Hà Nội yêu cầu nhà đầu tư lắp đặt camera giám sát an ninh nguồn nước
Chiều nay (12/11), tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và một số Sở, ngành đã thông tin về một số nội dung liên quan đến Nhà máy nước mặt Sông Đuống.
Ông Võ Tuấn Anh, Phó Chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội thông tin tại hội nghị. (Ảnh: NC) |
Ông Võ Tuấn Anh, Phó Chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội cho hay, Nhà máy nước sạch sông Đuống được đầu tư xây dựng theo quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nhà máy nước mặt sông Đuống là nhà máy nước sạch sinh hoạt quy mô cấp vùng, tổng diện tích 65ha với mức đầu tư giai đoạn 1 gần 5.000 tỷ đồng, với công suất 300.000 m3/ngày đêm.
Tiếp nối giai đoạn này, dự án sẽ phát triển và mở rộng liên tục đến năm 2023 đạt 600.000 m3/ ngày đêm, đến năm 2030 đạt 900.000 m3/ ngày đêm, và sau năm 2030 đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm.
Dự án được khởi công từ tháng 3/2017, đến tháng 10/2019 đã hoàn thành xong giai đoạn 1, đạt công suất 300.000 m3 ngày/đêm, vượt tiến độ 1 năm. Đây là nguồn nước sạch sinh hoạt bổ sung cho hàng triệu người dân tại các khu vực huyện Gia Lâm, Đông Anh, quận Long Biên, quận Hoàn Kiếm và khu vực phía Nam thành phố như khu vực quận Hai Bà Trưng.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội đã trả lời câu hỏi của phóng viên về lý do Hà Nội phải trợ giá hàng trăm tỉ đồng cho các doanh nghiệp phân phối nước sạch cho Công ty nước mặt sông Đuống. Ông Hà khẳng định: Đến nay, Hà Nội chưa cấp bù một khoản kinh phí nào cho doanh nghiệp này và các đơn vị liên quan. Giá nước sạch sông Đuống được “tính đúng, tính đủ” theo các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính.
Ông Nguyễn Việt Hà, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội trả lời báo chí. (Ảnh: NC) |
Ông Nguyễn Việt Hà lý giải: Theo phương án phê duyệt giá bán tạm tính đối với nước sạch sông Đuống tại văn bản số 3310/UBND-KT, Hà Nội chấp thuận giá bán nước sạch tạm tính và lộ trình điều chỉnh giá nước của Nhà máy nước sạch sông Đuống để triển khai thực hiện dự án nhà máy này.
Giá nước sạch tối đa của Nhà máy nước sạch sông Đuống tạm tính năm 2017 là 10.246 đồng/m3 (chưa bao gồm thuế VAT). Lộ trình tăng giá nước tối đa 7%/năm nhưng không vượt quá khung giá nước sạch sinh hoạt theo quy định của Bộ Tài chính.
Việc ký kết thực hiện thoả thuận dịch vụ cấp nước này được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án, chính vì vậy trên cơ sở đề nghị của nhà đầu tư, để có căn cứ lập và tổ chức thực hiện dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống, Thành phố đã có văn bản chấp thuận giá nước sạch, tại thời điểm đó giá là tạm tính và là tối đa. Trên cơ sở chấp thuận của Thành phố, Sở Xây dựng đã thực hiện thoả thuận dịch vụ cấp nước với Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống.
“Mức giá 10.246 đồng là mức giá tạm tính tối đa để phục vụ cho việc ký kết thoả thuận dịch vụ cấp nước trong quá trình lập và tổ chức thực hiện dự án đầu tư, giá này không phải giá bán đến người tiêu dùng hoặc các đơn vị bán lẻ”, ông Vũ Việt Hà khẳng định.
Cũng theo Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, hiện nay, do Nhà máy nước mặt Sông Đuống chưa được quyết toán chính thức nhưng việc cung cấp nước đang được triển khai thực hiện nên Hà Nội đã chấp thuận mức giá hiệp thương tạm tính là 7.700 đồng/m3 để công ty thực hiện cung cấp nước cho các đơn vị bán lẻ.
Trong thời gian tới, nhà đầu tư phải thực hiện triển khai quyết toán dự án và kiểm toán cũng sẽ xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính của dự án đầu tư này. Sau khi đơn vị quyết toán sẽ xác định được các chi phí chính thức và khi đó sẽ xác định được chính xác giá thành sản xuất của Công ty Sông Đuống.
Liên quan đến vấn đề an ninh nguồn nước, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng, cho hay, sau sự cố nước sạch nhiễm dầu thải của Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà, để tăng cường kiểm soát an ninh nguồn nước. Hà Nội đã ban hành quy hoạch về cấp nước an toàn, buộc các nhà đầu tư phải kiểm soát về lưu lượng, chất lượng nước. Thành phố sẽ giám sát chất lượng nước cung cấp đến khách hàng.
“Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các nhà đầu tư xây dựng kế hoạch bảo vệ nguồn nước, lắp đặt hệ thống camera giám sát theo dõi để phát hiện và xử lý kịp thời các tác động gây ảnh hưởng tới nguồn nước tới nhà máy”, ông Hoàng Cao Thắng nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23