Phong trào toàn dân tham gia phát hiện vi phạm an toàn giao thông: Những hiệu quả bước đầu
Đề xuất tăng mức phạt tiền với một số hành vi vi phạm an toàn giao thông đường thủy Xử phạt hơn 9.000 vi phạm an toàn giao thông |
Nhiều mô hình hay phát huy hiệu quả
Mới đây, bộ phận tiếp nhận phản ánh thông tin về trật tự an toàn giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội, tiếp nhận tin báo của người dân cung cấp về việc trên đường Vành đai 3 trên cao có tình trạng xe ba bánh tự chế lưu thông, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng Cảnh sát giao thông đã chỉ đạo Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 và Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 14, kiểm tra, xử lý thông tin cung cấp phản ánh của nhân dân.
Các đơn vị thuộc Công an Thành phố đồng loạt tổ chức ra quân hưởng ứng phong trào toàn dân tham gia phát hiện, phản ánh vi phạm trật tự an toàn giao thông. Ảnh: Minh Phương. |
Theo đó, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 đã phát hiện và xử lý 1 xe ba bánh tự chế. Qua kiểm tra, người điều khiển xe là ông Đ.V.H (sinh năm 1968, trú tại số 441 Tam Trinh, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội); ông H. không phải là thương binh, điều khiển xe vi phạm vào đường cao tốc, không có giấy phép lái xe, không có giấy đăng ký xe. Tiếp đó, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 14 phát hiện xử lý 1 xe ba bánh tự chế. Qua kiểm tra người điều khiển xe là ông Đ.V.H (sinh năm 1971, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), đang điều khiển xe vào đường cao tốc, ông H. cũng không có giấy phép lái xe, không có đăng ký xe. Đội Cảnh sát giao thông số 6, số 14 đã tạm giữ 2 phương tiện trên để xử lý theo quy định.
Trước đó, nhằm huy động sự vào cuộc mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa của cả hệ thống chính trị và người dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội; lực lượng Công an Thành phố đã triển khai nhiều mô hình tiếp nhận thông tin phản ánh từ người dân thông qua mạng xã hội. Các phản ánh đối với nhiều lĩnh vực từ tin báo tố giác tội phạm, tin báo về an ninh, trật tự, an toàn giao thông hay vi phạm trật tự đô thị, trật tự công cộng. Cụ thể, Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã xây dựng kênh tiếp nhận thông tin trên Facebook qua Fanpage “Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội”. Sở Giao thông vận tải, Ban chỉ đạo 197, các quận, huyện, thị xã đã xây dựng 31 kênh tuyên truyền qua Facebook và Zalo.
Để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội cũng triển khai tiếp nhận thông tin phản ánh hành vi vi phạm qua trang Zalo “Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội” và đường dây nóng 02439424451. Sau một thời gian ngắn triển khai, Công an Thành phố đã tiếp nhận hàng trăm thông tin phản ánh; qua đó xác minh, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm từ hình ảnh người dân cung cấp.
Việc tiếp nhận, xử lý thông tin kiến nghị, phản ánh đảm bảo, đầy đủ, kịp thời; mọi thông tin tiếp nhận đều được phân loại, xử lý theo quy định; xử lý vi phạm đảm bảo quyết liệt, khách quan, nghiêm minh, triệt để. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền rộng rãi, tạo hiệu ứng răn đe, phòng ngừa xã hội. Bên cạnh đó, bảo đảm an toàn, bí mật về danh tính của người cung cấp thông tin; kịp thời động viên, khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc, tích cực trong tham gia phong trào; xử lý nghiêm đối với các hành vi lợi dụng phong trào để cung cấp thông tin sai sự thật, chống phá, tiêu cực…
Phát huy vai trò từ cơ sở
Trước đó, đầu tháng 8/2023, Công an thành phố Hà Nội cũng đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch phát động phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Hội nghị được triển khai trực tuyến từ điểm cầu Công an Thành phố đến Công an 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô.
Tại buổi phát động, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky - Phó Giám đốc Công an Thành phố, cho biết, mục đích của kế hoạch này là vận dụng triệt để thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Phấn đấu mỗi người dân là một “tuyên truyền viên”, “cộng tác viên” đắc lực với lực lượng Cảnh sát giao thông trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Đồng thời, huy động sự vào cuộc, nâng cao trách nhiệm của các sở, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Ngay tại địa phương, các phong trào toàn dân tố giác vi phạm cũng được triển khai nghiêm túc. Theo Trung tá Đậu Khánh Hoàn - Trưởng Công an phường Trung Phụng (quận Đống Đa, Hà Nội), thời gian qua, nhằm phát động phong trào toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn, Công an phường cũng đã triển khai xây dựng kế hoạch tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đến địa bàn cấp cơ sở gắn với vận động đông đảo quần chúng nhân dân trong quá trình tham gia giao thông. Chủ động phát hiện, ghi nhận, cung cấp thông tin, tài liệu phản ánh các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông…
Công an phường là đầu mối thực hiện công tác tiếp nhận, xử lý, phản hồi thông tin kiến nghị, phản ánh của người dân về hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, sau khi tiếp nhận thông tin kiến nghị, phản ánh của người dân về hành vi vi phạm, Công an phường có trách nhiệm thực hiện đầy đủ trình tự về tiếp nhận và xử lý thông tin; thông báo trực tiếp cho lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự để bố trí lực lượng kiểm tra, xử lý vi phạm hoặc tổ chức kiểm tra, xác minh, làm rõ hành vi vi phạm (nếu có), xử lý nghiêm theo quy định. Phối hợp với cơ quan thông tin, báo chí tuyên truyền kết quả xử lý rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để tạo hiệu ứng răn đe, phòng ngừa chung; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi lợi dụng phong trào để cung cấp thông tin sai sự thật, chống phá, tiêu cực.
Đồng thời, Công an phường cũng phối hợp với lực lượng chức năng áp dụng biện pháp nghiệp vụ theo quy định pháp luật để giữ bí mật về thông tin của người phản ánh, cung cấp thông tin, tài liệu; áp dụng biện pháp theo quy định pháp luật để ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người phản ánh, cung cấp thông tin, tài liệu.
Kim Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34