Giá trị kinh tế từ quất bonsai nghệ thuật

(LĐTĐ) Những năm gần đây, làng quất Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) liên tục gây “sốt” cho thị trường quất cảnh dịp Tết nhờ chạy theo thị hiếu độc lạ của người tiêu dùng. Từ những chậu, bình “khổng lồ” có hình dáng phong thủy “bonsai” được rất nhiều người chơi quất săn đón, chủ vườn có thể thu lời hàng tỷ đồng sau mỗi vụ mùa.
Làng quất Tứ Liên nhộn nhịp khách mua - bán những ngày giáp Tết Quất cảnh làng Tứ Liên giá nào cũng có

Thu về lợi nhuận cao sau một năm chăm bón

Thị trường quất cảnh bước vào dịp tất bật đón khách những ngày cận kề Tết Nhâm Dần. Trước đó, các nghệ nhân trồng quất ở phường Tứ Liên đã phải chuẩn bị cả một năm trời để có được những cây quất đẹp, có dáng phong thủy, sẵn sàng phục vụ nhu cầu người dân. Ngoài những cây quất hội tụ đủ bốn yếu tố: Dáng đẹp, quả đẹp và đủ xanh, lá lộc non, nụ hoa tỏa sáng, xu hướng trồng quất bonsai trong bình tạc linh vật đại diện cho năm mới cũng được rất nhiều người ưa chuộng.

Giá trị kinh tế từ quất bonsai nghệ thuật
Thị trường sốt cây quất cảnh “bonsai” vẫn không hạ nhiệt nhưng lại bán chậm hơn mọi năm.

Ghé thăm vườn quất cảnh rộng 2.500 m2 của anh Lê Xuân Lĩnh, chúng tôi được tận mắt chứng kiến hàng nghìn cây quất “bonsai” nghệ thuật đang dần được gắn biển đã bán và cho thuê. Hơn 1.400 cây quất cảnh với những tạo hình độc đáo, được trồng trong chậu khổng lồ, có cây là tiểu cảnh mini, có cây mọc trên đá, có cây phát triển trong những bức tượng, những ngôi nhà… đa dạng về mẫu mã.

Theo anh Lĩnh, quất “bonsai” hiện đang có giá cho thuê dao động từ 800 nghìn đồng đến gần 100 triệu đồng. Vào các năm thời tiết thuận lợi, cây phát triển theo dáng đẹp thì được giá cao. Cây quất cảnh vốn khó tạo hình hơn cây xanh, cây si. Để có được một chậu quất “bonsai” độc đáo thì phải bắt đầu chăm bón từ mùng 6 Tết Âm lịch trở đi.

Việc làm giàn cây, uốn bẻ cho kịp thời vụ mất nhiều thời gian, có thể đến hết tháng 2 Âm lịch. Nếu như tạo hình từ đầu đến khi cây phát triển mà dáng xấu thì lại không được giá. Đến tháng 5 hoặc tháng 6 phải bắt hoa để cây cho ra quả. Nhiều chậu cảnh phải mất từ 1 năm - 2 năm mới cho ra dáng đẹp. Tuy nhiên, công sức bỏ ra cũng không ít ỏi, nhiều khi phải ăn ngủ tại vườn để chăm cây, nhưng vẫn thấp thỏm vì lo quất trượt vụ.

Được biết, chi phí đầu tư cho hàng nghìn cây quất cảnh của vườn nhà anh Lĩnh khá tốn kém. Riêng bình trồng cây, đá nghệ thuật, nhà gốm, tượng gốm… phải đặt tận xưởng sản xuất. Nói về thu nhập hiện tại, anh Lĩnh chia sẻ: “Tại vườn của tôi có rất nhiều cây đặc sắc, độc lạ, nhiều cây mang dáng dấp hiện đại, nhưng cũng đã bán và cho thuê hết. Có cây cho thuê giá 80 triệu đồng nhưng hiện nay cũng đã được bán ra. Khách quen cứ đến hỏi, chúng tôi lại chuyển cây đến tận nhà. Năm nay bán chậm nhưng hầu như nhà vườn chúng tôi vẫn kiếm được một nguồn thu nhập đều đặn, lợi nhuận hàng tỷ đồng”.

Tương tự, chị Đào Nhật Linh - chủ của một vườn quất cảnh Tứ Liên tâm sự: “Quất bonsai có chi phí đầu tư gấp 2 đến 3 lần so với đầu tư một vườn quất thông thường. Tuy nhiên nguồn thu về thì khá, cũng ổn định theo từng năm, nếu bán được hết số cây trong vườn sẽ thu lãi gần chục tỷ đồng. Năm nay, có rất nhiều người đã tìm tới và đặt cây trước để về chơi Tết sớm hơn 1 đến 2 tuần. Khách công ty, tư nhân hỏi thuê rất nhiều, có khi họ còn đặt mua để đem đi làm quà biếu. Những chậu cây quất phong thuỷ độc đáo có giá bán từ 10 đến 15 triệu đồng tuỳ vào từng mẫu mã, chủng loại”.

Đáp ứng nhu cầu chơi quất bonsai trong bình tạc linh vật hổ, chị Nguyễn Thị Phượng - chủ vườn Quốc Phượng Hoàng đang bán quất loại này với mức giá trung bình từ 1-1,5 triệu đồng/chậu. Chị Phượng cho hay: “Năm nay cây quất trên tượng hổ khó bán do con vật này đại diện cho sức mạnh, vốn không thân thiết, gần gũi với con người. Do đó nhà vườn vẫn đẩy mạnh việc kinh doanh chủ yếu là quất “bonsai” phong thủy. Bình quất Phúc Lộc Thọ bán với giá 3 triệu đồng là loại quất được nhiều người hỏi mua nhất tại vườn.

Thông thường, cứ vào dịp Tết, cây quất sẽ được tạo hình trên các chậu. Để có một cây quất cảnh đẹp đòi hỏi người nghệ nhân phải rất khéo léo và kỳ công. Sẽ mất khoảng 8 tháng để cây quất có thể xuất ra thị trường, tính từ khi bắt đầu gieo mầm, uốn nắn cho đến khi ra sản phẩm cuối cùng độc đáo và hiện đại. Đến khi bán ra, thu lợi nhuận về cũng đã mất một năm trời bỏ công sức chăm sóc cây cảnh. Bù lại gia đình nhà tôi kiếm bội từ quất cảnh dịp Tết, thu nhập khá ổn định”.

Thị trường chậm nhưng vẫn được giá

Làng quất Tứ Liên từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng quất cảnh. Vài năm trở lại đây, do nhu cầu của thị trường tiêu thụ cây cảnh để trưng bày trong những ngày Tết đến xuân về, nên các nhà vườn tại làng đã không ngừng sáng tạo ra những chậu quất bonsai có giá trị cao cả về nghệ thuật và kinh tế. Phần lớn các hộ gia đình kinh doanh quất cảnh Tứ Liên đều sử dụng đất nông nghiệp có sự hỗ trợ từ Nhà nước. Ảnh hưởng từ dịch bệnh, theo nhiều chủ vườn, hiện các thương lái đặt mua rất ít, được khoảng 20 - 30%. Tuy nhiên, được sự ủng hộ rất lớn từ Hội Làng nghề truyền thống quất cảnh của địa phương, nên phần thiệt hại cũng được cải thiện đáng kể.

Giá trị kinh tế từ quất bonsai nghệ thuật
Cây quất cảnh cho thuê có giá 80 triệu đồng tại nhà vườn Xuân Lĩnh.

Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch Hội làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên Ngô Thị Ngà cho biết, hiện có khoảng 400 hộ trồng quất cảnh, người lao động lên đến 600 hộ dân với tổng diện tích 30 ha. Mỗi nhà vườn sử dụng khoảng 1.000 m2, số lượng quất vào khoảng vài trăm đến cả nghìn gốc.

Nói về tình hình sức mua bán quất cảnh năm nay, bà Ngà cho hay: “Thị trường quất đến giờ này so với mọi năm nhộn nhịp người đi thăm vườn, còn khách mua quất thì vẫn chậm. Quất cảnh vẫn bán được giá nhưng hiện tại số lượng bán ra chưa đạt được 30% trên tổng diện tích. Quất Tứ Liên bán buôn cho các tỉnh lẻ khá nhiều, như mọi năm, thời điểm đầu tháng Chạp, các người ngoại tỉnh đổ về lấy quất bán buôn đã đạt được khoảng 50%. Tuy nhiên năm nay các tỉnh về ít do dịch Covid-19 nên lượng quất ra khỏi vườn cũng hạn chế. Nhìn chung mặt bằng bán quất chậm hơn hẳn vì vắng khách”.

Theo Chủ tịch Hội làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên, trong năm nay không thể tổ chức hội chợ thúc đẩy việc kinh doanh quất cảnh cho các hộ dân, Hội làng nghề đã phối hợp với phường Âu Cơ tổ chức tập huấn bán hàng online qua mạng, cùng các hộ dân để tháo gỡ những thiệt hại về mặt kinh tế.

Một năm khó khăn chồng chất khi vừa dịch bệnh khiến nhu cầu của khách hàng giảm, vừa thời tiết không ủng hộ, quá trình sinh trưởng của cây cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cây quất phụ thuộc vào thời tiết nhưng không nhiều như cây đào nên thời điểm sát Tết chỉ cần tưới nước là được. So với các năm trước, mặc dù sức mua có giảm nhưng người trồng quất ở làng Tứ Liên vẫn có một cái Tết ấm no vì không phải lo lắng quá nhiều về tình trạng hàng ế ẩm.

Bà Ngà cũng cho rằng nhiều chủ vườn đang phải nỗ lực để có được chất lượng cây tốt, đồng đều cung ứng ra thị trường dịp Tết Nhâm Dần năm nay. Những ngày này, người dân phải thường xuyên túc trực để vừa chăm bón cây, làm thay việc của những lao động thời vụ để tiết kiệm chi phí chăm bón. Bên cạnh việc bán quất phát triển kinh tế, người trồng quất ở Tứ Liên còn đóng vào sắc màu du lịch cho ngày Tết ở mọi nhà của Thủ đô./.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/4, tại hội trường Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đường Lâm, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 7 đã tiếp xúc với hơn 100 cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành Thành phố; lãnh đạo Thị xã.
Tháng Công nhân, nhiều hoạt động hướng về người lao động

Tháng Công nhân, nhiều hoạt động hướng về người lao động

(LĐTĐ) Với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, Tháng Công nhân năm 2024 được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông triển khai tới các cấp Công đoàn trên địa bàn quận với nhiều hoạt động sôi nổi; trong đó, trọng tâm của các hoạt động là hướng về đoàn viên, người lao động.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo đúng đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định về Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế Thành phố, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trong công tác cung cấp thông tin của đối tượng mua, thuê, thuê mua NƠXH và chế độ hậu kiểm.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

(LĐTĐ) Sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ” vừa diễn ra tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.

Tin khác

Hà Nội đẹp đẽ, thơ mộng trong Going Home - Kenny G

Hà Nội đẹp đẽ, thơ mộng trong Going Home - Kenny G

(LĐTĐ) Trong bản nhạc kinh điển Going Home, khán giả vừa được nghe tiếng kèn saxophone của nghệ sĩ nổi tiếng thế giới Kenny G, vừa được chiêm ngưỡng các địa danh nổi tiếng, đẹp đẽ, thơ mộng của Hà Nội. Đây là sản phẩm âm nhạc đặc biệt do Báo Nhân Dân phối hợp IB Group thực hiện, nhằm quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra tiến độ Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá

Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra tiến độ Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đi kiểm tra tiến độ thi công Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá. Cùng đi có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn.
Hiểu đúng để triển khai đúng Phong trào “Kế hoạch nhỏ”

Hiểu đúng để triển khai đúng Phong trào “Kế hoạch nhỏ”

(LĐTĐ) Trước sự việc gây xôn xao dư luận tại một trường học ở quận Hoàng Mai liên quan đến Phong trào “Kế hoạch nhỏ”, Hội đồng Đội thành phố Hà Nội đã có các văn bản nêu rõ ý nghĩa của phong trào này và đề nghị các đơn vị hiểu đúng, triển khai đúng, lưu ý không thu tiền dưới mọi hình thức.
Trình diễn nghệ thuật múa rồng đỉnh cao tại huyện Thanh Oai

Trình diễn nghệ thuật múa rồng đỉnh cao tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 14/4, Liên hoan nghệ thuật múa rồng mở rộng huyện Thanh Oai lần thứ II - năm 2024, diễn ra tại sân vận động xã Bình Minh. Đây là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, sự kiện tiêu biểu nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Lễ hội Bình Đà Xuân Giáp Thìn 2024.
Quận Hoàng Mai tổng kết việc thực hiện 2 văn bản quan trọng của Trung ương

Quận Hoàng Mai tổng kết việc thực hiện 2 văn bản quan trọng của Trung ương

(LĐTĐ) Ngày 12/4, Quận ủy Hoàng Mai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa X) về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế trong tình hình mới” và tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển Văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Hà Nội: Thu nhập của công nhân lao động tăng hơn 3 lần sau 15 năm

Hà Nội: Thu nhập của công nhân lao động tăng hơn 3 lần sau 15 năm

(LĐTĐ) Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, đời sống vật chất, tinh thần của công nhân lao động Thủ đô từng bước được cải thiện. Thu nhập của công nhân lao động cơ bản được đảm bảo theo quy định, đều tăng qua các năm, tiền lương bình quân năm 2008 của người lao động trên 2 triệu đồng/người/tháng, đến năm 2023 đã tăng lên mức 6,5 triệu đồng/người/tháng.
Tập trung giải phóng mặt bằng đường Tam Trinh và nhiều dự án quan trọng ở quận Hoàng Mai

Tập trung giải phóng mặt bằng đường Tam Trinh và nhiều dự án quan trọng ở quận Hoàng Mai

(LĐTĐ) Chiều 10/4, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Hoàng Mai khóa 4 đã tổ chức hội nghị lần thứ 17 đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị quý I; phương hướng, giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.
Huyện Mê Linh đề xuất làm đường ven đê sông Hồng

Huyện Mê Linh đề xuất làm đường ven đê sông Hồng

(LĐTĐ) Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai vùng bãi sông Hồng, huyện Mê Linh kiến nghị Thành phố xây dựng và ban hành đề án thăm dò mỏ khoáng sản toàn bộ vùng đất bãi để định hướng quy hoạch phù hợp với phát triển du lịch; xây dựng quy chế phối hợp mới trong quản lý khoáng sản ở khu vực giáp ranh giữa các địa phương; đầu tư hạ tầng thiết yếu để thu hút đầu tư như tuyến mặt đê và đường gom 2 bên chân đê sông Hồng.
Đẩy mạnh điều động, luân chuyển cán bộ cấp phòng đảm bảo đúng quy định

Đẩy mạnh điều động, luân chuyển cán bộ cấp phòng đảm bảo đúng quy định

(LĐTĐ) Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố chỉ đạo các sở, ngành đẩy mạnh thực hiện điều động, luân chuyển cán bộ cấp phòng, bảo đảm đúng quy định, tạo động lực thúc đẩy hiệu quả công tác và phục vụ người dân, cũng như phòng ngừa, hạn chế tiêu cực; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, sở, ngành nào làm chậm phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu.
Xem thêm
Phiên bản di động