Đảm bảo khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước

(LĐTĐ) Theo quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ giảm dần khai thác nước ngầm, tiến đến đóng cửa các giếng khai thác để đảm bảo an ninh nguồn nước. Cùng với đó, các nhà máy khai thác nước mặt sẽ được triển khai nhằm đảm bảo cung cấp nước sạch ổn định cho người dân.
Ứng Hòa nỗ lực mở rộng phạm vi sử dụng nước sạch Tăng cường giải pháp tự nhiên để bảo vệ nguồn nước

Nguồn tài nguyên quan trọng

Đối với một đô thị lớn như Hà Nội, cho đến nay nước ngầm vẫn là một nguồn chưa thể thay thế trong việc cấp nước sinh hoạt. Theo đó, hiện tổng nguồn nước sạch tập trung cung cấp cho thành phố đạt 1.520.000m3/ ngày - đêm, trong đó nước ngầm chiếm khoảng 46% (khoảng 700.000m3/ngày – đêm) chủ yếu cung cấp cho khoảng 3,2 triệu người dân cho khu vực nội thành cũ.

Đảm bảo khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước
Thi công đường ống đảm bảo cung ứng đầy đủ nước sạch cho người dân.

Nhìn chung, nguồn nước ngầm nếu theo báo cáo của Sở Tài Nguyên và Môi trường năm 2010 có tổng trữ lượng là 8, 243 triệu m3/ngày là khá dồi dào. Tuy nhiên trên thực tế, ngoài những giếng nước tập trung do các công ty nước sạch khai thác đã có trong quy hoạch, một số cơ quan, xí nghiệp, nhà máy... tự khoan giếng, khai thác nước phục vụ nhu cầu của đơn vị, chưa kể tại các hộ dân cũng có hàng triệu giếng khoan tự phát. Việc khai thác không hợp lý, cộng thêm tốc độ đô thị hóa nhanh đã khiến mực nước ngầm sụt giảm, gây sụt lún đất, ô nhiễm asen trong các tầng chứa nước... Đặc biệt, từ khi Thành phố ngày càng mở rộng về phía Tây tức là ngày càng xa nguồn bổ cập nước ngầm là sông Hồng nên độ hạ thấp mực nước ngầm ngày càng lớn.

Hạ mực nước ngầm cũng kéo theo sụt lún đất khu vực các bãi giếng. Sự sụt lún đất xuất hiện ở tất cả các trạm quan trắc (Nhà máy nước Ngọc Hà, Pháp Vân, Thành Công, Lương Yên, Hạ Đình, Mai Dịch, Ngô Sĩ Liên, Tương Mai, Long Biên, Đông Anh). Mức độ lún đất cho thấy có xu hướng tăng nhanh vào mùa khô khi ít mưa.

Có thể nói, việc khai thác nước ngầm thiếu kiểm soát và quá tải dẫn đến sự suy giảm lưu lượng nước, làm hạ mực nước ngầm, gây lún sụt đất. Đơn cử như mới đây, giếng khai thác nước ngầm số 6 của nhà máy nước Hạ Đình đã tạm dừng khai thác sau hơn 30 năm vận hành. Đây chỉ là một trong 8 giếng nước không còn được nhà máy sử dụng nữa. Hiện chỉ còn 9 giếng khác đang được luân phiên khai thác. Để đảm bảo an toàn cho mạch nước ngầm, trữ lượng nước ngầm, từ nay đến năm 2030, nhà máy nước Hạ Đình chỉ hoạt động với công suất 10.000 m3/ngày đêm, tức là bằng 1/3 so với công suất thiết kế ban đầu và đến năm 2050 nhà máy sẽ đóng tất cả các giếng ngầm.

Tương tự, theo lộ trình, Nhà máy Nước Tương Mai (công suất thiết kế 30.000m3/ngày - đêm) cũng đang giảm dần khai thác nước ngầm xuống còn 20.000m3/ ngày - đêm; đến năm 2025 còn 15.000m3/ngày - đêm, năm 2030 còn 5.000m3/ngày - đêm và đến năm 2050 sẽ đóng hẳn các giếng nước ngầm. Nhà máy Nước Pháp Vân (công suất thiết kế 30.000m3/ ngày - đêm) đang giảm khai thác xuống còn 5.000m3/ngày - đêm; đến giai đoạn sau năm 2030 ngừng khai thác các giếng nước ngầm, đưa về chế độ dự phòng.

Tuy nhiên cũng cần phải nói, những tác động tiêu cực đến các giếng ngầm của nhà máy Hạ Đình không xảy ra với các giếng ngầm ven sông của nhà máy nước Yên Phụ. Như vậy, có thể thấy, ở các vị trí khác nhau, nguồn tài nguyên nước dưới đất ở Hà Nội sẽ có nhiều khác biệt và nếu có những điều chỉnh phù hợp đây vẫn là nguồn cung quan trọng không chỉ trong ngắn hạn.

Lộ trình, kế hoạch phù hợp

Từ cuối năm 2019, sau khi 5 dự án cấp nước nguồn hoàn thành, tổng nguồn cấp nước sạch tập trung trên địa bàn Thủ đô đạt khoảng 1.520.000 m3/ngày-đêm. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nước sạch bình quân của người dân Thủ đô hiện khoảng 1.150.000 – 1.250.000 m3/ngày-đêm. Do vậy, về mặt lý thuyết kể cả cộng tốc độ phát triển đô thị kéo theo số khách hàng đấu nối tăng thêm trên 6% (dự kiến tăng trên 60.000 hộ) và nhu cầu sử dụng nước của nhân dân vào thời gian cao điểm mùa hè tăng khoảng 5-10% (khoảng 1.250.000 – 1.350.000 m3/ngày-đêm), thì với sản lượng nước sạch hiện nay vẫn cơ bản bảo đảm đủ nguồn nước sạch cung cấp cho nhân.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, với lượng cung 700.000 m3/ngày-đêm, chiếm khoảng 46% thì việc điều chỉnh nguồn cung nước sạch cần gắn với mốc thời gian, kế hoạch cụ thể, nhằm quản lý tài nguyên nước hiệu quả, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Công, dự kiến từ nay đến năm 2025, lượng nước ngầm khai thác sẽ giảm còn 615.000m3/ ngày - đêm (chiếm khoảng 25,8%); giai đoạn đến năm 2030 còn 504.000m3/ngày - đêm (chiếm khoảng 17,7%) và giai đoạn đến năm 2050 còn 413.000m3/ngày - đêm (chiếm khoảng 11,5%).

Cụ thể hơn, trong quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khi các nhà máy nước ngầm giảm dần quy mô công suất để bảo đảm khai thác an toàn nguồn nước thì vai trò của các nhà máy nước mặt tại sông Đà và sông Đuống là rất quan trọng.

Theo đó, đến năm 2030, nhà máy nước mặt sông Đà sẽ đạt 900.000m3/ ngày (phần cấp cho Hà Nội khoảng 800.000m3/ngày). Phạm vi cấp nước cho Thủ đô Hà Nội bao gồm khu vực dọc Đại lộ Thăng Long thuộc các quận, huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Nam Từ Liêm (từ Vành đai 3 đến Vành đai 4); cấp nguồn bổ sung cho khu vực trung tâm Hà Nội, Hà Đông, thị xã Sơn Tây, một phần huyện Chương Mỹ và cấp bổ sung cho tỉnh Hòa Bình.

Cùng với đó, nhà máy nước mặt sông Đuống đạt 600.000m3/ngày (phần cấp cho Hà Nội khoảng 475.000m3/ngày). Phạm vi cấp nước cho Thủ đô Hà Nội gồm khu vực phía Đông (quận Long Biên, huyện Gia Lâm); một phần phía Bắc (các huyện Đông Anh, Sóc Sơn); cấp nước bổ sung một phần khu trung tâm; khu vực phía Nam (các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên), cấp bổ sung cho các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh. Nhà máy nước mặt sông Hồng đạt 300.000m3/ngày. Phạm vi cấp nước là khu vực phía Tây (huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ); kết nối bổ sung cấp nước cho khu vực phía Bắc (huyện Mê Linh, huyện Đông Anh); bổ sung nguồn cho khu vực trung tâm gồm quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy…

Lý thuyết là như vậy, nhưng để đảo bảo được quá trình chuyển đổi này, mấu chốt là việc các nhà máy này phải được xây dựng đúng kế hoạch. Hiện nay, một số dự án đang chậm tiến độ, vì thế, cơ quan chức năng cần sát sao giám sát thi công, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư... để các công trình sớm hoàn thành.

Đặc biệt, cũng cần phải nhắc lại bài học từ vụ ô nhiễm nước sông Đà gây tác động đến hàng triệu người dân Thủ đô năm 2020. Hiện tại, theo quy hoạch, các nhà máy nước mặt chủ yếu sử dụng nước từ hai con sông Hồng, sông Đà có thượng nguồn kéo dài qua nhiều địa phương mới mới về đến Hà Nội. Do đó, nguồn ô nhiễm, nguồn thải độc có cơ hội xâm nhập là rất lớn. Vì vậy trong quá trình khai thác cần phải đặc biệt lưu ý đến công tác đảm bảo an ninh nguồn nước, có những biện pháp phát hiện nhanh, cảnh báo sớm các nguy cơ gây ô nhiễm để có biện pháp xử lý kịp thời./.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thời tiết ngày 26/7: Khu vực Hà Nội ban ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

Thời tiết ngày 26/7: Khu vực Hà Nội ban ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 26/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng, gió nhẹ.
Sau bão số 2, Bắc Bộ xuất hiện nắng nóng trước khi đón đợt mưa lớn diện rộng cuối tháng 7

Sau bão số 2, Bắc Bộ xuất hiện nắng nóng trước khi đón đợt mưa lớn diện rộng cuối tháng 7

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sau đợt mưa lớn diện rộng, khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có thể xuất hiện nắng nóng trở lại, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.
Dự báo thời tiết ngày 25/7: Khu vực Hà Nội mưa nắng đan xen trong ngày đầu Lễ Quốc tang

Dự báo thời tiết ngày 25/7: Khu vực Hà Nội mưa nắng đan xen trong ngày đầu Lễ Quốc tang

(LĐTĐ) Dự báo ngày 25/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông; ngày nắng gián đoạn.
"Ốc đảo" Tân Triều ngập sâu, hàng loạt phương tiện chết máy

"Ốc đảo" Tân Triều ngập sâu, hàng loạt phương tiện chết máy

(LĐTĐ) Sau trận mưa lớn kéo dài, sáng 24/7 nhiều tuyến phố quanh khu Tân Triều, Hà Nội ngập sâu, trong đó có 1 hầm chung cư mini khiến hàng chục phương tiện chìm trong nước.
Dự báo thời tiết trong thời gian diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Dự báo thời tiết trong thời gian diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin về diễn biến thời tiết khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (ngày 25-26/7) - thời gian diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thời tiết ngày 24/7: Ảnh hưởng hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội mưa to đến rất to

Thời tiết ngày 24/7: Ảnh hưởng hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Gió bắc đến tây bắc cấp 3.
Bão số 2 áp sát vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng, gió giật cấp 11

Bão số 2 áp sát vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng, gió giật cấp 11

(LĐTĐ) Theo bản tin bão mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lúc 6h ngày 23/7, vị trí tâm bão khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 107.5 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 - 9 (75 - 88km/h), giật cấp 11. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 10km/h.
Dự báo thời tiết ngày 23/7: Hà Nội có mưa, có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày 23/7: Hà Nội có mưa, có nơi mưa rất to

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Gió bắc đến tây bắc cấp 2 - 3.
Phòng chống bão số 2: Hà Nội sẵn sàng các phương án với phương châm "4 tại chỗ"

Phòng chống bão số 2: Hà Nội sẵn sàng các phương án với phương châm "4 tại chỗ"

(LĐTĐ) Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội có công điện yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành tập trung chỉ đạo, sẵn sàng triển khai kịp thời, hiệu quả các phương án, kế hoạch, biện pháp ứng phó thiên tai, sự cố.
Xem thêm
Phiên bản di động