Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị là “xương sống” của vận tải hành khách công cộng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 28/12, tại Hội nghị tổng kết năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ Giao thông Vận tải, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thông tin về kết quả lĩnh vực giao thông vận tải của Thủ đô.
Trả lại gần 50 triệu đồng cho hành khách nước ngoài bỏ quên trên tàu Tết Giáp Thìn 2024: Ngành Đường sắt TP.HCM bổ sung thêm 3.000 vé tàu

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, năm 2023, lĩnh vực giao thông vận tải của Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Trong đó, Dự án xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã phê duyệt 7/7 dự án thành phần, khởi công 6/7 dự án thành phần trên địa bàn 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Riêng Dự án thành phần 3 - đường cao tốc theo hình thức đối tác công - tư (PPP) đã phê duyệt dự án đầu tư và hiện đang khẩn trương triển khai các thủ tục tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.

Thành phố cũng đã nỗ lực tháo gỡ vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội để hoàn thành đoạn trên cao vào quý II-2024 và vận hành toàn tuyến vào năm 2027. Đồng thời, đã trình Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh chủ trương đầu tư của tuyến đường sắt đô thị số 2 giai đoạn 1 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị là “xương sống” của vận tải hành khách công cộng Thủ đô
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu tại hội nghị.

Cùng với đó, khởi công các dự án đầu tư quan trọng như: Cải tạo mở rộng quốc lộ 6 đoạn Hà Đông - Xuân Mai, triển khai tuyến đường nối cao tốc Đại lộ Thăng Long và cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình; tuyến đường kết nối đường trục Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường Vành đai 3; hoàn thành và đưa vào khai thác đường Vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở; hoàn thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Hiện, Hà Nội đang chuẩn bị và thực hiện đầu tư hoàn chỉnh Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 3 phía Bắc sông Hồng, Vành đai 3,5 và hệ thống các cầu vượt sông Hồng, sông Đuống…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Giao thông Vận tải Thủ đô vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua. Hiện nay, tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị mới đạt khoảng 12,13%, trong khi theo quy hoạch yêu cầu phải đạt 20 - 26%.

Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng mới đạt 19,5% trong khi quy hoạch yêu cầu phải đạt 50 - 55%. Tốc độ tăng trưởng diện tích đất dành cho giao thông chưa cao (mới đạt 0,35%/năm) không theo kịp tốc độ gia tăng phương tiện (từ 4 - 5%/năm). Do đó, tình hình ùn tắc giao thông cục bộ trên địa bàn thành phố vẫn đang diễn biến phức tạp. Năm 2023, Hà Nội đã xử lý được 15/37 điểm ùn tắc nhưng lại phát sinh 11 điểm. Như vậy, trên địa bàn Thành phố hiện còn 33 điểm ùn tắc giao thông.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh, việc phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, vận chuyển nhanh được xác định là ưu tiên hàng đầu để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông đang diễn ra phức tạp, trong đó, việc phát triển mạng lưới đường sắt đô thị được xem là “xương sống” của vận tải hành khách công cộng Thủ đô.

Theo quy hoạch hiện nay, Hà Nội có 10 tuyến đường sắt đô thị (9 tuyến chính và 1 tuyến nối các đô thị vệ tinh), với tổng chiều dài 417,8km (trong đó 75,6km đi ngầm), tổng mức đầu tư dự kiến trên 40 tỷ USD. Tuy nhiên, thực tế đến nay, Thành phố mới chỉ hoàn thành 13km (tuyến đoạn Cát Linh - Hà Đông) và đang thi công 12,5km (tuyến 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội).

Để hoàn thành được 404,8km còn lại trong 12 năm tới (đến năm 2035) kinh phí cần bố trí thực hiện là khoảng 37 tỷ USD (tương đương khoảng 850 nghìn tỷ đồng).

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị là “xương sống” của vận tải hành khách công cộng Thủ đô
Việc phát triển mạng lưới đường sắt đô thị được xem là “xương sống” của vận tải hành khách công cộng Thủ đô.

Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tập trung tổ chức thực hiện hoàn thành: Luật Thủ đô (sửa đổi); điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sau khi Quy hoạch chung Thủ đô (điều chỉnh) được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Thành phố sẽ tổ chức triển khai ngay việc lập, trình thẩm định phê duyệt điều chỉnh Đồ án quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô nhằm bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch và làm cơ sở cho việc định hướng phát triển ngành.

Cùng đó, khẩn trương nghiên cứu, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị thành phố Hà Nội để thực hiện Kết luận số 49-KL/TƯ ngày 28-2-2023 của Bộ Chính trị về việc cơ bản hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội vào năm 2035.

Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong quản lý, phát triển giao thông đô thị (triển khai hệ thống giao thông thông minh); ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, đặc biệt là các loại hình vận tải nhanh, khối lượng lớn; xây dựng hệ thống bản đồ số trực tuyến; hệ thống vé thông minh, vé liên thông đa phương thức các loại hình vận tải hành khách công cộng.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án công trình trọng điểm, trong đó có việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đưa vào khai thác vận hành thương mại đoạn đường sắt đô thị trên cao Nhổn - ga Hà Nội tới đây.

Rà soát, lựa chọn danh mục công trình hạ tầng giao thông cấp bách, trọng điểm để tập trung triển khai đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng theo từng giai đoạn bảo đảm tính khả thi. Đối với việc phát triển mạng lưới đường sắt đô thị, sẽ ưu tiên tập trung đầu tư dứt điểm theo tuyến bảo đảm đồng bộ trên toàn tuyến và bảo đảm khớp nối với các loại hình vận tải công cộng khác, phát huy hiệu quả đầu tư với các tuyến đang triển khai…

Nghiên cứu, xây dựng đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù riêng về huy động nguồn lực cho đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, trong đó có việc triển khai xây dựng cơ chế đầu tư và hình thức đầu tư TOD, khai thác quỹ đất tại các nhà ga của các tuyến đường sắt đô thị... để tạo nguồn lực dành cho đầu tư xây dựng, quản lý khai thác vận hành các tuyến đường sắt đô thị…

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức cao tới 30%

HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức cao tới 30%

(LĐTĐ) Sáng ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua chỉ tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức 30%.
Tiến độ 6 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM hiện ra sao?

Tiến độ 6 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM hiện ra sao?

(LĐTĐ) Áp dụng Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế đặc thù, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai các thủ tục để sớm thi công xây dựng 5 dự án BOT giao thông cửa ngõ của Thành phố và tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Tàu SE21/22 là một sản phẩm mới với nhiều tiện ích và thẩm mỹ vượt trội, được ngành đường sắt đưa vào khai thác, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Lễ 30/4, 1/5 và được kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch “hot” đối với du khách trong dịp hè 2024.
Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

(LĐTĐ) Thông tin Sơn Tùng M-TP sẽ góp mặt vào chương trình truyền hình thực tế "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc đã nhận được sự quan tâm của nhiều Sky.
Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), việc điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia. Vì vậy, việc giữ tỷ lệ đóng như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách và quyền lợi của người lao động...
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
Kiểm tra ma túy, nồng độ cồn các lái xe trước khi xuất bến

Kiểm tra ma túy, nồng độ cồn các lái xe trước khi xuất bến

(LĐTĐ) Ngay từ sáng sớm 27/4 hàng loạt tuyến đường lớn nhỏ nối ra cửa ngõ Thủ đô như: Trục đường Vành đai 3, Vành đai 2, Giải Phóng - Ngọc Hồi,... đã chật cứng phương tiện. Dưới thời tiết nắng nóng, dòng người di chuyển rất khó khăn. Lực lượng chức năng đã rất nỗ lực để điều tiết giao thông.

Tin khác

Tiến độ 6 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM hiện ra sao?

Tiến độ 6 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM hiện ra sao?

(LĐTĐ) Áp dụng Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế đặc thù, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai các thủ tục để sớm thi công xây dựng 5 dự án BOT giao thông cửa ngõ của Thành phố và tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Kiểm tra ma túy, nồng độ cồn các lái xe trước khi xuất bến

Kiểm tra ma túy, nồng độ cồn các lái xe trước khi xuất bến

(LĐTĐ) Ngay từ sáng sớm 27/4 hàng loạt tuyến đường lớn nhỏ nối ra cửa ngõ Thủ đô như: Trục đường Vành đai 3, Vành đai 2, Giải Phóng - Ngọc Hồi,... đã chật cứng phương tiện. Dưới thời tiết nắng nóng, dòng người di chuyển rất khó khăn. Lực lượng chức năng đã rất nỗ lực để điều tiết giao thông.
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Bất chấp nắng nóng, nhiều người ra bến xe về quê sớm

Bất chấp nắng nóng, nhiều người ra bến xe về quê sớm

(LĐTĐ) Kết thúc buổi làm việc cuối cùng, người dân ùn ùn rời Hà Nội để về quê hoặc đi du lịch. Từ đầu giờ chiều, đường vành đai, đã chật cứng phương tiện. Nhiều người chấp nhận nắng nóng gần 40 độ để ra bến xe về quê sớm...
Người dân ra vào Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cần biết

Người dân ra vào Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cần biết

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có hướng dẫn phân luồng tổ chức giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai), Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết trao giải Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2023.
TP.HCM: Phòng tránh ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm

TP.HCM: Phòng tránh ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề nghị các trung tâm đăng kiểm (TTĐK) hoạt động trên địa bàn tăng cường công tác kiểm định xe cơ giới, tránh tình trạng ùn tắc.
Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, lượng hành khách vào các bến xe có xu hướng giảm mạnh, cùng với đó là hàng loạt đơn vị vận tải tuyến cố định thông báo cắt lốt, ngừng hoạt động. Thực trạng này khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ, thưa thớt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bến bãi, điều này đòi hỏi các ngành chức năng cần có giải pháp tháo gỡ.
10 trường học tại quận Ba Đình đồng loạt triển khai “Cổng trường an toàn giao thông”

10 trường học tại quận Ba Đình đồng loạt triển khai “Cổng trường an toàn giao thông”

(LĐTĐ) Sáng 24/4, UBND quận Ba Đình, Công an quận Ba Đình, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đồng loạt triển khai mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” tại 10 điểm trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn quận.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Xem thêm
Phiên bản di động