Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Tầm nhìn, tư duy mới tạo ra cơ hội và giá trị mới

(LĐTĐ) Kết luận của Bộ Chính trị nêu rõ, Quy hoạch Thủ đô cần có "tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội", tạo ra "cơ hội mới - giá trị mới" trong phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" cả trước mắt và lâu dài.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 80-KL/TW ngày 24/5/2024 về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Kiên định quan điểm con người là trung tâm của sự phát triển

Kết luận nêu, trong những năm qua, Thủ đô Hà Nội luôn khẳng định vị thế trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế , văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế; có bề dày lịch sử, văn hóa với số lượng di sản, di tích lớn nhất cả nước, hệ thống danh lam thắng cảnh phong phú và đặc sắc; có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Tầm nhìn, tư duy mới tạo ra cơ hội và giá trị mới
Hạ tầng giao thông Hà Nội.

Bộ Chính trị cơ bản thống nhất với các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn và nội dung chủ yếu của các quy hoạch. Theo đó, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển, có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược; bám sát, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có liên quan; thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia. Quy hoạch Thủ đô cần có "tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội", tạo ra "cơ hội mới - giá trị mới" trong phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" cả trước mắt và lâu dài.

Kiên định quan điểm "con người là trung tâm của sự phát triển", "văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng nhất để phát triển Thủ đô"; xác định giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lỗi trong chiến lược xây dựng và phát triên Thủ đô; đồng thời, chú trọng đẩy mạnh xây dựng thể chế đồng bộ, quản trị hiện đại theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thành phố Hà Nội tiếp tục rà soát, xác định rõ chức năng, vị trí, vai trò của Thăng Long - Hà Nội trong suốt hơn 1.000 năm lịch sử và các tiềm năng, lợi thế, đặc thù riêng của Hà Nội để khai thác, phát huy tối đa cho phát triển Thủ đô.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Tầm nhìn, tư duy mới tạo ra cơ hội và giá trị mới
Đẩy mạnh khâu đột phá về kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị.

Đánh giá cụ thể các hạn chế, bất cập để thấy rõ nguyên nhân gốc rễ của điểm nghẽn, nút thắt, từ đó có tư duy đổi mới, giải pháp đột phá, chiến lược gắn với lộ trình ưu tiên thực hiện. Giải pháp thực hiện các quy hoạch cần gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả với các cơ chế, chính sách ưu tiên, vượt trội để phát triển Thủ đô, gắn với Luật Thủ đô (sửa đổi). Nghiên cứu dự báo, tính toán kỹ lưỡng vấn đề dân số, phù hợp với tốc độ đô thị hóa và phát triển của Thủ đô trong từng giai đoạn.

Tăng cường phân cấp, phân quyền, cơ chế thí điểm phù hợp, hiệu quả cho Thủ đô, trọng tâm là các lĩnh vực đầu tư, tài chính, thu hút nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, cơ chế hợp tác công tư, quy hoạch, đất đai, phát triển văn hóa, quản lý phát triển đô thị, quản lý trật tự xây dựng, giao thông, vệ sinh, môi trường, chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, dân cư, tô chức bộ máy, cán bộ, biên chế nhằm tạo sự chủ động sáng tạo, tăng tính tự chủ, tự lực, tự cường, tự chịu trách nhiệm, cơ chế kiếm soát quyền lực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Thủ đô Hà Nội…

Sắp xếp, phân bố không gian phát triển kinh tế - xã hội...Tăng cường kết nối vùng, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa Hà Nội với các địa phương trong vùng và cả nước. Thống nhất về sự cần thiết bổ sung chức năng lưỡng dụng cho các sân bay quân sự Gia Lâm, Hòà Lạc; đồng thời, nghiên cứu thành lập sân bay thứ hai...

Cần ưu tiên triên khai sớm việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị; riêng việc đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi xuyên tâm qua khu trung tâm thành phố Hà Nội, qua ga Hà Nội theo đề xuất của Ban cán sự đảng Chính phủ, đề nghị tiếp tục nghiên cứu cần trọng, đánh giá tính khả thi, hiệu quả cũng như sự phù hợp, đồng bộ với Quy hoạch mạng lưới đường sắt.

Trục Sông Hồng sẽ là “biểu tượng phát triển mới”

Hà Nội tiếp tục rà soát các phương án quy hoạch để phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù, lấy kinh tế, phát triển không gian đô thị là động lực chủ yếu, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong đó, tại khu vực nội đô lịch sử, quan tâm cải tạo, chỉnh trang đô thị trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn và phát triển…

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Tầm nhìn, tư duy mới tạo ra cơ hội và giá trị mới
Phát triển đô thị theo mô hình chùm đô thị với đô thị trung tâm và các thành phố trong Thủ đô...

Nghiên cứu, phát triển các mô hình kinh tế đêm đặc thù đối với từng khu vực, xây dựng thành phố Hà Nội trở thành điểm đến an toàn, sôi động, hấp dẫn, đặc sắc có thương hiệu về kinh tế đêm, đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách, có năng lực cạnh tranh cao hơn so với các điểm đến khác trong nước và quốc tế. Chú trọng hơn nữa việc khai thác lợi thế sông, hồ của Hà Nội, nhất là là tiềm năng Hồ Tây, Sông Hồng, Sông Đuống, Sông Tô Lịch. Xác định khu vực dự trữ phát triển cho thế hệ tương lai.

Sắp xếp, phân bố không gian hợp lý để tập trung phát triên công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn… Đặc biệt, cần chú trọng nghiên cứu phương án phát triển trục Sông Hồng để Sông Hồng thực sự là trung tâm phát triển của Thủ đô với sự phân bố hài hòa các không gian sinh thái, không gian văn hóa, lịch sử, không gian xanh, không gian đô thị hiện đại hai bên bờ Sông Hồng, góp phần tạo diện mạo mới của Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, với mục tiêu không gian phát triển Sông Hồng sẽ là "biểu tượng phát triển mới" của Thủ đô…

Hà Nội cần xác định vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường các sông, hồ, không khí... quy hoạch các khu xử lý rác thải, chất thải rắn bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả là yêu cầu cấp bách, cần tập trung, ưu tiên thực hiện.

Đẩy mạnh khâu đột phá về kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị, phấn đấu trước năm 2035 hoàn thành xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị và các đường vành đai, các nút giao thông cửa ngõ, hệ thông cầu qua Sông Hồng đê mở rộng không gian phát triển, tăng cường khả năng kết nối, giảm ùn tắc giao thông; quan tâm hệ thống giao thông kết nối vùng và quốc tế, bao gồm cả đường sắt, đường thủy, đường bộ, hàng không.

Phát triển hệ thông giao thông công cộng tích hợp giữa các loại hình xe đạp, xe buýt, đường sắt đô thị gắn với lộ trình, cơ chế, chính sách đột phá đối với chuyển đối giao thông xanh. Đồng thời, giải quyết căn bản vấn đề về nước sạch, xử lý nước thải, xử lý dứt điểm vấn đề úng, ngập...

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Tầm nhìn, tư duy mới tạo ra cơ hội và giá trị mới
Cần chú trọng nghiên cứu phương án phát triển trục sông Hồng.

Có lộ trình và cơ chế, chính sách đề thực hiện hiệu quả việc di dời các cơ sở sản xuất, y tế không phù hợp quy hoạch; chuyển các trường đại học, trụ sở các cơ quan, trụ sở các doanh nghiệp lớn ra ngoài khu vực nội đô; có phương án mở rộng không gian phát triên sang phía Bắc sông Hồng; đồng thời tiến hành cải tạo, tái thiết đô thị để nâng cao chất lượng, điều kiện sống, an toàn cho người dân…;

Tăng cường thêm các hành lang xanh, thảm xanh đê tăng diện tích đất xanh, không chỉ ở khu vực ngoại thành mà cá trong khu vực nội thành, đặc biệt xanh hoá ở khu vực nội đô lịch sử. Phát triến hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số ), công dân số, coi đây là tiền đề quan trọng để Hà Nội bứt phá trong thời kỳ tới.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện giải pháp tổ chức thực hiện các quy hoạch, nhất là giải pháp khai thác, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển như mở rộng không gian phát triển thông qua xây dựng Vành đai 4, Vành đai 5 và các trục phát triển để khai thác hiệu quả quỹ đất; khai thác hiệu quả hơn nữa không gian trên cao và không gian ngầm; đấy mạnh chuyển đổi số, số hóa các quy hoạch, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, hình thành nguồn tài nguyên số.

Nhấn mạnh rõ hơn các nhiệm vụ, giải pháp phát triển hài hòa đô thị và nông thôn hướng tới không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân cả khu vực đô thị và nông thôn.

Kế thừa định hướng quy hoạch phát triển đô thị theo mô hình chùm đô thị với đô thị trung tâm và các thành phố trong Thủ đô, các đô thị vệ tinh, các thị trấn sinh thái; phát triển đô thị theo mô hình TOD, xanh, thông minh, hiện đại, bản sắc, tạo động lực phát triển, hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước.

Xây dựng mô hình đô thị thành phố đặc trưng trong Thủ đô với các điều kiện đặc thù về mô hình quản trị, thế chế để trở thành khu vực động lực phát triển mới; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết khu vực nội đô theo hướng xanh, văn minh, hiện đại…

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều ngày 4/11, tại Hội trường Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển giao và tiếp nhận Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

(LĐTĐ) Chiều nay (5/11), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil (CTB) do ông Adilson Gonçalves de Araújo - Chủ tịch Trung tâm làm Trưởng đoàn.
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thao công chức, viên chức, người lao động năm 2024. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tin khác

Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Quận ủy Thanh Xuân tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 đối với các đảng viên đang sinh sống trên địa bàn quận. Dự lễ trao tặng có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7 tháng 11 cho các đảng viên lão thành cách mạng nhân dịp kỷ niệm 107 năm Ngày cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024).
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng

Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm tổ chức Lễ kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) và trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 cho các đảng viên lão thành cách mạng.
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Xem thêm
Phiên bản di động