Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

(LĐTĐ) Sáng 19/11, Lễ khai mạc trưng bày "Gốm Việt Nam: Một truyền thống riêng biệt - Nhìn từ sưu tập An Biên" được tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội). Triển lãm trưng bày gần 70 hiện vật gốm men được tuyển chọn từ bộ sưu tập cổ vật An Biên của nhà sưu tập Trần Đình Thăng (Hải Phòng) và một số hiện vật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Tinh hoa gốm Việt nhìn từ bộ sưu tập An Biên Để nghề gốm truyền thống có sức sống bền bỉ Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề qua chuỗi hoạt động “Chuyện của gốm”
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Lễ cắt băng khai mạc Triển lãm "Gốm Việt Nam: Một truyền thống riêng biệt - Nhìn từ sưu tập An Biên" nằm trong hoạt động chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam - 23/11/2021. Chương trình tổ chức bởi Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Hội Di sản Văn hoá Việt Nam và Sưu tập An Biên. Triển lãm trưng bày gần 70 hiện vật gốm men đặc sắc gồm các chủ đề: Gốm Việt Nam 10 thế kỷ đầu Công nguyên, Gốm Việt Nam thế kỷ 11-14, Gốm Việt Nam thế kỷ 15-17, Gốm Bát Tràng thế kỷ 18-19.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Trên nền tảng truyền thống gốm Đông Sơn, kỹ thuật làm gốm men được cho là có niên đại cách đây trên 2.000 năm. Mở đầu cho chủ đề “Gốm Việt Nam 10 thế kỷ đầu Công nguyên” là mô hình nhà bằng gốm đất nung, được tìm thấy tương đối nhiều ở trong những ngôi mộ, thuộc vùng Hải Phòng, Quảng Ninh. Đây là những cơ sở, nền tảng để hình thành nên các dòng gốm men phát triển ở các thời kỳ sau đó, đặc biệt là từ thời Lý - Trần.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Trong giai đoạn thế kỷ 1-3, người Việt Nam đã biết làm cốc đốt hương, cốc có quai, hòa - tửu khí thời cổ, dùng để đựng nước pha rượu, bình, hộp đựng lược, bình hình thú,... từ kỹ thuật sản xuất gốm men. Ở thời kỳ này, gốm có hai loại: men chì và men tro. Gốm men chì và men tro thịnh hành đều là các đồ minh khí - vật thu nhỏ tượng trưng cho đồ dùng hằng ngày, người xưa thường chôn theo trong mộ người đã khuất, mà không có các đồ dùng sinh hoạt.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Các hiện vật từ thời xa xưa đã có hình dáng, họa tiết gắn liền với những vật dụng quen thuộc, vẫn được sử dụng cho đến tận ngày nay. Từ đó cho thấy người Việt Nam đã tiếp thu kỹ thuật làm gốm men tiên tiến đương thời của Trung Hoa. Các kỹ thuật như làm khuôn, gắn chắp các thành phần sau đồ khuôn, tráng men và nung với nhiệt độ cao trong lò, phát triển quy mô, tổ chức sản xuất, tạo ra dòng gốm mang sắc thái riêng và đưa Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia trên thế giới có nghề sản xuất đồ gốm men ra đời sớm và phát triển liên tục.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Bước vào thế kỷ 11-14, các dòng gốm men đã hình thành và phát triển rất phong phú, đa dạng: Gốm men trắng, gốm men ngọc, gốm men xanh lục, gốm men nâu, gốm hoa nâu và cuối thế kỷ 14 xuất hiện gốm hoa lam. Tuy nhiên các mẫu mã gốm trong thời kỳ này lại không đa dạng, chủ yếu tập chung vào sản xuất bát, đĩa, âu, ấm, ổng nhổ.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Gốm men nâu thời Lý - Trần cũng chủ yếu là các loại hình ấm, bát (trản), bình, lọ phục vụ cho việc thưởng thức trà. Điều đó cho thấy, thời kỳ này cũng rất thịnh hành kiểu uống trà giống như thời Tống, các sản phẩm gốm men nâu Lý - Trần rất được ưa chuộng và xuất khẩu sang Nhật Bản phục vụ các nghi thức trà đạo. Đồ gốm Việt Nam thời Lý - Trần đã phát triển mang tính độc lập, tạo nên một trong những trang sử rực rỡ nhất của truyền thống sản xuất gốm sứ Việt Nam với loại hình phổ biến là: liễn, ấm, đài sen, âu, bát, đĩa.... được sản xuất phục vụ sinh hoạt, tiêu dùng từ cung đình đến dân gian.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Các loại ấm, bát men,... làm từ gốm hoa nâu được xem như một đặc trưng nổi trội nhất trong truyền thống gốm Việt Nam. Loại hình gốm hoa nâu thời Lý có kích thước nhỏ, trang trí tinh xảo, mềm mại, uyển chuyển; sang thời Trần, gốm hoa nâu thường có kích thước lớn hơn, trang trí phong phú, phóng khoáng, khỏe khoắn và mang nhiều yếu tố tả thực hơn. Đặc trưng kỹ thuật khiến cho hoa văn trang trí gốm hoa nâu vô cùng phong phú, sinh động và mang tính đơn nhất, giá trị thẩm mỹ cao.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Đồ gốm tráng men thời Lý - Trần ở cuối thế kỷ 14 được cho là điểm đặc sắc nhất của triển lãm: “Gốm Việt Nam: Một truyền thống riêng biệt - Nhìn từ sưu tập An Biên”. Các sản phẩm này có hình dáng và hoa văn trang trí khá giống với đồ gốm thời Tống ở miền Nam Trung Quốc, tuy nhiên có những loại hình và hoa văn mang đậm văn hóa Việt Nam như các loại bát, đĩa khắc, in khuôn hoa sen, hoa cúc, dây lá,…
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Gốm Việt Nam thế kỷ 15-17 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ mối quan hệ giao lưu thương mại giữa Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Đồ gốm trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng, được sản xuất nhiều chủng loại có trình độ kỹ thuật cao.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Các loại hình chủ yếu của gốm Việt Nam trong thế kỷ 15-17 là đồ dùng sinh hoạt, đồ thờ (bát, đĩa, âm, ang, hộp lư hương, tượng nghệ, chân đèn...), dòng men tiêu biểu là hoa lam, nhiều màu, lam xám, với đề tài trang trí chủ yếu là rồng, phượng, mây,... Một số trung tâm sản xuất gốm sứ nổi tiếng thời kỳ này: Thăng Long, Bát Tràng (Hà Nội), Nam Sách, Bình Giang (Hải Dương),...
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Thế kỷ 15-16 xuất hiện các loại gốm men nhiều màu. Đến thế kỷ 16-19, gốm men nặng lửa hòa sắc (chảy trộn vào nhau) được ưa chuộng dùng làm các loại đồ thờ như lư hương, chân đèn, tượng nghê, long đình,…
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Gốm Bát Tràng thế kỷ 18 – 19 chủ yếu là đồ dùng sinh hoạt, đồ thờ, đồ trang trí, đồ đặt hàng phù hợp thị hiếu người dùng đương thời như: lư hương, ấm, bình vôi, tượng nghê... Các dòng men của gốm Bát Tràng thời này là men rạn, rạn lam...
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Còn rất nhiều các hiện vật được trưng bày tại bảo tàng. Đó không chỉ là công sức thu thập của nhà sưu tập Trần Đình Thăng trong bộ sưu tập cổ vật An Biên mà còn là thành quả của quá trình bảo tồn, gìn giữ các hiện vật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Từ triển lãm, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn giới thiệu với công chúng trong và ngoài nước một bộ sưu tập gốm men phong phú, có giá trị mỹ thuật cao trải dài trên 2.000 năm phát triển của đồ gốm Việt Nam, từ đó nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc. Triển lãm mở cửa bắt đầu từ 19/11 đến hết tháng 12/2021.
Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động