Sẵn sàng tiếp nhận du học sinh về nước học tập
Tọa đàm có sự tham gia của: PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo); GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Phó trưởng Ban đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Bách khoa Hà Nội; PGS.TS Vũ Thu Hiền - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Đại học Ngoại thương.
Tọa đàm "Sẵn sàng tiếp nhận du học sinh về nước học tập" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức. |
Được biết, tình trạng lây lan và tỉ lệ tử vong của đại dịch Covid-19 tại nhiều nước tăng cao, cùng với đó một số nước tạm thời không tiếp nhận học sinh nước ngoài… đã khiến nhiều du học sinh Việt Nam mong muốn được trở về nước để học tập.
Thực hiện Thông báo kết luận số 238/TB-VPCP ngày 12/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành, để hỗ trợ các du học sinh và sinh viên quốc tế có nguyện vọng được học tiếp tại Việt Nam, ngày 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 2582/BGDĐT-GDĐH gửi các cơ sở giáo dục đại học về việc tiếp nhận du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế không tiếp tục học tập ở nước ngoài do dịch Covid-19. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các cơ sở giáo dục đại học xem xét, tiếp nhận các du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế có nhu cầu, có đủ điều kiện tiếp tục học tập vào các chương trình đào tạo quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh, các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Trao đổi cụ thể hơn về nội dung này tại buổi tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy (quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, dù du học sinh đã được tuyển đầu vào đại học ở nước ngoài nhưng khi về Việt Nam học vẫn phải đáp ứng yêu cầu đầu vào không thấp hơn điều kiện trúng tuyển chương trình đào tạo tương ứng của trường xin chuyển đến. Bên cạnh đó, các trường đại học của Việt Nam cũng cần căn cứ vào chuẩn đầu ra, nội dung và yêu cầu của chương trình đào tạo tại trường và số tín chỉ, nội dung học tập, kết quả học tập mà người học đã tích lũy trong thời gian học ở cơ sở giáo dục nước ngoài để xem xét miễn giảm tín chỉ, học phần cho người học theo các quy định hiện hành...
Thủ tục khi cho du học sinh quay trở lại nước học tập đã ghi rất rõ trong thông tư 10/2014/TT-BGDĐT ban hành quy chế quản lý công dân Việt Nam học tập ở nước ngoài, tại điều 10, khoản 3. Du học sinh có thể căn cứ theo thông tư này để làm thủ tục.
Đại diện trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Ngoại Thương khẳng định đã ở tâm thế sẵn sàng với tình huống tiếp nhận, hỗ trợ để du học sinh Việt Nam không bị gián đoạn học tập.
Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền (Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Bách khoa Hà Nội), tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội có 12 chương trình dạy bằng tiếng Anh cho các ngành mũi nhọn về khoa học công nghệ và 10 chương trình liên kết quốc tế với 4 ngoại ngữ giảng dạy là Anh, Pháp, Đức, Nhật.
Trường đã công bố các yêu cầu tiếp nhận du học sinh Việt Nam cũng như sinh viên quốc tế có nhu cầu chuyển trường đại học ở nước ngoài về học tại Việt Nam. Theo đó, trường sẽ căn cứ vào chương trình học tập và kết quả học tập của sinh viên ở nước ngoài để xem xét miễn và công nhận tín chỉ cho sinh viên theo quy chế đào tạo.
Ngoài ra, các du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế có thể đăng ký học tập một số học phần theo nguyện vọng. Khi kết thúc học phần, sinh viên sẽ được nhà trường cấp chứng nhận hoàn thành học phần kèm theo kết quả học tập.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo (Phó trưởng Ban đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng cho biết, Đại học Quốc gia Hà Nội đã yêu cầu các trường thành viên, các khoa trực thuộc xây dựng chương trình học chi tiết hơn, đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công bố khung chương trình, từng loại hình đào tạo, hướng dẫn chi tiết chỉ tiêu bao nhiêu, đào tạo ngôn ngữ gì, điều kiện chương trình đào tạo để học viên nắm rõ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36