Nơm nớp sống trong khu tập thể "tử thần"
20 hộ dân nơm nớp nỗi lo sống trong ngôi biệt thự cổ bị xuống cấp nghiêm trọng | |
Người dân thấp thỏm sống trong khu nhà cổ "chờ sập" giữa Thủ đô |
Khu tập thể 3 tầng ở phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội |
Gần trưa, khi nhiệt độ ngoài trời đã trên 40 độ, chúng tôi có mặt tại khu tập thể 3 tầng, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông. Ở khu tập thể 3 tầng này đang xuống cấp nghiêm trọng. Khu vực cầu thang những tấm chắn, ô tạo thoáng làm bằng gạch vữa đã rơi rụng gần hết, người dân phải gia cố bằng những dây thép gai tạm bợ hoen rỉ.
Bước lên những bậc cầu thang đã mòn vẹt, ông Nguyễn Thành Tín không dấu được vẻ buồn rầu và lo lắng. Theo hướng tay ông chỉ, tất cả các khu vực chiếu nghỉ ở cầu thang đều vương vãi vôi vữa còn sót lại của những ô thoáng. Ông Tín cho biết, "nó" chỉ chực rơi xuống như những chiếc răng đã lung lay mất chân, dân ở đây phải gia cố bằng những dây thép gai tạm bợ.
Tình trạng xuống cấp càng hiện rõ hơn khi chúng tôi lên tầng 3 của khu nhà. Đang giờ làm bữa trưa, gặp chúng tôi, bà Vũ Thị Kim Nhị, như đã quá quen với việc cánh phóng viên đến hỏi thăm, nhanh nhảu: Các cháu lại đến chụp ảnh đấy à? Thấy đưa tin, chụp ảnh, quay phim nhiều lắm rồi mà chúng tôi chưa biết khi nào có nhà mới để ở, bà Nhị nói.
Vừa nhặt rau, vừa lau những giọt mồ hôi trên trán, bà Nhị cho biết, gia đình bà đã ở đây từ 1976. Tình trạng xuống cấp của khu nhà bắt đầu từ khoảng hơn 10 năm nay, chính gia đình của bà cũng bị ảnh hưởng bởi sự xuống cấp.
Khi được hỏi về tình trạng xuống cấp của khu nhà, cũng như của gia đình, bà Nhị kể, cách đây mấy năm, trong lúc gia đình đang ngủ, nguyên cả mảng trần vôi vữa bất ngờ rơi xuống, rất may mắn là không rơi vào người.
Ngay sau đó, gia đình phải khẩn trương cải tạo mái và gia cố lại toàn bộ căn nhà, từ nóc xuống đến tường, sàn... chi phí tốn kém cả trăm triệu đồng. Mặc dù đã trải qua 2 lần sửa chữa nhưng thực sự cũng chẳng yên tâm được, vì toàn bộ khu nhà này đã xuống cấp cả rồi.
Chị Đỗ Thị Sen sống ở tầng 3 khu nhà chỉ cho chúng tôi những mảng trần bong tróc, chờ sập |
Theo tìm hiểu, khu nhà này được xây từ những năm bảy mươi của thế kỷ trước để phân cho lãnh đạo các ban ngành tỉnh Hà Tây cũ. Trần được làm từ tre, nứa, gỗ... trát vôi vữa, theo thời gian đã xuống cấp rất nghiêm trọng, các mảng trần bong ra từng mảng, trơ cả khung.
Khu vực hành lang các tầng cũng chẳng khá hơn, dù người dân bỏ ra hàng chục triệu đồng để gia cố lại trần nhưng cũng chỉ được ít ngày, rồi đâu lại vào đó.
Chị Đỗ Thị Sen, sống ở tầng 3 khu nhà, vừa đi đón con đi học về, biết chúng tôi đang tìm hiểu về tình trạng xuống cấp của khu nhà cũng hớt hải chạy đến chỉ cho chúng tôi những vết nứt trơ khung tre, gỗ ở trên trần. Chị Sen nói: “Mỗi khi mưa xuống, cả khu vực hành lang, cầu thang không khác gì ngoài trời, nước chảy lênh láng từ tầng ba xuống tầng một. Những hôm có giông lốc, gió giật mạnh, gió lùa qua mái ngói đã thủng, cả khu nhà như rung lên bần bật... chỉ chờ sập”
“Sau những ngày nắng nóng, chúng tôi lại lo lắng đến những ngày mưa gió, giông lốc sắp tới. Không chỉ lo lắng, chúng tôi còn thấy được sự nguy hiểm đến tính mạng nếu chẳng may ai đó bị cả mảng trần vôi vữa rơi vào đầu”, chị Sen lo lắng...
Giông lốc, gió giật chắc đã thổi bay nhiều viên ngói lung lay |
Những mảng trần mục nát, đã rơi rụng vì mưa gió tại khu vực cầu thang |
Hơn 40 năm tồn tại, khu tập thể giờ trở thành nỗi lo lắng, của chính các hộ dân sinh sống nơi đây, nhất là người già và trẻ nhỏ, một số gia đình có điều kiện hơn đã chuyển đi nơi khác.
Theo người dân, nhà thầu xây dựng là Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Xuân Mai đã nhiều lần tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến của người dân về việc cải tạo, xây dựng khu nhà 3 tầng (gồm 4 dãy nhà A,B,C,D).
Gần 190 hộ thuộc khu nhà ba tầng gồm các dãy A,B,C đã thống nhất muốn chủ đầu tư cải tạo, còn lại khoảng chục hộ dân dãy D không đồng ý với lý do khu nhà D được xây dựng từ những năm 1995, theo họ thì còn mới và vẫn sử dụng tốt. Bàn lên, họp xuống mà bế tắc vẫn hoàn bế tắc...
Đến thời điểm này, may mắn là chưa có trường hợp nào bị vữa trần rơi xuống đầu người dân. Nhưng may mắn liệu có theo họ mãi khi mà tình trạng xuống cấp đã đến mức báo động. Và ai dám đảm bảo, mùa mưa bão sắp đến, may mắn có còn hiện hữu?
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tin khác
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49