Phố Hàng Đào tơ lụa

Phố Hàng Đào dài 260m từ Hàng Ngang đến quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Địa danh Hàng Đào gắn với nét thanh lịch của người Tràng An cùng với sự phồn thịnh về thương mại của đất kinh kỳ.
pho hang dao to lua Phố Hàng Khay - Phố của nhiếp ảnh
pho hang dao to lua Phố Hàng Bè

Đầu thế kỷ 15, một số dân làng Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương ra đây lập nghiệp bằng nghề nhuộm màu tơ, lụa. Ngôi đình Hoa Lộc ở số nhà 90A là nơi thờ ông tổ nghề nhuộm của dân phố Hàng Đào.

Ban đầu tơ lụa nhuộm màu đỏ, màu hồng, màu hoa đào nên người ta gọi là phố Hàng Đào. Sau này thị hiếu càng phong phú, tơ lụa được nhuộm sặc sỡ hơn gồm màu vàng, màu thanh thiên, màu cánh chả, màu lục v.v…

pho hang dao to lua

Thời Pháp thuộc, trên phố Hàng Đào có một chợ phiên, họp mỗi tháng 6 lần, gọi là chợ tơ. Cứ đến ngày 1, ngày 6 (11 – 16 – 21 – 26) người làng La Khê, La Cả, làng Mỗ, Vạn Phúc, Bưởi… lại mang vải vóc của làng nghề ra họp chợ.

Đường tàu điện Bờ Hồ - Bưởi nằm giữa lòng phố chở hàng từ các nơi đến Hàng Đào, rồi từ Hàng Đào, khách buôn chở hàng về chợ Đồng Xuân giao cho các mối đi tỉnh. Tiếng chuông tàu điện leng keng nhộn nhịp vang lên dọc tuyến phố như nhịp đập rộn ràng của đời sống thương mại thị thành, thật gần gũi, quen thuộc và thân thiết.

Thế kỷ trước, một số người Ấn Độ đến Hàng Đào mở cửa hiệu bán các mặt hàng vải vóc, len dạ, tơ lụa từ Bom Bay chuyển sang. Phố Hàng Đào càng thêm đông vui sầm uất và trở thành “con đường tơ lụa của đất Thăng Long”.

Những ngôi nhà trên phố Hàng Đào thường là cấu trúc hình ống, chiều sâu tới 60m, chủ nhà thoải mái dùng mặt bằng rộng rãi để kinh doanh. Các cửa hàng đèn thắp sáng trưng, những xúc vải quấn tròn, dựng đứng sát tường, đủ các chủng loại: Tơ lụa, the, lĩnh, đũi, nhiễu… rực rỡ màu sắc, khách tha hồ ngắm nghía, lựa chọn.

Người bán hàng nhanh nhẹn, niềm nở, lịch sự, ân cần tiếp đón khách hàng. Nhiều thương hiệu uy tín còn đọng lại trong tình cảm quý trọng của khách như: Đức Cát (số nhà 20), Lê Đào (số nhà 86), Tam Kỳ (số nhà 48)…

Những năm chống Mỹ nhu cầu ăn mặc thu hẹp dần. Nhiều cửa hàng trên phố vào công tư hợp doanh chuyển hướng sang cửa hàng bách hóa, một số bán các loại vải, quần áo giản dị, rẻ tiền. Ngay cả thời kỳ này, Hàng Đào vẫn là phố nhộn nhịp nhất trong 36 phố cổ ở Hà Nội.

Giờ đây bước vào thời kỳ đổi mới, cuộc sống người dân ngày càng cải thiện, đòi hỏi phải ăn ngon, mặc đẹp. Hàng Đào thể hiện rõ nét nhu cầu, thị hiếu ngày càng phong phú của người Tràng An. Bên số lẻ, gần 20 cửa hàng đồng hồ sang trọng, lịch lãm với những thương hiệu thật ấn tượng: Khoảnh Khắc, Tân Thế Kỷ, Thời Gian Vàng, Niềm Tin…

Quầy hàng bề thế, choáng lộn với những chiếc đồng hồ đắt tiền của những hãng nổi tiếng Nhật Bản, Thụy Sỹ… Bên cạnh đó còn có những cửa hàng thời trang trẻ em rực rỡ về màu sắc, phong phú về chủng loại, các cửa hàng thời trang mũ với những kiểu dáng dịu dàng, duyên dáng…

Hàng Đào có vị trí thật đẹp, gần Hồ Gươm – trung tâm Hà Nội, một địa điểm hấp dẫn du khách nước ngoài. Chợ đêm Hàng Đào – Đồng Xuân mở đến 12 giờ đêm đón khách, nhất là du khách nước ngoài, tô điểm thêm cho nét văn minh thanh lịch của người Tràng An.

Vào các ngày thứ Sáu, thứ Bảy và chủ nhật, tuyến phố thương mại Hàng Đào càng rực rỡ lung linh hơn. Du khách thỏa sức ngắm nhìn một đường phố nhộn nhịp, tấp nập người đi chen vai, sát cánh như nhịp sống trong một lễ hội tràn ngập niềm vui. Hàng Đào đô hội luôn đắm mình trong thương trường, xứng đáng là một trong những tuyến phố sầm uất nhất Hà Thành.

Lê Nhật Tăng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Những ngày Tháng 5 lịch sử, hoà chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) rộn ràng hướng về vùng đất Điện Biên, nơi đã ghi danh chiến thắng“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Ký ức về “một  thời hoa lửa”

Ký ức về “một thời hoa lửa”

(LĐTĐ) Chiến thắng Điện Biên Phủ đã lùi xa 70 năm, song những ngày tháng 5 lịch sử, được nghe những nhân chứng lịch sử - họ là thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến trường chia sẻ tại buổi gặp mặt do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên và các tỉnh, thành phố tổ chức mới đây như tái hiện lại một Điện Biên hùng tráng năm nào.
Các cấp Công đoàn Thủ đô: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về Lễ kỷ niệm

Các cấp Công đoàn Thủ đô: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về Lễ kỷ niệm

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trong những tuần qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần tuyên truyền về tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô.
Điện Biên trên đường đổi mới

Điện Biên trên đường đổi mới

(LĐTĐ) Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Điện Biên, 70 năm sau ngày giải phóng, Điện Biên hôm nay đã khoác lên mình tấm áo mới hòa với nhịp phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày càng ấm no - hạnh phúc. Kết cấu hạ tầng, văn hóa - xã hội không ngừng phát triển.
Làm nên “Điện Biên Phủ” mới

Làm nên “Điện Biên Phủ” mới

(LĐTĐ) Hôm nay (7/5), toàn Đảng, toàn quân và toàn dân long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Đây không chỉ là dịp để chúng ta ôn lại khí thế hào hùng, chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, tri ân các anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh vì nền độc lập - tự do của Tổ quốc, mà còn là dịp để giáo dục thế hệ hiện tại noi gương hào khí Điện Biên Phủ trong công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc.
Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi người dân Việt Nam tự hào về quá khứ và không quên bài học “đại đoàn kết toàn dân tộc” để xây dựng đất nước mạnh giàu. Đây cũng là ý kiến của một số người dân mà nhóm phóng viên Báo Lao động Thủ đô có dịp trao đổi nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, xin gửi tới Quý bạn đọc.
Góc nhìn mới “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”

Góc nhìn mới “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”

(LĐTĐ) Phim tài liệu VTV Đặc biệt “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” là góc nhìn mới về Chiến dịch Điện Biên Phủ thông qua những tài liệu giá trị, được khai thác từ khối tư liệu đồ sộ đang lưu trữ tại Bộ Quốc phòng Pháp và Quốc hội Pháp. Nhiều thông tin đã giải mật chưa hoặc ít được tiếp cận về sự kiện lịch sử này. Phim do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, phát sóng lúc 20h05 ngày 7/5/2024 trên kênh VTV1 và VTV4.

Tin khác

Hơn 2.000 phụ nữ Mỹ Đức đồng diễn dân vũ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hơn 2.000 phụ nữ Mỹ Đức đồng diễn dân vũ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mỹ Đức phát động hội viên phụ nữ huyện đồng loạt thực hiện màn đồng diễn dân vũ tại 22 xã, thị trấn.
Ấn tượng những màn đồng diễn “tạo hình” con số 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ấn tượng những màn đồng diễn “tạo hình” con số 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô các cấp hội phụ nữ ở Thủ đô Hà Nội đã thực hiện màn đồng diễn dân vũ, "tạo hình" cờ đỏ sao vàng và con số 70 lịch sử. Với sự sáng tạo và luyện tập miệt mài, phụ nữ Thủ đô đã tạo nên những hình ảnh đẹp mắt, ấn tượng để kỷ niệm ngày trọng đại này.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động