Phố Hàng Bè
Phố Hàng Chiếu | |
Phố Hàng Bồ |
Theo ghi chép, phố Hàng Bè trước kia là một phần của đê sông Hồng cũ, thuộc thôn Nam Hoa, tổng Hữu Túc. Đến giữa thế kỷ 19, thôn này bị vua đổi tên thành thôn Nam Phố vì kỵ húy, tổng Hữu Túc cũng đổi thành tổng Đông Thọ.
Khi dòng chảy còn ở sát chân đê thì các bè gỗ, nứa, tre, song, mây, lá gồi từ miền ngược xuôi về thường áp vào đây để đem lên chợ tiêu thụ, thành ra khúc đê này có tên Hàng Bè. Khi cát bồi đưa lòng sông ra xa, bè mảng không áp sát vào chân đê được nữa thì phố này trở thành nơi buôn bán cau, nên còn có tên phố Hàng Cau. Người dân đã đắp một con đê mới cách xa đê cũ và gọi là Bè Thượng.
Trước đây phố Hàng Bè được nhiều người biết đến bởi ở đây có chợ Hàng Bè. Khác với chợ Đồng Xuân được xây dựng bề thế, chợ Hàng Bè chỉ gồm những dãy lều lán dựng lên giữa phố cổ. Đó vốn là ngôi chợ kiểu lều bạt căng tạm ngay trên lòng phố lẫn vỉa hè, bày bán đủ thứ mặt hàng thiết yếu với giá bình dân. Dần dần chợ đã mở rộng từ vị trí giữa phố Hàng Bè lan tới ngã tư Gia Ngư-chợ Cầu Gỗ và rồi kéo dài đến tận chỗ thông sang phố Hàng Đào. Chợ họp từ sáng sớm cho đến chiều tối với nhiều loại hàng hóa, nổi bật là thực phẩm tươi sống và các món ăn chế biến sẵn ngon có tiếng ở đất Hà Thành.
Ngày nay, cuộc sống trên phố không còn như trước, phố Hàng Bè chỉ còn mang chút ít dáng dấp xưa và càng ngày càng có thêm những nét hiện đại. Ngoài những khách sạn và các cửa hàng bán đồ lưu niệm cho người nước ngoài, hiện nay điểm thu hút khách du lịch đến với phố Hàng Bè có lẽ là di tích ngôi đình Ngũ Hầu, thờ Cao Tứ, một anh hùng truyền thuyết từ thời Thục Phán An Dương Vương.
Hàng Bè cũng như những phố xung quanh đang đổi thay dần theo nhịp phát triển của thành phố. Chợ Hàng Bè giờ đây cũng không còn nữa. Nhưng có thể nói, cái tên chợ Hàng Bè đã trở nên thân quen với mấy thế hệ dân cư khu phố cổ và được nhớ mãi như một địa danh từng tồn tại suốt cả thế kỷ 20 cho đến khi UBNDTP cho chuyển đi nơi khác.
Bước sang thế kỷ 21, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội có quyết định giải toả chợ Hàng Bè để có thể cải tạo phố Gia Ngư thành tuyến phố đi bộ và bán hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch. Chợ Hàng Bè họp buổi cuối cùng vào ngày 31/7/2010.
P.Thắng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49