế - xã hội; Đặc biệt quan tâm phát triển đường sắt đô thị, đặt mục tiêu phát triển đồng bộ về công nghệ.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Xem thêm
Phiên bản di động