Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Sau thời gian triển khai, thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử của thành phố Hà Nội (Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Quy tắc ứng xử nơi công cộng), văn hóa ứng xử trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã có những chuyển biến rõ nét thông qua nhiều cách làm hay, những mô hình sáng tạo ở cơ sở.
Quy tắc ứng xử - chìa khóa xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh Thành quả từ Quy tắc ứng xử Quận Nam Từ Liêm: Điểm sáng về thực hiện Quy tắc ứng xử của Thủ đô

Bắc Từ Liêm vốn là “làng lên phố”, trước đây, nhiều tập tục trong đời sống sinh hoạt còn nặng nề. Tuy nhiên hiện nay, những nếp văn hóa mới đã hình thành, bám rễ vào cuộc sống người dân thông qua thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Quy tắc ứng xử, nhất là Quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Được biết, thời gian qua việc triển khai các mô hình tuyên truyền Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm được các cấp chính quyền đặc biệt chú trọng. Trong đó, quận duy trì 10 mô hình, triển khai rộng rãi đến các phòng, ban, ngành, đoàn thể và 13 phường. Đến nay, các phòng, ban, đơn vị, Ủy ban nhân dân các phường đã phát động, nhân rộng và duy trì các mô hình tuyên truyền Quy tắc ứng xử.

Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm
Tại đình Chèm, bảng nội dung Quy tắc ứng xử được niêm yết ngay trước cổng ra vào.

Đại diện Phòng Văn hóa - Thông tin quận Bắc Từ Liêm Phan Thị Thanh Huyền cho biết, 10 mô hình tiêu biểu của Thành phố như: Mô hình Bộ phận một cửa, một cửa liên thông giải quyết thủ tục hành chính văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp; Mô hình Xe tuyên truyền lưu động về ứng xử văn hóa, vệ sinh môi trường, chấp hành giao thông; Mô hình Cơ quan xanh, nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; Mô hình Xây dựng trường học thân thiện, nói lời hay làm việc tốt, cảnh quan đẹp; Mô hình Tổ dân phố không tệ nạn xã hội, môi trường xanh, sạch, đẹp; Mô hình Tuyên truyền cho tiểu thương giao tiếp thân thiện khi mua, bán hàng hóa, niêm yết giá, nguồn gốc sản phẩm, không sử dụng hóa chất độc hại; Mô hình Hướng dẫn nhân dân chấp hành luật giao thông, thân thiện, nhường nhịn khi có va chạm trên đường; Mô hình Chung cư văn hoá, ứng xử lịch thiệp, tôn trọng không gian chung; Mô hình Đoàn viên, sinh viên tình nguyện tuyên truyền du lịch thân thiện; Mô hình Di tích lịch sử văn hoá - Điểm đến an toàn hấp dẫn, quận đã triển khai hiệu quả 4 mô hình.

Ghi nhận thực tế tại chợ Xuân Đỉnh, khu chợ truyền thống, lâu đời trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm; bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân phường Đức Thắng và Di tích Quốc gia đặc biệt Đình Chèm, phường Thụy Phương cho thấy: Bảng nội dung Quy tắc ứng xử được niêm yết đầy đủ, ở vị trí dễ quan sát.

Tại chợ Xuân Đỉnh, thái độ của tiểu thương nhìn chung đều thân thiện, đúng mực, hoà nhã với khách hàng; các hộ kinh doanh cơ bản đã được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều đó là minh chứng rõ ràng nhất, thể hiện hiệu quả tích cực trong việc thực hiện mô hình “Chợ văn minh - an toàn - hiệu quả” do phòng Kinh tế quận chủ trì phối hợp với Hội Phụ nữ quận.

Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm
Đoàn kiểm tra của Thành phố khảo sát việt thực hiện Quy tắc ứng xử tại chợ Xuân Đỉnh.

Ông Chu Đức Thuận, Trưởng ban Quản lý các chợ của quận Bắc Từ Liêm cho biết, kể từ khi triển khai Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại chợ, trong đó có Mô hình Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả đã cải thiện cơ bản tình hình vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại các chợ; người dân an tâm, phấn khởi hơn khi đi chợ.

Tại đình Chèm (phường Thụy Phương), việc triển khai mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn” đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Di tích được giữ gìn sạch, đẹp; người dân đến thăm viếng ăn mặc kín đáo, tuân thủ những quy tắc ứng xử nơi công cộng; du khách được hướng dẫn, hỗ trợ tìm hiểu về di tích khi có nhu cầu… Hiện nay, quận Bắc Từ Liêm đang nhân rộng mô hình đến tất cả các di tích trên địa bàn.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương: “Sau 7 năm thực hiện, 2 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi tầng lớp nhân dân, tạo nhiều chuyển biến tích cực, được thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể như: Việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, ý thức xây dựng văn minh đô thị; giữ thái độ lịch sự, đúng mực khi giao tiếp, khi tham gia các hoạt động vui chơi giải trí tại các điểm sinh hoạt công cộng và tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông…

Việc triển khai mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn, hấp dẫn” nhằm xây dựng tính chuẩn mực chung nhằm định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử văn minh của tổ chức và cá nhân khi đến với các di tích”.

Triển khai hiệu quả 2 bộ Quy tắc ứng xử tại quận Bắc Từ Liêm
Lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm tham quan, kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử tại các Di tích lịch sử trên địa bàn.

Cùng với việc tích cực triển khai hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử, công tác kiểm tra việc thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử cũng được được duy trì thường xuyên, đồng thời lồng ghép các nội dung thực hiện Quy tắc ứng xử của Thành phố để chỉ đạo các đơn vị đánh giá, bình xét mức độ hành thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức trên địa bàn toàn quận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, đoàn kiểm tra của quận đã tổ chức kiểm tra tại 15 đơn vị thuộc quận.

Mặt khác, quận thường xuyên chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền về triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Xây dựng các video, phóng sự tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử quận, hệ thống đài truyền thanh các phường và các báo đài của Trung ương và Thành phố, tổ chức các hội thi, hội nghị tọa đàm nói chuyện chuyên đề về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang gắn với 2 bộ Quy tắc ứng xử của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội .

“Các mô hình đã thực sự phát huy hiệu quả tích cực tại địa bàn dân cư, nơi công cộng và công sở. Điều này đóng góp đáng kể vào việc xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh, đồng thời góp phần làm cho quận Bắc Từ Liêm nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung thêm xanh, sạch, đẹp”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương nhận định.

Đồng thời, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm mong muốn các mô hình điểm về Quy tắc ứng xử của quận đã triển khai tại chợ Xuân Đỉnh, Đình Chèm sẽ tiếp tục được nhân rộng trên các địa bàn khác của quận.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trang sử mới, sức sống mới trên miền trầm tích lịch sử, văn hóa xứ Đoài

Trang sử mới, sức sống mới trên miền trầm tích lịch sử, văn hóa xứ Đoài

(LĐTĐ) Sơn Tây là vùng đất lịch sử với bề dày truyền thống văn hóa. Dấu ấn lịch sử 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024) là cơ hội mới, sức sống mới để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Sơn Tây phát huy hơn nữa truyền thống quê hương, nắm bắt thời cơ, lợi thế, khai thác tiềm năng, chung sức, chung lòng xây dựng thị xã ngày càng giàu đẹp, văn minh.
LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

(LĐTĐ) Sáng 20/8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ, biểu dương chủ tịch công đoàn cơ sở xuất sắc, tiêu biểu giai đoạn 2019-2024 và trao giải Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu truyền thống Công đoàn Quảng Bì
Ba Đình khẳng định vị thế tốp đầu chất lượng giáo dục Thủ đô

Ba Đình khẳng định vị thế tốp đầu chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình vinh dự được Sở GD&ĐT Hà Nội công nhận 13/13 chỉ tiêu công tác đạt xuất sắc, xếp thứ 2/30 quận, huyện, thị xã của Thủ đô.
Tập huấn phân loại rác tại nguồn cho giáo viên, học sinh

Tập huấn phân loại rác tại nguồn cho giáo viên, học sinh

(LĐTĐ) Ngày 20/8, Báo Tiền Phong phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình tổ chức Hội nghị tập huấn phân loại rác tại nguồn cho giáo viên, học sinh với sự tham gia của gần 150 giáo viên, học sinh các trường học trên địa bàn quận.
Hà Nội: Thêm phương án phân luồng giao thông đường Âu Cơ

Hà Nội: Thêm phương án phân luồng giao thông đường Âu Cơ

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo thực hiện phương án phân luồng tổ chức giao thông trên tuyến đường Âu Cơ (đoạn từ nút giao khách sạn Thắng Lợi đến nút giao Xuân Diệu (gần chợ hoa Quảng An) thuộc dự án Xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên từ ngày 20/8 để giảm ùn tắc.
Những “bóng hồng” miệt mài giữ nghề bánh tráng truyền thống

Những “bóng hồng” miệt mài giữ nghề bánh tráng truyền thống

(LĐTĐ) Rạng sáng, dọc đường Xóm Rượu, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa la liệt những liếp bánh tráng mùi thơm nồng nàn. Trong lò bánh, những phụ nữ đang luôn tay vừa tráng, vừa gỡ những lớp bánh mỏng trên mặt nồi nước sôi nghi ngút khói.
TP.HCM: Dời lịch chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 9

TP.HCM: Dời lịch chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 9

(LĐTĐ) Năm nay, thời gian nghỉ Lễ Quốc khánh sẽ bắt đầu từ ngày 31/8 (thứ Bảy) đến hết 3/9 (thứ Ba), nên việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ lùi lại vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định.

Tin khác

Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

Huyện Hoài Đức tăng cường chuyển đổi số phục vụ nhân dân

(LĐTĐ) Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, hướng đến xây dựng quận văn minh đô thị là một trong những nội dung được UBND huyện Hoài Đức quan tâm, triển khai thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.
Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

Ngày càng nhiều cư dân đô thị gắn bó với lối sống “xanh”

(LĐTĐ) Di chuyển bằng phương tiện công cộng (xe buýt, tàu điện), hay đưa nhiều món ăn chay vào bữa cơm hằng ngày… đang là sự lựa chọn của nhiều cư dân đô thị trong cuộc sống hiện đại.
Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

Những người nặng lòng với âm nhạc truyền thống

(LĐTĐ) Với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình giải trí mới, các thể loại âm nhạc truyền thống đang ngày càng mai một, ít được nhiều người, nhất là giới trẻ quan tâm. Thế nhưng, ngay giữa lòng Thủ đô vô cùng náo nhiệt, hiện đại bậc nhất cả nước vẫn có những người trẻ luôn “nặng lòng” với âm nhạc truyền thống.
Phở Hà Nội - Tinh hoa ẩm thực của đất Thăng Long được vinh danh Di sản quốc gia

Phở Hà Nội - Tinh hoa ẩm thực của đất Thăng Long được vinh danh Di sản quốc gia

(LĐTĐ) Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định công nhận Phở Hà Nội là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong danh mục "Tri thức dân gian".
Mô hình sinh động trong học và làm theo Bác của giáo viên Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng

Mô hình sinh động trong học và làm theo Bác của giáo viên Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng

(LĐTĐ) Sau hơn 3 tuần thực hiện và lên ý tưởng, công trình “Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh” do đoàn viên, cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng (quận Long Biên, thành phố Hà Nội) triển khai thực hiện đã hoàn thành. Đây là công trình Công đoàn Trường lựa chọn chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Đưa sản phẩm làng nghề Thủ đô vươn xa

Đưa sản phẩm làng nghề Thủ đô vươn xa

(LĐTĐ) Là một trong những địa phương có số lượng làng nghề, làng có nghề lớn nhất cả nước, Hà Nội luôn được đánh giá là “cái nôi” sản xuất ra những sản phẩm làng nghề truyền thống đạt chất lượng cao. Để đưa sản phẩm làng nghề vươn xa, nhiều nghệ nhân ở các làng nghề đã vượt qua bao khó khăn, vất vả để tìm ra những giải pháp nhằm quảng bá thương hiệu và tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn, giúp sản phẩm làng nghề vươn xa không chỉ ở thị trường trong nước mà cả với thị trường thế giới.
Nâng cao đời sống nhân dân từ thiết chế văn hóa

Nâng cao đời sống nhân dân từ thiết chế văn hóa

(LĐTĐ) Trong những năm gần đây, việc xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa cơ sở đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn. Điển hình cho xu hướng này là mô hình Nhà văn hóa kiểu mẫu tại thôn Khu dân cư (KDC) Thăng Long, xã Hải Bối, huyện Đông Anh. Thông qua việc triển khai mô hình này, thôn KDC Thăng Long đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho người dân địa phương.
Văn hóa và con người - Chìa khóa phát triển bền vững của Thủ đô

Văn hóa và con người - Chìa khóa phát triển bền vững của Thủ đô

(LĐTĐ) Hà Nội, với chiều sâu văn hóa nghìn năm, là trung tâm văn hóa lớn của cả nước. Trong những năm qua, Thành phố đã nỗ lực huy động và sử dụng các nguồn lực để phát triển văn hóa, nhằm biến giá trị tinh thần và con người Hà Nội thành nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững của Thủ đô.
Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội

Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội

(LĐTĐ) Tam Hiệp là vùng đất cổ thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Từ 4.000 năm trước đã có những dấu ấn về cuộc sống của người Việt cổ. Với những giá trị văn hóa đặc biệt của mảnh đất này, năm 2023, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã công nhận “Điểm du lịch Tam Hiệp” với các điểm đến là du lịch tâm linh, du lịch làng nghề và trải nghiệm mô hình du lịch nông nghiệp, ẩm thực.
Đưa giá trị bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến gần hơn với công chúng

Đưa giá trị bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến gần hơn với công chúng

(LĐTĐ) Ngày 31/7, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ".
Xem thêm
Phiên bản di động