Khai thác tối đa thị trường nội địa để kích cầu tiêu dùng

(LĐTĐ) Sau dịch Covid-19, thị trường trong nước đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng thị trường này, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm, khai thác tối đa tiềm năng sẵn có từ thị trường này, từ đó xây dựng mạng lưới phân phối, tiêu thụ bền vững.
Phát triển thị trường nội địa: Phải lấy cung làm chủ đạo
Sau dịch, cơ hội để chúng ta vững bước phát triển thị trường nội địa
Tiêu thụ thịt lợn trông vào thị trường nội địa

Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2020 (tháng thứ 2), nền kinh tế ở trạng thái “bình thường mới”, đạt 431.000 tỷ đồng, tăng 6,2% so với tháng 5 và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 928,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.380,8 nghìn tỷ đồng, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.

tang cuong ket noi tieu thu trai cay nong san cac tinh tai ha noi 1
Hà Nội tăng cường kết nối, tiêu thụ trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố

Lý giải nguyên nhân khiến doanh thu bán lẻ tăng mạnh thời gian qua, theo các chuyên gia kinh tế, một phần là bởi nguồn cung hàng hóa dồi dào, các siêu thị, trung tâm thương mại bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, không có biến động về giá, người dân có xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng theo hình thức mua sắm trực tuyến...Các chuyên gia cũng cho rằng, để lấy thị trường nội địa làm “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 gây ra, bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan quản lý, đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp phải đẩy mạnh liên kết để có sản phẩm tốt, giá cạnh tranh, dịch vụ sau bán hàng tốt hơn… qua đó thu hút người tiêu dùng.

Thực tế cho thấy, thị trường nội địa được nhận định là mảnh đất màu mỡ cho doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nhiều hoạt động kết nối cung cầu đã được nhiều doanh nghiệp triển khai. Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Retail Nguyễn Thị Phương cho biết: Thời gian qua, hàng loạt các hoạt động kết nối nông đặc sản đã được tổ chức tại chuỗi siêu thị Big C của Tập đoàn Central Retail. Nhờ đó, hệ thống siêu thị Big C kết nối được nhiều nhà cung cấp mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua sắm hàng hóa đặc sản vùng miền ngày càng tăng cao của người tiêu dùng. Mặt khác, tạo cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã kết nối với Big C đưa các sản phẩm nông sản địa phương vào bày bán tại hệ thống siêu thị của Big C lâu dài và ổn định.

Đồng tình với ý kiến của bà Nguyễn Thị Phương, ông Vũ Thanh Sơn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cũng cho biết: Thời gian qua Hapro đã tổ chức nhiều chương trình liên kết, đưa các đặc sản vùng miền vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapromart - Haprofood - Intimex. Việc triển khai hệ thống phân phối, liên kết chuỗi với các nhà cung ứng sẽ tạo được thị trường ổn định, người dân bán được sản phẩm và người tiêu dùng mua được sản phẩm tốt, giá hợp lý, giảm bớt áp lực về tiêu thụ nông sản xuất khẩu khi dịch bệnh diễn biến phức tạp...

Nhằm kết nối cung cầu, hỗ trợ các doanh nghiệp sau khi bỏ giãn cách xã hội, thời gian qua Sở Công Thương Hà Nội đã liên tục tổ chức các tuần hàng nông sản của các địa phương, qua đó đã kết nối được các nhà sản xuất, phân phối lại với nhau, đặc biệt là giới thiệu bán sản phẩm của các địa phương tới người dân Hà Nội. Điều đó cho thấy, thị trường nội địa không chỉ là giải pháp giúp doanh nghiệp đứng vững trong khó khăn sau dịch Covid-19, mà còn giúp nâng cao giá trị sản phẩm, giành được lòng tin từ các "thượng đế", nắm được lợi thế cạnh tranh với các mặt hàng ngoại nhập.

Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này cần cơ quan quản lý đưa ra các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hệ thống phân phối, điều chỉnh mô hình kinh doanh trong bối cảnh môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi.

Cùng với sự hỗ trợ về mọi mặt của Nhà nước, bộ ngành và các địa phương, theo các chuyên gia kinh tế thì doanh nghiệp bán hàng trực tiếp và bán hàng online đều phải làm tốt công tác xây dựng thương hiệu hàng hóa, thương hiệu bán lẻ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng; liên kết hợp tác sản xuất kinh doanh; từ đó tiến tới hình thành các tập đoàn sản xuất kinh doanh lớn, đủ sức dẫn dắt thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài ngay ở thị trường nội địa.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.

Tin khác

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 của Hà Nội ước đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với quý trước, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đạt 408,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 5 và tăng 5,39% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI của Thành phố tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh thích ứng nhanh với các nền tảng bán hàng số

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh thích ứng nhanh với các nền tảng bán hàng số

(LĐTĐ) Không dừng lại ở một buổi bán hàng livestream (phát trực tiếp) giới thiệu các sản phẩm, nhiều doanh nghiệp, thương hiệu còn kết hợp với những người có ảnh hưởng (KOLs) để đạt được hiệu quả kinh doanh qua các nền tảng số như Facebook, YouTube, TikTok, hoặc trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo... Với phương thức này, nhiều doanh nghiệp Thủ đô nhanh chóng tiếp cận và mở rộng thị trường, nhất là với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

(LĐTĐ) Ngày 5/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng Chung kết hội thi Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Nhận diện thực phẩm thật - giả với mặt hàng sữa, gạo, nước uống…

Nhận diện thực phẩm thật - giả với mặt hàng sữa, gạo, nước uống…

(LĐTĐ) Từ ngày mùng 3 - 7/7/2024, tại số 62 Tràng Tiền (Hà Nội), Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày “Nhận diện thực phẩm thật - giả”. Đây là lần thứ 12 Phòng trưng bày của Tổng cục QLTT mở cửa đón khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, trang bị kiến thức phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Báo cáo Vietnam Brand Footprint 2024 của Kantar, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 12 năm liền. Thương hiệu tỷ đô này đồng thời bảo vệ thành công vị trí trong Top 3 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh được chọn mua nhiều nhất Việt Nam.
Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa

Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa

(LĐTĐ) Vinamilk tiếp tục là đại diện duy nhất từ Việt Nam tham luận tại Hội nghị sữa toàn cầu năm 2024 với thông điệp “Care to change”. Trong lần thứ 4 tham dự, Vinamilk đã mang đến một hình ảnh hoàn toàn khác biệt với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về các bước tiến của ngành sữa Việt Nam với mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.
Đề xuất tăng chế tài nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng

Đề xuất tăng chế tài nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng

(LĐTĐ) Bộ Công Thương đề xuất tăng hình phạt nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng khi sửa đổi Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Doanh nghiệp, người dân chung tay cùng ngành điện Thủ đô tiết kiệm điện cao điểm hè 2024

Doanh nghiệp, người dân chung tay cùng ngành điện Thủ đô tiết kiệm điện cao điểm hè 2024

(LĐTĐ) Nhận định những khó khăn trong nhu cầu sử dụng điện dịp cao điểm hè 2024, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý kỹ thuật, vận hành lưới điện. Đồng thời, tăng cường triển khai các chương trình tiết kiệm điện, qua đó, nhận được sự đồng thuận lớn của doanh nghiệp và khách hàng sử dụng điện.
Văn hóa kinh doanh tốt sẽ có sản phẩm tốt

Văn hóa kinh doanh tốt sẽ có sản phẩm tốt

(LĐTĐ) Xu hướng tiêu dùng thường chịu sự tác động của nhiều yếu tố như văn hóa, xã hội, kinh tế, công nghệ và môi trường. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ có những xu hướng đặc trưng xuất hiện, định hình hành vi và tác động đến quyết định của người tiêu dùng.
Xem thêm
Phiên bản di động