Hà Nội có văn bản báo cáo Thủ tướng về đấu giá 3 mỏ cát 1.700 tỷ đồng

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đấu giá 3 mỏ cát: Liên Mạc, Châu Sơn và Tây Đằng - Minh Châu.
Hà Nội rà soát toàn bộ quá trình đấu giá ba mỏ cát Hà Nội sẽ báo với Thủ tướng việc đấu giá 3 điểm mỏ cát trước ngày 15/12

Cụ thể, theo Văn bản số 1328/UBND-TNMT của UBND thành phố Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1087/CĐ-TTg ngày 11/11/2023 về tăng cường quản lý công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, UBND thành phố Hà Nội báo cáo tình hình đấu giá 3 mỏ cát ngày 5/11/2023 và 6/11/2023. Kết quả, 3 đơn vị trúng đấu giá với tổng số tiền khoảng 1.700 tỷ đồng.

Cụ thể, mỏ cát Châu Sơn (xã Châu Sơn, huyện Ba Vì) có trữ lượng cát được cấp quyền khai thác hơn 703.500m3. Giá khởi điểm được đưa ra là 2,881 tỷ đồng, bước giá đấu 144 triệu đồng. Qua 89 vòng đấu giá, Ban tổ chức xác định được giá trúng là 396,865 tỷ đồng, gấp hơn 137 lần giá khởi điểm. Đơn vị trúng đấu giá là Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Việt Sơn.

Mỏ Liên Mạc (phường Thượng Cát và phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm) có trữ lượng cát 508.603m3. Giá khởi điểm 2,051 tỷ đồng, bước giá đấu 103 triệu đồng. Sau 53 vòng, giá đấu trúng là 408,290 tỷ đồng, gấp gần 200 lần giá khởi điểm. Đơn vị trúng đấu giá là Công ty TNHH Đầu tư thương mại Dịch vụ KSP.

Mỏ Tây Đằng - Minh Châu (xã Minh Châu và xã Chu Minh, huyện Ba Vì) có trữ lượng cát khai thác 4.899.000m3, giá khởi điểm là 19,29 tỷ đồng, bước giá đấu 965 triệu đồng. Qua 21 vòng đấu, giá trúng đấu giá là 883,93 tỷ đồng, gấp gần 46 lần giá khởi điểm. Đơn vị trúng đấu giá là Công ty TNHH thương mại Phúc Lộc Thịnh.

Hà Nội có văn bản báo cáo Thủ tướng về đấu giá 3 mỏ cát 1.700 tỷ đồng
Ảnh minh họa (Ảnh: TTXVN)

Thực hiện các nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội báo cáo: Theo quy định, giá trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tương đương giá cấp quyền khai thác cát tại mỏ là giá cát chưa khai thác. Các đơn vị trúng đấu giá chỉ được khai thác đúng trữ lượng được phê duyệt. Để được cấp giấy phép khai thác mỏ cát (trước khi khai thác), các đơn vị phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư (Lập dự án, thiết kế mỏ...)... và các thủ tục theo quy định.

Theo công bố giá vật liệu xây dựng của Sở Xây dựng, giá cát đến chân công trình được xác định theo công thức: Giá cát tại nguồn cung cấp + chi phí vận chuyển đến công trình (giá dịch vụ vận chuyển) + chi phí bốc xếp + chi phí vận chuyển nội bộ trong công trình + chi phí hao hụt bảo quản tại hiện trường.

Như vậy, giá cát chưa khai thác (trong trường hợp này là giá trúng đấu giá quyền khai thác cát đối với 3 mỏ cát: Tây Đằng - Minh Châu, Châu Sơn, Liên Mạc lần lượt là 180.500 đồng/m3, 564.500 đồng/m3, 800.000 đồng/m3), đối chiếu với giá vật liệu xây dựng cát san lấp và cát xây dựng đến chân công trình tại địa bàn Hà Nội do Sở Xây dựng công bố; cát đổ nền 176.000 - 202.000 đồng/m3.

Theo cách hiểu thông thường, 1m3 cát chưa khai thác (theo giá trúng đấu giá) đã cao hơn, thậm chí cao gấp nhiều lần so với giá cát đến chân công trình tại địa bàn Hà Nội, dẫn đến các dự án khai thác tại 3 mỏ cát này không thể có lợi nhuận khi các đơn vị thực hiện khai thác với trữ lượng cát sẽ được cấp phép.

Khi xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư, các dự án đầu tư vừa không đạt tiêu chí về lợi nhuận kinh tế, có thể tác động xấu đến an ninh kinh tế và trật tự xã hội…

Mặt khác, sau cuộc đấu giá tại 3 mỏ cát này, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá. Do vậy, không đủ điều kiện cấp phép theo quy định tại Điều 53 Luật Khoáng sản...

Căn cứ kết quả kiểm tra nêu trên, UBND Thành phố yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện ngay các biện pháp quản lý nhà nước đối với kết quả đấu giá 3 mỏ cát này; khẩn trương rà soát, thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục để tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 3 mỏ cát trên theo quy định pháp luật, báo cáo kết quả trước ngày 12/6/2024.

Thanh tra thành phố, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Công an thành phố tiếp tục theo dõi, hỗ trợ Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ nêu trên theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, kịp thời báo cáo UBND Thành phố các nội dung khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, báo cáo kết quả trước ngày 12/6/2024.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Kiểm tra giải quyết thủ tục hành chính tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội

Kiểm tra giải quyết thủ tục hành chính tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội

Đoàn kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính (Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội) vừa kiểm tra việc xử lý phản ánh, kiến nghị của công dân về quy định hành chính và giải quyết thủ tục hành chính tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội.
Thương hiệu chăm sóc gia đình Singapore gia nhập thị trường Việt Nam với chiến lược mở rộng thị trường

Thương hiệu chăm sóc gia đình Singapore gia nhập thị trường Việt Nam với chiến lược mở rộng thị trường

Ngày 25/2/2025, BZU BZU - thương hiệu chăm sóc gia đình từ Singapore chính thức khai trương tổ hợp showroom trưng bày và văn phòng đại diện đầu tiên tại 77 Hoàng Văn Thái, Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Phân công công tác của Thủ tướng và 7 Phó Thủ tướng

Phân công công tác của Thủ tướng và 7 Phó Thủ tướng

Sau khi Quốc hội kiện toàn cơ cấu bộ máy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tạm thời phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng phụ trách cơ quan, lĩnh vực.
Tăng thuế để giảm tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tăng thuế để giảm tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Bằng cách giảm tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá thông qua việc tăng thuế, Chính phủ có thể giảm gánh nặng chi phí y tế cho quốc gia, giúp các nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn cho các mục tiêu phát triển khác.
Thị xã Sơn Tây tổ chức thành công Đại hội điểm Đảng bộ xã Xuân Sơn nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thị xã Sơn Tây tổ chức thành công Đại hội điểm Đảng bộ xã Xuân Sơn nhiệm kỳ 2025 - 2030

Trong 2 ngày (24 và 25/2), Đảng bộ xã Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đảng bộ xã Xuân Sơn được Ban Thường vụ Thị ủy Sơn Tây lựa chọn là đơn vị tổ chức Đại hội điểm cấp cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030 của Đảng bộ Thị xã.
"Gặp nhau cuối tuần" chính thức tái ngộ khán giả sau hai thập kỷ vắng bóng

"Gặp nhau cuối tuần" chính thức tái ngộ khán giả sau hai thập kỷ vắng bóng

Sau gần 20 năm vắng bóng, chương trình hài kịch đình đám "Gặp nhau cuối tuần" sẽ chính thức trở lại từ ngày 1/3/2025 trên sóng VTV3. Chương trình hứa hẹn mang đến diện mạo hoàn toàn mới, hiện đại và nhiều bất ngờ cho khán giả.
Hà Nội bổ nhiệm 10 lãnh đạo Sở, ngành sau sắp xếp

Hà Nội bổ nhiệm 10 lãnh đạo Sở, ngành sau sắp xếp

Chiều 25/2, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố về thành lập các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND Thành phố và công bố quyết định về công tác cán bộ.

Tin khác

Hà Nội bổ sung danh mục 14 dự án thu hồi đất năm 2025 với tổng diện tích 772,5ha

Hà Nội bổ sung danh mục 14 dự án thu hồi đất năm 2025 với tổng diện tích 772,5ha

Ngày 25/2, tại Kỳ họp thứ 21 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Vấn đề trách nhiệm pháp lý khi xảy ra sự cố công trình

Vấn đề trách nhiệm pháp lý khi xảy ra sự cố công trình

Từ sự cố bùn phun trào vào nhà dân, đường đi khu dân cư ngõ 7 phố Giang Văn Minh, phường Kim Mã quận Ba Đình, Hà Nội do quá trình thi công dự án đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội gây ra cho thấy, nhiều câu chuyện pháp lý liên quan đến việc đảm bảo tính mạng con người cũng như an toàn trong xây dựng. Vậy chủ đầu tư và đơn vị thi công có bị xử phạt hành chính?
Hà Nội: Tăng cường “phạt nguội” hành vi đổ trộm rác

Hà Nội: Tăng cường “phạt nguội” hành vi đổ trộm rác

Việc triển khai chương trình lắp đặt camera đang được các địa phương tiến hành khẩn trương nhằm đáp ứng nhiều mục tiêu, trong đó có việc quản lý công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/2: Tiếp tục mưa phùn, trời rét đậm

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/2: Tiếp tục mưa phùn, trời rét đậm

Dự báo ngày 24/2, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa và mưa nhỏ. Gió đông bắc cấp 2-3. Trời rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất từ: 12 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/2: Gió nhẹ, có mưa phùn vài nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/2: Gió nhẹ, có mưa phùn vài nơi

Dự báo ngày 23/2, khu vực Hà Nội có nhiều mây, có mưa, mưa nhỏ. Gió nhẹ. Nhiệt độ từ 16-20 độ C.
Nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường tại các quận nội đô lịch sử

Nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường tại các quận nội đô lịch sử

Văn phòng Uỷ ban nhân dân (UBND) Thành phố vừa ban hành Thông báo số 70/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông tại cuộc họp về công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/2: Mưa phùn, trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/2: Mưa phùn, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ngày 22/2, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa nhỏ và sương mù, trời rét.
Sớm khắc phục hiện tượng phun trào phụ gia nơi máy đào hầm TBM đi qua

Sớm khắc phục hiện tượng phun trào phụ gia nơi máy đào hầm TBM đi qua

Sáng 21/02, sau khi khắc phục sự cố phun trào chất phụ gia tại khu vực ngõ 7 Giang Văn Minh, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Ba Đình tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan theo dõi sát tình hình thực tế trên mà trên toàn tuyến máy TBM đi qua trên địa bàn.
Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 21/2: Mưa phùn và sương mù, trời rét

Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 21/2: Mưa phùn và sương mù, trời rét

Dự báo ngày 21/2, khu vực Hà Nội có nhiều mây, có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Gió nhẹ. Trời rét, nhiệt độ từ 15 đến 20 độ C.
Nỗ lực hồi sinh sông Tô Lịch

Nỗ lực hồi sinh sông Tô Lịch

Với quyết tâm trả lại vẻ đẹp vốn có cho dòng sông Tô Lịch, thành phố Hà Nội đang triển khai kế hoạch toàn diện từ việc xử lý triệt để nguồn xả thải, bổ cập nguồn nước và chỉnh trang cảnh quan. Hành trình hồi sinh dòng sông Tô Lịch đang trở nên rõ ràng hơn, nhưng mấu chốt vẫn phải là một giải pháp toàn diện để duy trì dòng sông sạch lâu dài như ngàn năm vốn có.
Xem thêm
Phiên bản di động