Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần

(LĐTĐ) Sáng 18/1, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề "Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam". Trên 30 hiện vật và các tài liệu, hình ảnh chọn lọc, trưng bày giới thiệu với công chúng những tác phẩm nghệ thuật tạo hình hổ trải dài trên 2.000 năm.
Giá trị kinh tế từ quất bonsai nghệ thuật Quất cảnh làng Tứ Liên giá nào cũng có Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Trưng bày chuyên đề "Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam" được Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Khu di tích Lịch sử Đền Hùng và một số sưu tập của tư nhân, tổ chức nhằm chào mừng Xuân Nhâm Dần 2022.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, hình tượng hổ có lịch sử lâu đời trong văn hóa dân tộc. Đã có rất nhiều các tài liệu liên quan minh chứng hổ là đối tượng sùng bái và là vật tổ của nhiều bộ tộc từ thời tiền sử.

"Qua trưng bày, công chúng hiểu sâu sắc hơn về vai trò, ý nghĩa của linh vật hổ, cùng sự phát triển của hình tượng hổ trong mỹ thuật Việt Nam. Bên cạnh đó, phần nào lý giải tại sao hổ trở thành một trong những linh vật quan trọng trong 12 con giáp Thập nhị chi", Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhấn mạnh.

Trưng bày được thể hiện theo niên đại kết hợp loại hình, giúp công chúng tìm hiểu và nhận thức sâu sắc hơn về sưu tập hiện vật, ý nghĩa của hình tượng hổ trong lịch sử văn hóa Việt Nam.

Ngoài những hình hổ trang trí bằng hoạ tiết chìm, người Đông Sơn còn thể hiện hình tượng hổ thông qua việc tạo ra những khối tượng tròn như: Bốn khối tượng hổ cắp mồi rất sinh động trên nắp thạp đồng Vạn Thắng (Cẩm Xuyên, Phú Thọ), tượng hổ kết hợp với rắn, voi trên chuôi dao găm Đông Sơn khai quật tại di chỉ Làng Vạc (Nghệ An)... Nghệ thuật điêu khắc, trang trí ở đây vừa mang tính tả thực vừa mang tính ước lệ, thể hiện sinh động sức mạnh bí ẩn của loài vật này.

Giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công nguyên, văn hóa Việt Nam tiếp thu sâu rộng các yếu tố văn hóa Trung Hoa. Hình tượng hổ theo đó cũng có những chuyển biến về tạo hình, ý nghĩa, nội hàm văn hóa. Hình tượng hổ thời kỳ này bắt đầu xuất hiện gắn với các quan niệm về Tứ Tượng hay còn gọi là Tứ Linh, Tứ Thần Thú: Thanh Long (phương Đông), Bạch Hổ (phương Tây), Chu Tước (Phương Nam), Huyền Vũ (Phương Bắc). Hổ trở thành một biểu tượng trong các thần thú mang ý nghĩa tâm linh, tôn giáo do vậy về cấu tạo, thể hình, biểu hiện xa rời hình ảnh của hổ trong thực tế.

Đến giai đoạn từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20, hình tượng hổ trên các cổ vật mang đậm dấu ấn của các triều đại phong kiến tự chủ.

Trưng bày mở cửa đến hết ngày 31/8/2022.

Một số hình ảnh tại trưng bày chuyên đề "Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam":

Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Hình tượng hổ trong nghệ thuật 10 thế kỷ đầu Công nguyên thể hiện qua các loại bình thú/hổ tử, bích đồng hoặc đĩa đồng 3 chân thế kỷ 1-3.
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Hổ trong tranh dân gian Hàng Trống.
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Thạp làm bằng gốm hoa nâu, thế kỷ 13-14, trang trí hình hổ đuổi bắt ngựa trên lưng có cắm cờ hiệu.
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Đến thế kỷ 15, hình tượng hổ xuất hiện nhiều trên gốm Chu Đậu, Hải Dương tiêu biểu như các loại đĩa gốm hoa lam và nhiều màu, hộp gốm hoa lam, mảnh gốm hoa lam, kendy…
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Hổ xuất hiện nhiều trên gạch trang trí hình hổ, sóng nước thế kỷ 13-14, gạch trang trí hình hổ thế kỷ 16 và tượng hổ gốm Bát Tràng, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786).
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Hổ trong các lăng mộ thế kỷ 13-18.
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Bức chạm hổ trên ô thoáng cửa thế kỷ 17 tại Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội).
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Hình tượng hổ trên tranh thêu đầu thế kỷ 20.
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Tượng hổ trong bộ tượng 12 con giáp (Thập nhị chi) bằng ngọc, thế kỷ 18-19 (thiếu tượng Tuất) thuộc Sưu tập bảo vật hoàng cung triều Nguyễn.
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Chân đèn trang trí hình hổ, voi bằng đồng pháp lam, thế kỷ 19.
Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động