Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản
Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác khoáng sản theo cơ chế đặc thù cho dự án Vành đai 4 Tăng cường công tác quản lý, khai thác khoáng sản |
Quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
Đại biểu Trần Thị Kim Nhung (Đoàn tỉnh Quảng Ninh) cho rằng, quy định về tiền cấp quyền khoáng sản chưa chỉ ra được giữa tiền cấp quyền khoáng sản đã được sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật khác như thế nào với Luật Thuế tài nguyên. Vì, về bản chất cũng đều là một khoản tiền do tổ chức, cá nhân phải đóng cho Nhà nước trong hoạt động khoáng sản.
Ảnh minh họa: Giang Nam |
Đại biểu cho biết, trong báo cáo giải trình có nói về tiền cấp quyền này, cho thấy đây là một trong những giải pháp nhằm hạn chế đầu cơ giữ mỏ để chuyển nhượng, lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, bảo đảm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được giao đặc quyền khai thác, đồng thời là nguồn thu mà nguồn thu dù thuế hay tiền gốc cũng đều là nguồn thu của ngân sách.
“Nếu như phương thức thu tiền cấp quyền khoáng sản vẫn thu theo năm, đầu năm thì thu, tổ chức, cá nhân vẫn phải làm hồ sơ thẩm định để phê duyệt tiền thu và cuối năm lại một lần nữa làm hồ sơ để quyết toán theo sản lượng khai thác, như thế sẽ tăng chi phí và số tiền để nộp vào ngân sách vẫn vậy, nếu như chúng ta gộp vào với thuế tài nguyên”, đại biểu Trần Thị Kim Nhung đề nghị.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn tỉnh Hoà Bình) cơ bản tán thành với những bổ sung của dự thảo Luật về quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cá nhân, cộng đồng dân cư nơi có khoáng sản khai thác. Quy định này góp phần tăng cường sự tham gia giám sát của nhân dân đối với hoạt động khai thác khoáng sản.
Tuy nhiên, dự thảo Luật không quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, trong báo cáo tổng kết thi hành luật cũng không đề cập kết quả thực hiện trách nhiệm của các tổ chức khai thác khoáng sản. Vì vậy, đại biểu tỉnh Hòa Bình đề nghị bổ sung quy định mức tối thiểu tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản hằng năm hỗ trợ chi phí đầu tư, nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng, bảo vệ môi trường, nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm của tổ chức khai thác tài nguyên, khoáng sản đối với các địa phương nơi thực hiện khai thác khoáng sản.
Cần khắc phục tình trạng ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn
Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn tỉnh Đắk Nông) quan tâm đến vấn đề cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, vật liệu san lấp trên diện tích đã khai thác quy hoạch bô xít. Ví dụ tại tỉnh Đắk Nông, diện tích đã và sẽ được thăm dò bô xít quá rộng, chiếm hơn 39% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đồng thời diện tích quy hoạch bô xít hiện nay không thể hiện rõ thân quặng mà bao gồm cả những khu vực ngoài thân quặng.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) thống nhất nên duy trì Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản. Theo đại biểu, tài nguyên khoáng sản là tài nguyên của quốc gia, Nhà nước độc quyền quản lý cho nên cần phải có hội đồng của Nhà nước để đánh giá. Để đảm bảo khách quan, đại biểu đề nghị trong hội đồng này có nhiều thành phần, mời doanh nghiệp và các chuyên gia tham gia để họ đánh giá trữ lượng của loại khoáng sản, để tổ chức khai thác làm sao cho có hiệu quả. |
Điều này làm cho nhiều huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Đắk Nông phần lớn có số mỏ đất san lấp như đá, than bùn nằm trong khu vực đã được thăm dò, quy hoạch thăm dò, khai thác bô xít. Nếu áp dụng nguyên tắc chỉ có những đơn vị được cấp phép khai thác bô xít mới được cấp phép khai thác vật liệu xây dựng thông thường sẽ dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng nguồn san lấp, đá làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ cho công tác xây dựng của tỉnh.
Do đó, đại biểu đề nghị xem xét và bổ sung vào dự thảo Luật các nội dung liên quan đến việc cấp phép cho các đơn vị khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng thông thường trong khu vực phát hiện có khoáng sản bô xít, bao gồm cả những đơn vị chưa được cấp phép thăm dò, khai thác bô xít, để đảm bảo không đứt gãy nguồn cung ứng vật liệu cơ bản...
Cho ý kiến về quy định “ưu tiên sử dụng lao động địa phương để thực hiện dự án khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan", đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế) đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu điều chỉnh nội dung này, vì quy định như dự thảo Luật là chưa đảm bảo tính ràng buộc đối với các doanh nghiệp.
Theo đại biểu, trong thực tế các đơn vị khai thác khoáng sản thường viện dẫn các lý do về sức khỏe, về trình độ chuyên môn để không nhận lao động tại địa phương vào làm việc tại các mỏ. Dẫn đến, không những không tạo được công ăn việc làm cho người lao động sở tại, mà còn tạo sự phản ứng gay gắt từ những người dân chịu sự tác động của việc khai thác khoáng sản, đôi lúc dẫn đến phức tạp về an ninh, trật tự tại địa phương.
“Vì vậy, đề nghị nghiên cứu điều chỉnh lại và đề nghị điểm này điều chỉnh như sau: "Tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản có bản cam kết cụ thể việc ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan", đại biểu nói. Đại biểu Nguyễn Thị Sửu cũng tán thành việc quy định các nội dung nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong khai thác khoáng sản được dự thảo Luật nêu ra.
Tuy nhiên, đại biểu cho hay, trong thực tế có những mỏ khai thác đá, xi măng, đất... lại được khai thác bằng phương pháp nổ mìn gây ra nhiều dư chấn, làm rung chuyển nhà cửa, các công trình trong phạm vi nổ. Đồng thời, tình trạng ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn... trong quá trình khai thác, vận chuyển khoáng sản thật sự gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người dân trong vùng. Dẫn đến ở nhiều nơi chứ không phải chỉ một số nơi, người dân đã kiến nghị nhiều lần, các cơ quan chức năng đã tổ chức đo đạc, giám sát.
Tuy nhiên, đại biểu phản ánh, điều đáng tiếc là kết quả cho thấy các thông số kỹ thuật vẫn trong ngưỡng an toàn, vì thực ra mắt thường khó có thể được nhìn thấy những sự ô nhiễm từ khói bụi. Dẫn đến, người dân cứ phải chịu đựng từ thế hệ này sang thế hệ khác và một số nơi đã phản ứng quyết liệt bằng cách ngăn chặn việc vận chuyển, khai thác dẫn đến mất an ninh trật tự tại những mỏ khai thác khoáng sản.
Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng, cần có những quy định chặt chẽ, cụ thể hơn giải quyết tận gốc vấn đề này và không để người dân trong khu vực bị ảnh hưởng khi tiến hành khai thác khoáng sản.
Phương Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chính sách 14/11/2024 09:59
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23