Nỗ lực giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ ba, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa 16 đã thông qua Nghị quyết về “Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025”. Đây là cơ sở pháp lý để kịp thời giải quyết các vấn đề dân sinh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
Trao hỗ trợ công nhân môi trường có hoàn cảnh khó khăn gặp tai nạn giao thông Góp phần giảm ùn tắc giao thông

Phát huy các chương trình mục tiêu

Ngày 1/12/2015, HĐND Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 06 về Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2029. Sau 5 năm triển khai thực hiện, các mục tiêu cơ bản của Nghị quyết đặt ra đã cơ bản hoàn thành. Ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo TTATGT của người dân đã từng bước được cải thiện.

Nhiều công trình hạ tầng giao thông khung của Thành phố đã hoàn thành, đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi kết nối các khu vực, góp phần nâng cao năng lực giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông so với diện tích xây dựng đô thị tăng từ 8,65 năm 2015 lên 10,07 năm 2020, bình quân tăng khoảng 0,3%/ năm.

Nỗ lực giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông
Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng giao thông vận tải Thủ đô đồng bộ, thông minh, hiện đại. (Ảnh: Minh Phương).

Công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; công tác tổ chức giao thông được thực hiện thường xuyên, đồng bộ, linh hoạt với nhiều giải pháp tích cực phát huy hiệu quả các công trình giao thông hiện có, xử lý kịp thời những bất cập trong tổ chức giao thông, giảm ùn tắc giao thông.

Mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tiếp tục được quan tâm đầu tư mở rộng, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao; từng bước bố trí hợp lý luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, phát triển hợp lý các loại hình vận tải; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2019 đáp ứng được 17,03% nhu cầu đi lại của người dân, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đáp ứng được 14,85% nhu cầu đi lại của người dân.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về TTATGT đã được tăng cường. Từ năm 2016 đến nay đã xử lý được 67 điểm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố; hàng năm đều giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương so với các năm trước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn Thành phố vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể: Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chưa đạt yêu cầu đề ra, tỷ lệ đất dành cho giao thông, tỷ lệ vận tải hành khách công cộng còn thấp, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức, điều hành, giám sát giao thông còn chậm và thiếu đồng bộ. Đồng thời công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, thanh tra, kiểm tra có lúc, có nơi còn chưa thường xuyên, chưa kiên quyết khiến tình trạng ùn tắc giao thông vẫn còn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao…

Đề ra những giải pháp cụ thể

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông là một trong những khâu đột phá, đồng thời Nghị quyết cũng đã chỉ ra tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố là một trong những tồn tại cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Từ yêu cầu thực tiễn này, Ủy ban nhân dân Thành phố xác định cần thiết tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo TTATGT giai đoạn 2021-2025, tạo điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân.

Trên cơ sở này, tại kỳ họp thứ ba, HĐND thành phố Hà Nội khóa 16 đã thông qua Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và bảo đảm TTATGT giai đoạn 2021-2025. Tổng kinh phí để thực hiện chương trình là hơn 1.864 tỷ đồng và được phân bổ theo từng năm. Trong đó, riêng năm 2021 có kinh phí là 335 tỷ đồng (đã được Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí để thực hiện trong năm 2021). Đây là cơ sở pháp lý để kịp thời giải quyết các vấn đề dân sinh, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng của Thủ đô…

Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện, hàng năm, Hà Nội phấn đấu xử lý từ 7 đến 10 điểm thường xuyên ùn tắc giao thông, hạn chế phát sinh mới và không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài hơn 30 phút. Xóa bỏ kịp thời các điểm đen về tai nạn giao thông, qua đó góp phần giảm tai nạn giao thông từ 5% đến 10%/năm trên cả ba tiêu chí (về số vụ, số người chết và số người bị thương).

Mục tiêu tổng quát của chương trình sẽ huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức, quản lý điều hành giao thông. Xây dựng giao thông vận tải Thủ đô đồng bộ, thông minh, hiện đại, thuận lợi, trật tự, an toàn, chất lượng, hiệu quả. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc bảo đảm TTATGT, giải quyết ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố.

Điểm sơ qua các dự án được thông qua đều là những dự án dân sinh thiết yếu. Trong đó có các dự án Xây dựng trường Trung học phổ thông tại ô đất A1, khu quy hoạch K7-1, quận Cầu Giấy; nâng cấp Bệnh viện Ung bướu Hà Nội-bệnh viện mũi nhọn về chẩn đoán và điều trị ung thư. Một số công trình nâng cấp, bảo vệ đê điều như kè chống sạt lở bờ tả sông Đuống thuộc xã Yên Viên (huyện Gia Lâm); cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh tiêu Hiệp Thuận kết hợp đường giao thông ở huyện Phúc Thọ; cải tạo, nâng cấp đê hữu Hồng, đê Ngọc Tảo kết hợp giao thông ở huyện Phúc Thọ...

Đáng chú ý, Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 4 cầu vượt cho người đi bộ qua đường trên đường Lê Đức Thọ và đường Trần Hữu Dực (quận Nam Từ Liêm); đường Nguyễn Khánh Toàn, đường Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy). HĐND Thành phố cũng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng hầm đường bộ có kết hợp cho người đi bộ từ phố Trần Nguyên Hãn sang phố Chương Dương Độ (quận Hoàn Kiếm).

Để hoàn thành các chỉ tiêu, Hà Nội sẽ tập trung triển khai đồng bộ 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp để giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông. Trong đó, việc đầu tiên là nâng cao nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu chính quyền các cấp, các đơn vị chức năng trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo TTATGT, giải quyết ùn tắc giao thông.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng sẽ nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách, hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải…Một trong những nhóm giải pháp khác là đồng bộ, hiệu quả công tác quản lý quy hoạch xây dựng, huy động mọi nguồn lực, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, tăng diện tích đất phục vụ giao thông.

Đây là giải pháp cơ bản, mang tính đột phá, có vai trò cực kỳ quan trọng với chương trình. Đồng thời mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Giải pháp này còn có ý nghĩa rất lớn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường Thành phố./.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Xem thêm
Phiên bản di động