Phát huy Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng
Sức lan toả từ hai Bộ quy tắc ứng xử | |
Triển khai các mô hình tuyên truyền Quy tắc ứng xử |
Mỗi ngày có hàng ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm các danh thắng ở Việt Nam. Trước đây thường xuất hiện những thói quen không đẹp tại các điểm vui chơi như nói chuyện, nghe điện thoại ồn ào nơi công cộng, dẫm nát hoa, hái hoa bẻ cành, phá hoại nơi trưng bày, vứt rác ra điểm vui chơi, di tích, chen lấn, xô đẩy, ăn mặc phản cảm…. vẫn diễn ra.
Nhiều du khách còn có hành vi trốn vé tàu điện, vé tham quan tại các điểm đến, sẵn sàng chen lấn khi vào nhà hàng, khi ăn buffet, thiếu tôn trọng các quy định. Trong khi đó, tình trạng "chặt chém" tại nhiều điểm đến trong nước đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít du khách trong và ngoài nước... Nhiều năm trở lại đây, hiện tượng phản cảm này dường như đã biến mất.
Ảnh minh họa: Bảo Thoa |
Năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành “Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch”. Đây là lần đầu tiên ngành Văn hóa du lịch ban hành Bộ quy tắc Ứng xử văn minh du lịch trên quy mô cả nước. Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch đưa ra những quy định mang tính chuẩn mực nhằm định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh với đối tượng áp dụng là khách du lịch là người Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; người nước ngoài đi du lịch Việt Nam; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch; cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch. Ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch là yếu tố hết sức quan trọng, cần thiết để phát triển du lịch bền vững, có chất lượng, có chiều sâu, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Cụ thể, với khách du lịch, thông điệp về ứng xử là văn minh, tự trọng và trách nhiệm, thể hiện ở việc tuân thủ nội quy, xếp hàng trật tự, đúng giờ, trang phục phù hợp, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, không vứt rác, không phá hoại môi trường... Cũng trong nội dung này, Bộ Quy tắc khuyến khích khách du lịch ủng hộ các sản phẩm và đồ lưu niệm sản xuất tại địa phương, không mua hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã...
Đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch cần tuân thủ quy định pháp luật về lĩnh vực thực hiện và quy định của địa phương nơi cung cấp dịch vụ; niêm yết công khai giá dịch vụ; không chèo kéo, đeo bám khách du lịch; không lợi dụng thời điểm đông khách để nâng giá, ép giá, cung cấp dịch vụ kém chất lượng cho khách du lịch; không sử dụng, giả mạo thương hiệu của đơn vị khác…
Thông điệp về ứng xử văn minh được đưa ra đối với doanh nghiệp lữ hành là chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng thông qua việc cung cấp đầy đủ dịch vụ theo chương trình du lịch đã cam kết; hướng dẫn, khuyến cáo về quy định pháp luật, tập quán nơi đến trước và trong quá trình đi du lịch cho khách; không để người nước ngoài lợi dụng “núp bóng” kinh doanh lữ hành bất hợp pháp; không sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp lữ hành khác quảng bá cho sản phẩm của mình…
Bộ Quy tắc đưa ra thông điệp chuyên nghiệp, thân thiện, yêu nghề đối với hướng dẫn viên du lịch, đề cao đạo đức nghề nghiệp của hướng dẫn viên, phục vụ khách theo đúng chương trình du lịch, tôn trọng khách… Các cơ sở lưu trú cung cấp đủ số lượng, đúng tiêu chuẩn chất lượng các dịch vụ đã quảng cáo và bán cho khách; vệ sinh môi trường sạch sẽ, trang trọng trong và ngoài cơ sở lưu trú du lịch; ứng xử đúng mực, tôn trọng khách hàng, chuyên nghiệp, ân cần, chu đáo, niềm nở, tận tâm, thân thiện khi phục vụ khách; niêm yết công khai giá và dịch vụ; không lợi dụng thời điểm đông khách để ép giá, cung cấp dịch vụ kém chất lượng…
Cộng đồng dân cư Thủ đô cũng ứng xử hiếu khách, thân thiện và văn minh bằng cách nói lời hay, cử chỉ đẹp, thân thiện với khách du lịch; nhiệt tình giúp đỡ du khách; không chèo kéo, đeo bám khách du lịch; không có lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa, khiếm nhã với khách du lịch… Cư dân còn là đối tượng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc gìn giữ bản sắc dân tộc. Cùng với đó, Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch còn đưa ra các quy tắc chuẩn mực đối với các đơn vị vận chuyển khách du lịch như nhà hàng, cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, điểm mua sắm phục vụ khách du lịch; điểm tham quan, điểm du lịch.
Để sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc, Bộ Quy tắc đã đề ra 10 khẩu hiệu tuyên truyền về ứng xử văn minh du lịch gồm: Nâng cao hình ảnh du khách Việt; Du lịch có hiểu biết và có trách nhiệm; Việt Nam – Điểm đến an toàn, thân thiện, văn minh; Mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch; Du lịch hướng tới sự chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; Ứng xử văn minh là tôn trọng bản thân và tôn trọng mọi người; Nói không với dịch vụ kém chất lượng; Ứng xử đúng mực, thái độ thân thiện, tinh thần tận tụy; Xếp hàng là văn minh; Nói lời hay, cử chỉ đẹp.
Để tiếp tục phát huy những giá trị tốt đẹp của Thủ đô Hà Nội, nhân dịp Tết độc lập mùng 2 tháng 9 năm 2019, Sở Du lịch Hà Nội vừa có công văn gửi các cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố, yêu cầu bảo đảm chất lượng dịch vụ, an toàn cho khách du lịch, giữ gìn môi trường trong dịp nghỉ Lễ 2/9. Theo đó, yêu cầu các cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn chủ động xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, chú trọng sản phẩm có tính độc đáo, hấp dẫn, chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch; đảm bảo đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ tốt nhất cho du khách.
Đặc biệt tích cực tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng người làm du lịch và các du khách thực hiện tốt “Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành và “Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội” của UBND thành phố Hà Nội ban hành và nội dung ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội “10 điều nên và không nên khi đi du lịch” do Sở Du lịch Hà Nội ban hành.
Đối với công tác bảo vệ môi trường, các cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần nâng cao trách nhiệm trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, nơi thu gom, tập kết, phân loại rác thải phải được bố trí ở nơi hợp lý; giữ cảnh quan thủ đô phong quang, sạch đẹp, gọn gàng, thuận tiện cho du khách thập phương đến Hà Nội trong đợt nghỉ lễ cao điểm. Các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng quan tâm trang trí, góp phần tạo diện mạo đẹp cho cơ sở và chung cho thành phố. Bố trí nơi đón tiếp thuận tiện với hệ thống bảng biển chỉ dẫn khoa học, có mỹ quan. Ngoài ra, công tác đảm bảo an toàn cho du khách cũng đặc biệt được chú trọng.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03