Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

(LĐTĐ) Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt" do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức đã giới thiệu tới công chúng những dấu mốc lịch sử của lực lượng quân đội qua 80 năm, đặc biệt, tôn vinh 9 vị tướng tiêu biểu từng bị thực dân Pháp giam cầm tại các nhà tù. Sau khi thoát khỏi "ngục tù", trải qua rèn luyện và chiến đấu gian khổ, họ đã trở thành những nhà lãnh đạo quân sự tài ba, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Công nghệ số góp phần quảng bá di tích, di sản Trưng bày "Gan vàng dạ sắt" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt" với ba nội dung chính: Những dấu mốc lịch sử, Bản gan vững chí và Ký ức không phai. Phần thứ nhất "Những dấu mốc lịch sử" tái hiện chặng đường 80 năm hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau gần 30 năm bôn ba nước ngoài, đầu năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam và chỉ đạo thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng), dưới lá cờ đỏ sao vàng, 10 lời thề danh dự quyết tâm chiến đấu, hy sinh đến giọt máu cuối cùng vì sự nghiệp cách mạng đã vang lên. Chỉ ba ngày sau khi thành lập, Đội đã chiến thắng hai đồn địch là Phai Khắt và Nà Ngần, mở đầu cho những chiến thắng vẻ vang sau này.

Trưng bày chuyên đề
Các đại biểu tham quan trưng bày.

Phần thứ hai "Bản gan vững chí" giới thiệu chân dung 9 vị tướng tiêu biểu từng bị thực dân Pháp giam cầm trong các nhà tù. Đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013) - sinh tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt giam tại Nhà lao Thừa Phủ (Huế) khi tham gia phong trào học sinh yêu nước. Năm 1944, ông được chọn làm Đội trưởng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Trong giai đoạn 1947 - 1954, ông là Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy của nhiều chiến dịch lớn, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ. Với tài thao lược xuất chúng và sự sáng tạo trong cách đánh, ông đã góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Ông được mệnh danh là "Anh cả" của Quân đội nhân dân Việt Nam, vị Tổng Tư lệnh "văn võ song toàn".

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914 - 1967) nổi tiếng với phát biểu "Mất đất chưa phải là mất nước; chúng ta chỉ sợ mất lòng tin của dân; có lòng tin của dân là có tất cả". Ông không chỉ là vị tướng của trận mạc, mà còn là người phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước trong nông nghiệp và quân đội. Hay Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), ông giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam từ 1953 - 1978 và là Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam.

Bên cạnh đó là Thượng tướng Đình Đức Thiện (1914 - 1987), nhiều lần bị giam tại các nhà tù Nam Định và Hỏa Lò từ 1930 - 1941. Ông có công xây dựng ngành vận tải quân sự, đặc biệt là tuyến đường ống xăng dầu Bắc - Nam. Thượng tướng Song Hào (1917 - 2004), ông có nhiều đóng góp cho công tác Đảng, công tác chính trị của Quân đội và sau này là Bộ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội. Trung tướng Vương Thừa Vũ (1910 - 1980) là Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội, có nhiều kỷ niệm gắn bó với Thủ đô. Trung tướng Vũ Xuân Chiêm (1923 - 2012) là cán bộ chủ chốt của ngành Hậu cần, ông đã đảm bảo kịp thời về nhân lực, vũ khí, hậu cần cho chiến trường. Thiếu tướng Trần Tử Bình (1907 - 1967), đã tổ chức cuộc vượt ngục thành công tại Hỏa Lò vào tháng 3/1945. Cuối cùng, Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương (sinh năm 1920) có công lớn trong việc vun đắp quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt - Lào và là người thực hiện thành công nhiệm vụ quốc tế cao cả theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Giúp nhân dân nước bạn là mình tự giúp mình".

Những vị tướng kể trên là minh chứng cho tinh thần "Gan vàng dạ sắt" của các chiến sĩ cách mạng, những người đã vượt qua gian khổ của nhà tù đế quốc để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Phần thứ ba "Ký ức không phai" cho thấy một khía cạnh khác của các vị tướng. Dù là những người chỉ huy cao cấp nhưng các vị luôn gần gũi, sẻ chia với đồng đội. Giữa chiến trường khốc liệt, các vị tướng vẫn dành thời gian viết thư, gửi quà về cho gia đình, thể hiện tình cảm sâu nặng với người thân.

Trưng bày "Gan vàng dạ sắt" không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn là cầu nối giữa các thế hệ, thông qua những chia sẻ đầy xúc động từ con cháu các vị tướng và thế hệ trẻ hôm nay. Ông Võ Điện Biên, con trai cả của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bày tỏ sự xúc động khi xem lại những hình ảnh, tư liệu, kỷ vật của cha và các vị tướng. Ông đánh giá cao sáng kiến tổ chức trưng bày tôn vinh các vị tướng nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân. Ông cũng gửi gắm thông điệp đến thế hệ trẻ rằng nên đến Hỏa Lò để hiểu thêm về lịch sử, từ đó sống có trách nhiệm và xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ cha ông.

Trong khi đó, con trai Thiếu tướng Trần Tử Bình, ông Trần Việt Trung, đặc biệt ấn tượng với dấu ấn tinh thần mà Nhà tù Hỏa Lò để lại - điều mà ông nhận thấy rất ít nhà tù trên thế giới làm được. Ông bày tỏ niềm tự hào khi chứng kiến Ban Quản lý Di tích thu hút được đông đảo thanh niên đến tham quan, thể hiện sự quan tâm của thế hệ trẻ với lịch sử dân tộc. Ông cũng xúc động khi thấy thế hệ sau đang tôn vinh những nhà cách mạng, nhà quân sự như cha mình - người có cuộc đời gắn liền với bước đi của cách mạng Việt Nam.

Đại diện cho thế hệ trẻ, chiến sĩ Phạm Tiến Đạt từ Đội nghi lễ, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Hà Nội chia sẻ sự xúc động và lòng biết ơn sâu sắc trước những đóng góp, hy sinh to lớn của các vị tướng lĩnh. Anh khẳng định sẽ cùng đồng đội nỗ lực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân ngày càng vững mạnh, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của thế hệ đi trước.

Những chia sẻ chân thành cho thấy triển lãm đã thực sự chạm đến trái tim của người xem, góp phần kết nối các thế hệ và truyền cảm hứng cho giới trẻ hôm nay tiếp bước cha ông trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 28/2/2025 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò, số 1 phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân

Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân

(LĐTĐ) Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh mong muốn Ủy ban nhân dân các tỉnh quan tâm bố trí kinh phí triển khai hoạt động Đề án; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân...
Chủ động nhiều giải pháp bảo đảm an toàn giao thông dịp Tết

Chủ động nhiều giải pháp bảo đảm an toàn giao thông dịp Tết

(LĐTĐ) Thời điểm cuối năm, cùng với sự gia tăng các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, hiện nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đang tăng lên đáng kể. Trước tình hình này, lực lượng chức năng trên địa bàn Thành phố đã tăng cường ứng trực, chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Đại diện bóng đá CH Séc đá giao hữu với CLB Công an Hà Nội

Đại diện bóng đá CH Séc đá giao hữu với CLB Công an Hà Nội

(LĐTĐ) Trận giao hữu giữa CLB Công an Hà Nội và CLB SK Slavia Praha (Cộng hòa Séc) sẽ diễn ra lúc 19 giờ ngày 18/12 trên sân vận động Hàng Đẫy (Hà Nội).
Quy định mới: Từ 2025 chuyển hộ khẩu đến tỉnh khác không phải đổi đăng ký xe

Quy định mới: Từ 2025 chuyển hộ khẩu đến tỉnh khác không phải đổi đăng ký xe

(LĐTĐ) Bộ Công an vừa ban hành thông tư 79/2024/TT-BCA quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trong đó, quy định bắt buộc chủ phương tiện phải đổi đăng ký xe khi chuyển đến địa phương mới sẽ không còn hiệu lực.
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

(LĐTĐ) Sáng nay (17/12), Ủy ban nhân dân (UBND) và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ phát động phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn địa bàn Thủ đô.
Cập nhật giá vàng ngày 17/12: Vàng trong nước không nhiều biến động

Cập nhật giá vàng ngày 17/12: Vàng trong nước không nhiều biến động

(LĐTĐ) Theo khảo sát, giá vàng nhẫn, vàng miếng SJC trong nước tiếp tục đi ngang, trong bối cảnh giá vàng thế giới tăng nhẹ.
Quận Long Biên: Gần 1,5 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho 3.236 đoàn viên, người lao động

Quận Long Biên: Gần 1,5 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho 3.236 đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Với chủ đề “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” và phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên chăm lo cho 3.236 đoàn viên, người lao động trên địa bàn quận với tổng số tiền gần 1,5 tỷ đồng.

Tin khác

Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!

Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!

(LĐTĐ) Hà Nội đã vào những ngày Đông thực sự. Xuống phố, ta nghe thấy gió lạnh luồn qua từng lớp áo, những đợt gió mùa, đôi lúc kèm theo những cơn mưa lất phất khiến cho tiết trời Đông đã lạnh lại càng thêm giá buốt.
Loạt chương trình ấn tượng trên VTV chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Loạt chương trình ấn tượng trên VTV chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), VTV thực hiện loạt chương trình trọng điểm như: Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Tiến bước dưới quân kỳ", "Con đường lịch sử", phim tài liệu "Cha con người lính", phim truyền hình "Không thời gian"...
Làm rõ giá trị lịch sử văn hóa chùa Linh Quang

Làm rõ giá trị lịch sử văn hóa chùa Linh Quang

(LĐTĐ) Chiều nay (13/12), tại Ủy ban nhân dân xã Thanh Liệt, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức Hội nghị Tọa đàm giá trị lịch sử văn hoá chùa Linh Quang (chùa Ổi), góp phần minh chứng giá trị và xác định rõ nguồn gốc lịch sử hình thành của di tích chùa.
Hệ giá trị gia đình hạt nhân Thủ đô văn minh

Hệ giá trị gia đình hạt nhân Thủ đô văn minh

(LĐTĐ) Việc xây dựng các chuẩn mực và tiêu chí người Hà Nội không chỉ nhằm nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân mà còn góp phần gia tăng sức cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế của Thủ đô. Đồng thời, đây cũng là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự đoàn kết, đồng thuận xã hội, và phát triển bền vững.
Trưng bày "Gan vàng dạ sắt" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Trưng bày "Gan vàng dạ sắt" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 12/12, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt" nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Đón Noel sớm tại Hội chợ Giáng sinh cựu du học sinh EU 2024

Đón Noel sớm tại Hội chợ Giáng sinh cựu du học sinh EU 2024

(LĐTĐ) Hội chợ Giáng sinh cựu du học sinh EU 2024, sự kiện thường niên được mong đợi sẽ diễn ra vào Chủ nhật ngày 15/12 tại Đại sứ quán Cộng hòa Séc (số 13 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội). Tại đây, không gian văn hóa đặc trưng châu Âu sẽ được tái hiện sinh động thông qua gần 40 gian hàng đa dạng.
Xây dựng hệ giá trị đặc trưng của người Hà Nội

Xây dựng hệ giá trị đặc trưng của người Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 11/12, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới, xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Hà Nội ra mắt Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo

Hà Nội ra mắt Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo

(LĐTĐ) Tối 10/12, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã tổ chức tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024 và ra mắt Trung tâm Điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội.
Tờ lịch ngày cuối năm

Tờ lịch ngày cuối năm

(LĐTĐ) Chưa đầy một tháng nữa, chúng ra sẽ bước sang năm mới Dương lịch, cuốn lịch trên tường đang ở những ngày cuối năm. Cuối tuần gió mùa về, cuộn tròn trong chăn bông mềm, ấm áp, đâu đó, vang lên bản nhạc Giáng sinh rộn ràng, ngắm mưa lất phất rơi, đọng lại thành những vệt dài trên cửa sổ, tôi cảm nhận được không khí lạnh len lỏi vào phòng, cảm nhận được sự biến chuyển của cả thời gian và thấy có chút bâng khuâng, có chút tiếc nuối cho một năm cũ sắp qua.
“Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp”: Vượt qua giá trị của một cuốn sách

“Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp”: Vượt qua giá trị của một cuốn sách

(LĐTĐ) Một ấn phẩm kỳ công, mang giá trị đặc biệt bởi trong từng trang sách đều hàm chứa “tham vọng” lan tỏa từ đội ngũ thực hiện. Có lẽ, sẽ không quá khi “Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp” được đánh giá là cuốn sách “có một không hai”.
Xem thêm
Phiên bản di động