Sân golf và an ninh nguồn nước

(LĐTĐ) Việc các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam đang chứng kiến nắng nóng kỷ lục cho thấy hệ lụy của biến đổi khí hậu đang đến sớm hơn so với dự báo. Để “bảo vệ” tương lai, một số quốc gia đã đề ra chiến lược bảo đảm an ninh nguồn nước, đặc biêt là nước ngầm.
Hà Nội yêu cầu nhà đầu tư lắp đặt camera giám sát an ninh nguồn nước Đảm bảo khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước Việt Nam luôn xác định nước là nguồn tài nguyên chiến lược
Dự án sân golf quốc tế Thuận Thành: Ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước? - Ảnh 2
Phát triển hệ thống sân golf hài hòa với chiến lược kinh tế xanh (Ảnh minh họa).

Biến đổi khí hậu, El nino mà cách đây khoảng 10 năm các nhà hoạch định chính sách, giới khoa học trên thế giới từng đưa ra lời cảnh báo về cái gọi là “chiến tranh nguồn nước”. Còn ở nước ta, chưa khi nào các hồ thủy điện ở các tỉnh phía Bắc lại rơi vào tình trạng mực nước thấp như hiện tại, có những hồ khô trơ cả đáy. Ngoại trừ các yếu tố liên quan đến dòng chảy, nguyên nhân chính vẫn là nắng nóng diễn ra bất bình thường dẫn đến nguồn nước cạn kiệt. Đặc biệt, nhiều năm trở lại đây, do hệ lụy của việc phá rừng đầu nguồn, khai thác tài nguyên quá mức khiến lưu lượng nước từ hệ thống sông ngòi ngày một giảm. Bởi thế, nguồn nước ngầm được xem là tài sản quốc gia quý giá cần phải được bảo vệ đặc biệt và sử dụng “đặc biệt” tiết kiệm.

Chiến lược là thế, song hiện nay nguồn nước ngầm dường như vẫn được sử dụng chưa hợp lý. Nhớ hôm ngồi với một bác làm nghề kinh doanh ở Ninh Bình, bác trăn trở, một đất nước thu nhập chưa cao, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức mà không hiểu sao hệ thống sân golf mọc lên nhiều thế. Hiện tại cả nước có 48 sân golf đi vào hoạt động, nhưng các địa phương vẫn đua nhau phát triển loại hình thể thao này.

Đơn cử, Thanh Hóa cũng vừa quy hoạch 13 sân golf. Bác nhấn mạnh, kinh tế đi lên, hội nhập quốc tế phát triển sân golf là đúng, nhưng phát triển đến giới hạn nào mới là quan trọng và hơn nữa có nhất thiết địa phương nào cũng phải phát triển sân golf không? Là người mê đọc, bác cho biết, trung bình mỗi sân gofl 18 lỗ tiêu tốn một diện tích lên tới khoảng 200 ha đất và tiêu thụ 150.000 m3 nước sạch/ngày, tương đương lượng nước sinh hoạt cho 20.000 hộ gia đình.

Đấy là chưa kể lượng thuốc chăm sóc sân để mặt cỏ tươi tốt, cũng ảnh hưởng rất lớn đến mạch nước ngầm. Nếu giả sử tới đây, địa phương nào cũng có sân golf, thậm chí có địa phương số sân golf lên tới con số 4-5, thậm chí cả chục sân, thì nguồn nước ngầm phục vụ cho các sân này lớn đến mức nào? Khi đó an ninh nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nhiệt độ ngày càng có xu hướng nóng lên sẽ ra sao?

So sánh lợi ích kinh tế từ sân gofl mang lại với việc mất đi hàng triệu m3 nước ngầm, cái nào thiệt hại hơn? Bác còn hiến kế: Các cơ quan chức năng xem ở nước ngoài, ở các dự án sân golf, ngoài xây hệ thống nhà phục vụ dịch vụ chơi golf họ có “kèm theo” xây biệt thự sân golf không? Còn ở nước ta, nhiều dự án sân golf, đất còn được giữ lại để kinh doanh bất động sản, nhà nghỉ, biệt thự, nhà hàng... Từ đó hạn chế xây dựng sân golf là hợp lý.

Từ câu chuyện của bác ở Ninh Bình, đặt ra vấn đề, dẫu đất nước ngày càng phát triển, nhưng thực tế nước ta vẫn ở ngưỡng thu nhập trung bình. Do đó, để phát triển nhanh, bền vững cần phải chắt chiu từng đồng vốn, để huy động nguồn vốn đầu tư vào những lĩnh vực có tính đòn bẩy như giao thông, nông nghiệp, sản xuất, an sinh thay vì đầu tư quá nhiều vào sân golf, đồng thời phải tiết kiệm quỹ đất, nguồn nước ngầm cho thế hệ tương lai trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Tuệ Giang

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10, nhấn mạnh “ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm phải cải cách thể thế hướng tới một nền hành chính công không thể tham nhũng, lãng phí.
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

(LĐTĐ) Lời toà soạn: Tham nhũng, lãng phí không chỉ làm nghèo, kéo lùi sự phát triển của đất nước mà còn làm gia tăng bất bình đẳng xã hội, gây khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội ngày một tăng, không đúng với bản chất về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như quan điểm chủ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, nên bắt đầu bằng hoàn thiện cơ chế, chính sách để “không dám, không thể, không muốn tham nhũng, lãng phí”.
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Thấm nhuần những lời dạy, căn dặn của Bác Hồ trong những lần đến thăm, làm việc với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô về việc phải phấn đấu để “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”- đến nay Hà Nội đã trở thành đô thị tương đối hiện đại và đang chuẩn bị tâm thế tạo nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, muốn phát triển phải có kết cấu hạ tầng hiện đại theo hướng đồng bộ, lan tỏa. Vì vậy, chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là quyết định mang tầm chiến lược.
Thu nhập và 1m2 nhà!

Thu nhập và 1m2 nhà!

(LĐTĐ) Nhấp ngụm cà phê, đứa em tôi nhìn lên tòa chung cư đang hoàn thiện thở dài. “Anh biết không, giá một mét vuông đang rao bán từ 80 đến 90 triệu đồng đấy. Nghĩa là bằng hơn 3 tháng thu nhập của em. Đào đâu ra tiền để mua”. Tôi cũng đồng cảm mà nói, anh khác gì chú!
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân

Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân

(LĐTĐ) Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết: Phương châm sống và hành động của mọi người, nhất là của thanh niên là: “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương những người cộng sản”. Những hạt giống tốt thôi chưa đủ, còn cần phải được ươm mầm, vun vén thì mới có thể phát triển tốt, đủ sức chống chọi với những mầm bệnh. Và việc nhận diện và loại bỏ những mầm bệnh này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách.
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm

Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm

(LĐTĐ) Có thể khẳng định, lý luận chính trị (LLCT) có vai trò vô cùng quan trọng, giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên có tư duy khoa học, có phương pháp làm việc biện chứng; có phương thức lãnh đạo và tổ chức quần chúng thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị phù hợp với quy luật khách quan. Bên cạnh đó, LLCT có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng; là “ngọn hải đăng” soi đường, chỉ lối; là “kim chỉ nam” cho mọi hành động của Đảng và cán bộ, đảng viên.
Quyết định hợp lòng dân

Quyết định hợp lòng dân

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) là sự kiện trọng đại của thành phố Hà Nội và đất nước. Chính vì thế, Thành phố đã có kế hoạch chi tiết tổ chức sự kiện này trên cơ sở thể hiện được tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động