Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

Múa rối nước - loại hình nghệ thuật độc đáo của văn hóa Việt Nam, đã tồn tại suốt hàng nghìn năm nay và gắn liền với nền văn minh lúa nước. Trong nhịp sống hiện đại, những nghệ nhân vẫn ngày đêm thổi hồn vào con rối, mang đến niềm vui cho người xem và giữ sức sống cho một nghệ thuật độc đáo của dân tộc.
“Chắp cánh” đưa rối nước vươn xa Độc đáo sân khấu rối nước trong chương trình nghệ thuật “Phú Thượng in dấu chân Người”
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Một buổi biểu diễn rối nước tại Bảo tàng Dân tộc học, thường diễn ra vào thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần. Ảnh: Phương Mai.

Cần nhiều hơn là đam mê để giữ nghề tổ truyền

Suốt nhiều năm qua, phường rối nước Đồng Ngư (Bắc Ninh) vẫn miệt mài biểu diễn tại Bảo tàng Dân tộc học (Cầu Giấy, Hà Nội), lặng lẽ gìn giữ những tích xưa trò cũ của múa rối nước. Trong cái rét 17 độ C của Hà Nội mùa đông, những nghệ nhân ẩn sau tấm mành tre, ngâm mình trong nước lạnh buốt, khéo léo điều khiển những con rối bằng sào tre chìm dưới nước. Gắn với đời sống Bắc Bộ, các trò rối mộc mạc mà sinh động, đầy sức hút nhờ sự tài hoa và sáng tạo của người nghệ sĩ.

Nghề múa rối nước là một nghề vất vả, theo chia sẻ của nghệ nhân Nguyễn Đăng Hùng (phường rối nước Đồng Ngư, Bắc Ninh), một người đã gắn bó với rối nước ngót 30 năm. “Cố nhiên là cần phải yêu nghề, phải đam mê thì mới giữ gìn được múa rối nước, nhưng còn cần nhiều hơn thế nữa.” Theo ông, người múa rối giỏi phải hội đủ "con mắt tinh, đôi tai tỏ, bàn tay khéo" để thổi hồn vào con rối gỗ vô tri, biến chúng thành nhân vật sống động, làm khán giả bật cười, trầm trồ.

Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Các nghệ sĩ của phường rối Đồng Ngư đang hát và chơi nhạc cụ minh họa cho tiết mục múa rối nước. Ảnh: Phương Mai.

Dù vất vả, ngâm mình hàng giờ trong nước lạnh, họ vẫn kiên trì giữ nghề. “Ngày xưa chưa có đồ chống lạnh, chúng tôi uống nước gừng hay thậm chí là uống nước mắm để làm ấm người. Lạnh hơn nữa vẫn diễn!” - ông Hùng cười xòa, ánh lên niềm tự hào khi kể về một nghề gian khó nhưng đầy giá trị văn hóa.

Hồn cốt ngàn năm của dân tộc

Trong trí nhớ của nghệ nhân Nguyễn Đăng Hùng, rối nước đã có từ lâu lắm rồi. "Từ khi tôi sinh ra, cha ông tôi đã múa rối nước. Nghề này cứ thế truyền qua từng thế hệ, từ ông cha đến con cháu, gắn liền với đời sống, với văn hóa của chúng tôi," ông chia sẻ.

Theo các nghiên cứu, múa rối nước ra đời từ thời nhà Lý, cách đây khoảng 10-11 thế kỷ, gắn với nền văn minh lúa nước và cuộc sống dân dã của đồng bằng Bắc Bộ. Điều đặc biệt là nghệ thuật rối nước chỉ có ở Việt Nam, với sân khấu là mặt nước. Bốn yếu tố quan trọng làm nên nghệ thuật múa rối nước là: Con rối, người điều khiển rối, dàn nhạc và thủy đình. Con rối, làm từ gỗ sung, nhẹ để nổi trên nước, có hình thù sinh động, màu sắc tươi tắn và mang tính tượng trưng cao. Sân khấu được gọi là "thủy đình", mô phỏng kiến trúc thủy đình chùa Thầy, là nơi nghệ sĩ ẩn mình, điều khiển những con rối qua những thanh tre chìm dưới nước.

Trong kho tàng múa rối nước của Việt Nam có khoảng 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm những tiết mục hiện đại khác; trong đó phường rối Đồng Ngư thường biểu diễn 12 tiết mục kể về cuộc sống lao động thường nhật của người Việt, gọi là “tích trò”. Những tích trò về hái cau mời trầu, chăn trâu ngoài đồng, múa rồng phượng, tứ linh,... chính là những biểu hiện sống động của văn hóa - văn minh lúa nước, là hồn, là cốt, là tinh túy của dân tộc ta lưu giữ suốt hàng ngàn năm nay.

Trăn trở với rối nước

Múa rối nước, dù vẫn giữ được sức hút mạnh mẽ đối với công chúng trong và ngoài nước, nhưng vẫn đang đối mặt với nhiều thử thách khiến nghệ nhân Nguyễn Đăng Hùng trăn trở. "Khó khăn lớn nhất là truyền nghề. Hiện nay, phường rối của chúng tôi có 16-17 người thường xuyên biểu diễn, hầu hết đều đã ở tuổi trung niên, ít người trẻ tham gia. Nghề này đòi hỏi sức khỏe, sự khéo léo, và khả năng hát, diễn sao cho khớp với con rối. Làm sao để thế hệ trẻ yêu và giữ nghề, đó là điều chúng tôi luôn băn khoăn," ông Hùng chia sẻ.

Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Các nghệ sĩ chào khán giả khi kết thúc chương trình múa rối nước. Ảnh: Phương Mai.

Bên cạnh việc truyền nghề, rối nước cũng cần phải cạnh tranh với nhiều loại hình nghệ thuật giải trí khác đang phát triển rất mạnh. Có những ngày biểu diễn rối nước, phường Đồng Ngư chỉ bán được loanh quanh chục vé, đặt ra thách thức lớn cho việc duy trì hoạt động của cả phường gần hai mươi người.

Anh Minh, một khách xem rối nước chia sẻ: “Tôi rất thích xem múa rối nước, nhưng thực sự ngày nay có quá nhiều cách để giải trí. Chẳng hạn mới vừa rồi có concert thu hút hàng chục nghìn người đi xem, hoặc các chương trình truyền hình thực tế trên tv cũng hấp dẫn không kém,... Đó là một sự cạnh tranh mạnh mẽ với các loại hình nghệ thuật truyền thống, đòi hỏi cần có những sự thay đổi trong cách tiếp cận để tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa.”

Sự chuyển mình trong thời đại mới

Không thể để một loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo như múa rối nước nằm im trong kỷ nguyên văn hóa trỗi dậy của dân tộc, nhiều sáng kiến mới đã ra đời, kết nối nghệ thuật truyền thống với nhịp sống đương đại.

Nhiều tour du lịch cho khách quốc tế lồng ghép khám phá vẻ đẹp văn hóa Việt Nam như tour du lịch đến Nhà hát múa rối Thăng Long hay tour du lịch đến Bảo tàng Dân tộc học. Đây là một cách hiệu quả để vừa tạo nguồn thu vững chắc cho nghệ nhân múa rối nước, vừa giới thiệu những nét đẹp văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Bà Sabreno, khách du lịch từ Pháp chia sẻ khi xem múa rối nước: “Đây là lần đầu tiên tôi xem múa rối nước, và cũng là lần đầu tôi thấy một sân khấu được dựng ở dưới nước thế này. Những tiết mục giúp tôi hiểu hơn về văn hóa và cuộc sống của người Việt Nam. Tôi thích nhất là tiết mục múa rồng, khi hai con rồng phun nước là phun lửa, rất thú vị, rất ngầu!”

Nhiều người trẻ hiện nay cũng rất quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống. Mới đây, một nhóm sinh viên từ trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã kết hợp với Bảo tàng Dân tộc học và Phường rối Đồng Ngư đã tổ chức sự kiện “Vân nước - Dáng mộc” để giới thiệu nghệ thuật rối nước truyền thống tơi đông đảo công chúng. Sự kiện đã thu hút nhiều bạn trẻ và du khách tham quan bảo tàng tới trải nghiệm tô rối mộc và xem rối nước.

Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Một du khách nước ngoài trải nghiệm hoạt động khám phá rối nước trong chương trình Vân nước - dáng mộc của các bạn sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Phương Mai.

Các cấp chính quyền cũng đã có những bước đi mạnh mẽ trong việc bảo vệ nghệ thuật truyền thống, từ việc tôn tạo phường rối đến phong danh hiệu nghệ nhân cho các nghệ sĩ múa rối nước. Những con rối, dụng cụ liên quan đến rối được trưng bày, giới thiệu nhiều hơn tới công chúng. Những nhà thờ tổ nghề rối cũng được xây dựng trang trọng trong niềm vui của các nghệ nhân nhiều đời gắn bó với rối.

Đây là tín hiệu tích cực cho thấy nghệ thuật truyền thống đang tìm lại vị thế của mình trong thời đại mới. Để múa rối nước không chỉ sống mãi trong quá khứ mà còn vươn xa trong tương lai, cần sự kết hợp giữa sáng tạo nghệ thuật, sự hỗ trợ từ cộng đồng và lòng nhiệt huyết của nhiều thế. Múa rối nước không chỉ là một môn nghệ thuật, mà còn là lời kể về đời sống, văn hóa của dân tộc, xứng đáng được gìn giữ và lan tỏa trên thế giới.

Kim Quyên - Phương Mai

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 "Chúng ta là một" năm nay sẽ diễn ra vào ngày 3 và 4/5 tại Nhà hát ngoài trời số 1, thành phố Suwon.
Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Tập thơ "Cùng Việt Nam" - tuyển tập thơ phản chiến của các nhà thơ Tây Ban Nha - đã chính thức ra mắt bạn đọc Việt Nam với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa Tây Ban Nha và Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam. Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành tác phẩm này đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ngày 23/4, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ phát động và kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” với tinh thần “Tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” là góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Quận Thanh Xuân: 1.168 công nhân giỏi được bình chọn, khen thưởng ở cơ sở

Quận Thanh Xuân: 1.168 công nhân giỏi được bình chọn, khen thưởng ở cơ sở

Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân Cao Đắc Tiến cho biết, các đơn vị đã xét chọn để khen thưởng trong Tháng Công nhân với 1.168 công nhân giỏi được bình chọn, khen thưởng ở cơ sở; 30 công nhân giỏi, lao động giỏi biểu dương cấp quận.
Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bắt đầu từ văn hóa

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bắt đầu từ văn hóa

Với giá trị cốt lõi là tinh thần đoàn kết, sự sáng tạo, sự tận tâm và lòng yêu nghề; 20 năm hình thành và phát triển, Công ty CP dịch vụ Bảo vệ chuyên nghiệp An ninh miền Bắc không chỉ ngày một lớn mạnh, mà còn khẳng định thương hiệu, uy tín trên thị trường ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Đặc biệt, việc xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn về văn hóa, không chỉ tạo ra môi trường đào tạo cơ bản, chính quy, chuyên nghiệp, lành mạnh... mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động.
Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương

Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH ĐMT Trung Nam - Thuận Nam nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương

nhiều lần đưa tiền mặt cho cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương
Cử tri đề nghị chặn đứng nạn hàng giả, chấm dứt tình trạng lừa đảo

Cử tri đề nghị chặn đứng nạn hàng giả, chấm dứt tình trạng lừa đảo

Cử tri và Nhân dân đề nghị các cơ quan chức năng đấu tranh quyết liệt, kiên quyết xử lý chặn đứng, đẩy lùi nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, chấm dứt tình trạng lừa đảo, đăng tin thất thiệt, xuyên tạc trên các trang mạng xã hội.

Tin khác

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 "Chúng ta là một" năm nay sẽ diễn ra vào ngày 3 và 4/5 tại Nhà hát ngoài trời số 1, thành phố Suwon.
Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Tập thơ "Cùng Việt Nam" - tuyển tập thơ phản chiến của các nhà thơ Tây Ban Nha - đã chính thức ra mắt bạn đọc Việt Nam với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa Tây Ban Nha và Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam. Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành tác phẩm này đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Báo Sài Gòn Giải Phóng ra mắt công trình báo chí dữ liệu về Thành phố Hồ Chí Minh

Báo Sài Gòn Giải Phóng ra mắt công trình báo chí dữ liệu về Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 23/4, Báo Sài Gòn Giải Phóng chính thức ra mắt công trình báo chí dữ liệu đặc biệt mang tên “Thành phố Hồ Chí Minh 50 năm: Những dấu ấn tự hào qua trang Báo Sài Gòn Giải Phóng”.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc diễn ra từ 6 - 8/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến có khoảng 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự kỳ Vesak năm nay.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.
Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Trong một buổi trò chuyện văn hóa mang tên “Lắng nghe Bụt bước giữa đời” diễn ra tại Hà Nội, đông đảo bạn trẻ đã tham dự để tìm hiểu về cuộc đời và tư tưởng của hai vị vua thiền sư nhà Trần. Đây không chỉ là một cuộc gặp gỡ văn hóa, mà còn là hành trình trở về cội nguồn, nơi giá trị lịch sử và tâm linh của dân tộc được soi chiếu qua lăng kính trẻ trung và đầy khát vọng học hỏi.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động