Nỗi lòng trăn trở của giáo viên khi dạy online
Mùa Khai giảng yêu thương! Trường Tiểu học Dịch Vọng A tổng kết năm học trực tuyến: Đảm bảo an toàn và ý nghĩa Cao điểm Covid-19, trường đại học tổ chức lễ khai giảng online |
Cô Trịnh Mai Hương (Hà Nội) là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền khối Tiểu học. Cô từng đạt giải nhì cuộc thi Thiết kế bài giảng e-Learning cấp quận. Là một giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm trong nghề, tuy nhiên dạy học theo hình thức online tập trung cho các con độ tuổi 7, 8 như thế này thì đây là lần đầu. Và có những điều khiến cô không khỏi băn khoăn, trăn trở.
Lớp 2C do cô chủ nhiệm có 48 học sinh, hôm nào cô cũng mở phòng zoom trước giờ học chính khoảng 15 phút để cho các con có thời gian chuẩn bị bài học trước và điểm danh sĩ số lớp. Tuy nhiên, có khi giờ học bắt đầu được cả nửa tiếng, lớp vẫn không đủ sĩ số. Các con còn bé, ngồi một lúc là ngọ nguậy, không yên. Việc bật mic, tắt camera, nói chuyện riêng, xin ra ngoài đi vệ sinh hay hỏi đủ các câu hỏi “vì sao”, “thế nào” với cô là chuyện thường xuyên diễn ra trong giờ học chính. Có hôm, đang say sưa giảng, có con ôm bụng kêu đau vì đói, xin cô xuống ăn sáng vì chưa ăn, làm cô một phen dở khóc, dở cười. Một số em thì do còn bé chưa biết sử dụng những tính năng cơ bản của thiết bị, trong khi bố mẹ bận, giao cho ông bà trông, khi về nhà bố mẹ hỏi hôm nay con học gì cứ ú ớ không biết trả lời thế nào.
“Các con còn bé quá, tính hiếu động lại cao. Để truyền thụ đầy đủ kiến thức cho các con, cho các con nắm được kiến thức buổi học như những buổi lên lớp trực tiếp là rất khó. Chưa kể với sĩ số lớp gần 50 cháu, việc theo sát và chỉ bảo cho từng cháu một là cả một vấn đề nan giải”. Cô Mai Hương bộc bạch chia sẻ.
Dạy học online đòi hỏi kỹ năng và sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên - học sinh - gia đình - nhà trường để đem lại kết quả khả thi nhất. |
Năm học mới bắt đầu, học sinh nhiều tỉnh thành trên cả nước đã khai giảng nhưng chưa được đến trường nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19. Với phương châm “tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học”, học sinh được học online (trực tuyến) từ cấp bậc Tiểu học nhằm giúp học sinh đảm bảo đúng tiến độ của khung chương trình năm học không bị gián đoạn.
Tuy nhiên, qua một thời gian dạy học online, nhiều giáo viên các cấp cho biết, còn đó những bất cập mà chưa thể giải quyết vẹn toàn.
Trước hết, để học online hiệu quả thì phụ huynh và gia đình học sinh cần phải chuẩn bị các thiết bị học tập như có kết nối internet như: Điện thoại thông minh, Ipad, máy vi tính, laptop… cùng các phụ kiện. Trong khi nhiều gia đình học sinh chưa có điều kiện trang bị cho con. Có gia đình 2, 3 cháu cùng học online một khung giờ là cả một vấn đề, dẫn đến việc học bị gián đoạn.
Bên cạnh đó, với học sinh tiểu học, THCS nhiều phụ huynh còn không nắm được công nghệ, thế nên sẽ rất khó để hướng dẫn cho các con. Vậy nên, khi phần mềm bị lỗi hay gặp trục trặc… thì cha mẹ cũng không biết khắc phục, dẫn đến con cái gián đoạn việc học. Trong khi đó, với học sinh cấp tiểu học hay THCS nếu không có sự đồng hành của cha mẹ thì việc học online sẽ gặp trở ngại lớn.
Chưa kể, vẫn còn một bộ phận học sinh chây lười trong học tập, thụ động, thiếu ý chí nghị lực và động lực để vươn lên. Số học sinh này khiến giáo viên rất vất vả khi dạy học trên lớp, chưa kể học online. Các em học sinh này học yếu, thường vi phạm kỷ luật, kể cả không nghe lời thầy cô. Khi học online, học sinh nghĩ ra đủ cách láu cá để tắt camera, dẫn đến việc quản lý học tập gặp khó khăn hơn.
Còn rất nhiều bất cập trong việc dạy và học online, tuy nhiên để đảm bảo công tác an toàn phòng chống dịch covid-19 thì hiện tại đây vẫn là giải pháp tạm thời nhằm đảm bảo cho việc học của các em học sinh không bị gián đoạn. Trước hết phải an toàn vượt qua dịch bệnh cô và trò mới có thể yên tâm đến trường. Muốn dạy học online có hiệu quả ở thời điểm này, lãnh đạo từng trường phải có sự chỉ đạo cụ thể và chia sẻ những khó khăn với giáo viên, giúp giáo viên yên tâm công tác.
Bên cạnh đó, các thầy cô cũng phải thay đổi mình nhằm bắt nhịp với công nghệ thông tin, cần dạy học bằng cả tấm lòng cùng với sự trợ giúp của phụ huynh thì mới mang lại hiệu quả cao nhất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12