Nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh

(LĐTĐ) Trước tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông vẫn diễn ra phổ biến, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an thành phố Hà Nội đã và đang chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) cho các em học sinh. Đồng thời, tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Tăng cường tuyên truyền văn hóa giao thông cho học sinh Ghi nhận ở các Tổ công tác đặc biệt tuần tra, xử lý vi phạm giao thông của Thủ đô Hà Nội: 10 tổ công tác đặc biệt góp phần giữ bình yên cho Thủ đô

Vi phạm vẫn còn phổ biến

Vào mỗi khung giờ cao điểm, tình trạng học sinh ở Hà Nội vi phạm Luật Giao thông trở nên "nóng" hơn trên nhiều trục giao thông, nhất là các tuyến đường xung quanh trường học. Ghi nhận trưa 25/9, Đội CSGT đường bộ số 2 lập chốt kiểm tra việc tuân thủ luật giao thông của học sinh, xử lý vi phạm tại ngã tư Phan Đình Phùng - Hùng Vương (địa bàn quận Ba Đình). Chỉ sau 1 giờ triển khai, tổ công tác đã xử lý khoảng 10 trường hợp phụ huynh chở con đi học và học sinh điều khiển mô tô, xe gắn máy vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT).

Nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh
Nhiều trường hợp điều khiển phương tiên phân khối lớn; điều khiển xe khi chưa có bằng lái, chưa đủ độ tuổi cho phép...

Tại chốt kiểm tra, khi được nhắc nhở, muôn vàn các lý do được những học sinh vi phạm đưa ra nhằm biện minh cho hành động của mình như: Sáng dậy sớm đi vội quên mũ, sợ muộn học, nhà gần, bạn mượn mũ... để trình bày lý do không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Em D.H.Q (trú tại quận Ba Đình), hiện đang là học sinh lớp 11 cho biết, do sáng đi vội nên đã quên đội mũ bảo hiểm. "Em cảm thấy rất hối hận, vì sự sơ suất của mình mà ảnh hưởng đến trường, lớp và chính bản thân em. Em chắc chắn sẽ rút kinh nghiệm và không bao giờ tái phạm nữa", em Q chia sẻ.

Nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh
Khi được nhắc nhở, muôn vàn các lý do được những học sinh vi phạm đưa ra nhằm biện minh cho hành động của mình.

Không chỉ tồn tại vi phạm ở học sinh, nhiều phụ huynh đến đưa đón con em cũng "quên" đội mũ bảo hiểm. Cá biệt, có phụ huynh dù đội mũ bảo hiểm cho con, nhưng lại không cài quai đúng quy cách. Để giải thích hành vi không đội mũ bảo hiểm, đa số những phụ đều đưa ra các lí do giống nhau như: Nhà gần trường, đi vội, nhà tôi ngay đây, đón cháu về đi làm luôn...

Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, Thiếu tá Nguyễn Đức Tuyến - cán bộ Đội CSGT đường bộ số 2, cho biết, việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đối với các phương tiện xe máy, xe đạp điện là vô cùng quan trọng. Nhưng hiện nay, hiện tượng học sinh khi đến trường điều khiển xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm không chỉ nguy hiểm, mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Ngoài việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, đơn vị thường xuyên tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến học sinh như: Điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, không chấp hành hiệu lệnh đèn, đặc biệt xử lý nghiêm những trường hợp phụ huynh chở con đi học không đội mũ bảo hiểm vi phạm hoặc các hành vi vi phạm khác.

Nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh
Nhiều phụ huynh đến đưa đón con em cũng "quên" đội mũ bảo hiểm.

"Các em học sinh sau khi bị xử lý đều nhận ra lỗi vi phạm. Tuy nhiên, để hạn chế thấp nhất tình trạng vi phạm luật giao thông của học sinh, phụ huynh cần, quan tâm, quản lý con mình, hướng dẫn các con khi tham giao thông phải đội mũ bảo hiểm, đi đúng làn đường và đặc biệt không giao xe cho con em chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện, đặc biệt phải gương mẫu, chấp hành quy định của luật giao thông để các con noi theo", Thiếu tá Nguyễn Đức Tuyến nhấn mạnh.

Cần những giải pháp lâu dài

Để có các giải pháp căn cơ làm giảm tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh, Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với các trường học đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh trong tham gia giao thông, đổi mới hình thức và phương pháp tuyên truyền sao cho dễ nhớ, dễ hiểu, tạo sức cuốn hút trong học sinh và cả giáo viên.

Mới đây, ngày 23/9, Đội CSGT đường bộ số 2 tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông cho hơn 1.000 cán bộ, giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An A.

Nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh
Đội CSGT đường bộ số 2 tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông cho hơn 1.000 cán bộ, giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An A.

Tại buổi tuyên truyền, Thiếu tá Nguyễn Anh Văn - cán bộ Đội CSGT đường bộ số 2, đã trực tiếp chia sẻ và tuyên truyền một số nội dung cơ bản của Luật Giao thông đường bộ; đồng thời hướng dẫn đội mũ bảo hiểm bảo đảm chất lượng đúng quy cách, và độ tuổi bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia các loại phương tiện giao thông.

Những kiến thức về đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông được lực lượng chức năng phổ biến như: Số lượng người được phép ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe máy điện; mức xử phạt một số lỗi khi tham gia giao thông; các trường hợp được ưu tiên khi tham gia giao thông...

Bên cạnh đó, học sinh cũng được tuyên truyền về các hành vi ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông; các quy định xử phạt vi phạm TTATGT theo quy định; cách nhận biết một số biển báo giao thông và ý nghĩa của biển báo hiệu giao thông cùng một số biển báo thường gặp,…

Nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh
Học sinh cũng được tuyên truyền về các hành vi ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông.

Cùng với đó, các tình huống, câu hỏi thực tế gặp phải khi tham gia giao thông hàng ngày được các em học sinh, cán bộ giáo viên nêu để cán bộ tuyên truyền giải thích, hướng dẫn, từ đó, đã cập nhật thêm nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích cho học sinh và các giáo viên.

Theo Chỉ huy Đội CSGT đường bộ số 2, thời gian qua, tình hình học sinh vi phạm Luật Giao thông diễn ra khá phổ biến, trong đó có nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến các em học sinh. Đây là hoạt động thường niên được Đội CSGT đường bộ số 2 duy trì tổ chức trên địa bàn đơn vị phụ trách. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, ý thức chấp hành các quy định về TTATGT. Qua đó, góp phần xây dựng văn hóa giao thông, nêu cao tinh thần trách nhiệm của gia đình, nhà trường trong việc bảo đảm TTATGT cho học sinh.

Nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh
Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh nhằm nâng cao kiến thức pháp luật, ý thức chấp hành các quy định về TTATGT.

Thông tin với phóng viên, Đại tá Trần Đình Nghĩa - Trưởng Phòng CSGT (Công an thành phố Hà Nội), cho biết, thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "tăng cường công tác bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới", Phòng CSGT đã và đang chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp với các cơ sở giáo dục, gia đình phụ huynh trong công tác quản lý, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho các em học sinh.

"Nhằm bảo đảm an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh, Phòng CSGT sẽ bố trí lực lượng tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, và xử lý nghiêm những trường hợp học sinh, sinh viên, phụ huynh điều khiển phương tiện vi phạm các quy định về TTATGT. Từ đó, phòng ngừa tai nạn giao thông, góp phần hình thành ý thức chấp hành pháp luật cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Công tác này sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục các ngày trong tuần và xuyên suốt năm học", Đại tá Trần Đình Nghĩa nhấn mạnh.

Nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh
Phụ huynh phải gương mẫu, chấp hành quy định của luật giao thông để các con noi theo.

Theo các chuyên gia giao thông, trong khi chờ đợi các ban, ngành chức năng triển khai các mô hình kéo giảm tai nạn tại khu vực trường học, từ những nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông cho học sinh có thể thấy giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm pháp luật giao thông là kết hợp giữa giáo dục, quản lý, xử lý giữa nhà trường, gia đình và lực lượng chức năng.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là các bậc phụ huynh cần nâng cao ý thức trách nhiệm, thường xuyên theo dõi, nhắc nhở con em mình chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, uốn nắn ngăn chặn ngay từ ban đầu các hành vi vi phạm. Đừng buông lỏng quản lý hoặc phó mặc cho nhà trường, cho cơ quan chức năng bởi trước hết, sự quan tâm, giáo dục của phụ huynh sẽ đảm bảo được sức khỏe và tính mạng của chính con em mình và cả những người cùng tham gia giao thông.

Từ ngày 5/9 đến nay, Phòng CSGT Hà Nội đã phối hợp với Công an cơ sở, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố tổ chức 18 buổi học ngoại khoá, tuyên truyền pháp luật về TTATGT cho gần 23.000 học sinh các cấp và hàng nghìn giáo viên.

Đồng thời qua công tác tuần tra, kiểm soát đã phát hiện, xử lý 785 trường hợp học sinh vi phạm, tạm giữ 427 phương tiện các loại, phạt tiền khoảng 400 triệu đồng. Các vi phạm điển hình là không đội mũ bảo hiểm, chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện và giao xe cho người chưa đủ điệu kiện…

Trong đó, 10 Tổ công tác đặc biệt xử lý 425 trường hợp học sinh vi phạm TTATGT, tạm giữ 161 phương tiện, riêng vi phạm về đội mũ bảo hiểm 352 trường hợp.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

(LĐTĐ) Chuỗi sự kiện phát động dự án “Đến trường an toàn” vừa diễn ra sôi nổi tại 6 điểm trường tiểu học, thuộc hai tỉnh Gia Lai và Yên Bái, qua đó góp phần nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học .
Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất

Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất

(LĐTĐ) Tối 12/12, khói bốc lên cuồn cuộn từ ngôi nhà 2 tầng tại một xưởng gỗ ở thôn Bàn Giữa, xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Do chứa nhiều vật liệu dễ cháy, khiến ngọn lửa nhanh chóng bắt cháy sang các cửa hàng, xưởng đồ gỗ bên cạnh. Hiện, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực khống chế ngọn lửa, chống cháy lan.
Tôn vinh những đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn học, nghệ thuật

Tôn vinh những đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn học, nghệ thuật

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn hóa, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi, chiều 12/12, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương - Thành ủy Hà Nội - Báo Nhân dân phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay”.
Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành

Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành

(LĐTĐ) Việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng các cầu bộ hành không chỉ đảm bảo an toàn cho người đi bộ qua đường, mà còn góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ sáu (Khóa XIII) diễn ra chiều nay (12/12), ông Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy trong hệ thống chính trị, cũng như trong tổ chức Công đoàn.
Quận Bắc Từ Liêm hoàn thành 27/27 chỉ tiêu xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội

Quận Bắc Từ Liêm hoàn thành 27/27 chỉ tiêu xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Ngày 12/12, Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị lần thứ 35 Ban Chấp hành Đảng bộ.
Quận Đống Đa: Các mô hình “Dân vận khéo” có sức lan tỏa sâu rộng

Quận Đống Đa: Các mô hình “Dân vận khéo” có sức lan tỏa sâu rộng

(LĐTĐ) Trong năm 2024, quận Đống Đa có 324 tập thể và 222 cá nhân đăng ký thực hiện với tổng số 546 mô hình “Dân vận khéo” trên 4 lĩnh vực: Xây dựng hệ thống chính trị; kinh tế - quản lý đô thị; văn hóa - xã hội; an ninh, quốc phòng. Bên cạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”, công tác xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cũng được triển khai tốt.

Tin khác

Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành

Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành

(LĐTĐ) Việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng các cầu bộ hành không chỉ đảm bảo an toàn cho người đi bộ qua đường, mà còn góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đường sắt giải “nút thắt” ách tắc giao thông

Đường sắt giải “nút thắt” ách tắc giao thông

(LĐTĐ) Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến 2030 tầm nhìn đến 2050, hệ thống đường sắt đô thị có 10 tuyến với trên 410km. Thực tế cũng cho thấy, khi được vận hành, hệ thống đường sắt đô thị không chỉ giúp cho việc đi lại của người dân dễ dàng hơn, giảm ùn tắc giao thông.
Xây dựng văn hoá giao thông công cộng qua các hội thi

Xây dựng văn hoá giao thông công cộng qua các hội thi

(LĐTĐ) Những năm gần đây, phương tiện giao thông công cộng, nhất là xe buýt tại Hà Nội phát triển mạnh mẽ, góp phần thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng lái xe ứng xử với hành khách chưa được thân thiện, phương tiện chạy ẩu, bỏ bến… điều này khiến xe buýt trở nên kém hấp dẫn trong mắt hành khách. Để khắc phục những hạn chế trên, từng bước xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô văn minh, Thành phố đã triển khai nhiều mô hình sáng tạo, góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức tham gia giao thông công cộng.
Quyết liệt xử lý vi phạm trật tự xây dựng dọc tuyến đường Đại Thanh

Quyết liệt xử lý vi phạm trật tự xây dựng dọc tuyến đường Đại Thanh

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội đồng nhân dân huyện Thanh Trì đã tiến hành khảo sát công tác quản lý, sử dụng đất dọc tuyến đường Đại Thanh. Qua đó, nắm bắt tình hình để đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực có tính khả thi, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất, ổn định tình hình trật tự xây dựng, giao thông thông thoáng trên địa bàn.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân đến đăng ký xe dịp cuối năm

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân đến đăng ký xe dịp cuối năm

(LĐTĐ) Nhận định tình hình vào thời điểm cuối năm nhu cầu đăng ký phương tiện gia tăng, dù đã hết thời điểm ưu tiên giảm lệ phí trước bạ, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã chủ động tuyên truyền, hướng dẫn, giải quyết thủ tục đăng ký xe cho người dân.
Vì sao bờ kè mương Đan Hoài bị sạt lở?

Vì sao bờ kè mương Đan Hoài bị sạt lở?

(LĐTĐ) Từ tháng 6 đến tháng 9/2024, nhiều vị trí thuộc hệ thống kênh chính Đan Hoài chạy qua địa bàn xã Minh Khai, huyện Hoài Đức và xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội bị sạt lở nghiêm trọng. Nguyên nhân của tình trạng này theo cơ quan chức năng là do mưa to kéo dài, nền đất yếu và đặc biệt do xe chở vật liệu xây dựng chạy qua đường khiến mái mương bị sụt lún.
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM giải ngân đạt 1.597 tỷ đồng

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM giải ngân đạt 1.597 tỷ đồng

(LĐTĐ) Tính đến hết tháng 11/2024, dự án thành phần 1 và 2 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã giải ngân được 1.597 tỷ đồng trong tổng số hơn 5.262 tỷ đồng (đạt 30,3%). Trong đó dự án thành phần 1 đạt 1.513 tỷ đồng, dự án thành phần 2 đạt 84 tỷ đồng.
Đề án giao thông thông minh tại Hà Nội sẽ thực hiện theo 3 giai đoạn

Đề án giao thông thông minh tại Hà Nội sẽ thực hiện theo 3 giai đoạn

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, trên lĩnh vực phát triển giao thông, thành phố đã giám sát giao thông bằng camera, giám sát các phương tiện vận tải bằng thiết bị giám sát hành trình, xây dựng một số ứng dụng phục vụ đỗ xe, tìm tuyến xe buýt... Đây là những tiền đề để thành phố triển khai hệ thống giao thông thông minh ITS trên địa bàn vừa được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua.
Ma men dắt xe "né" chốt kiểm tra nồng độ cồn nhưng bất thành

Ma men dắt xe "né" chốt kiểm tra nồng độ cồn nhưng bất thành

(LĐTĐ) Khi thấy chốt kiểm tra nồng độ cồn, người đàn ông đã xuống xe dắt bộ nhằm né tránh. Nam tài xế cho rằng, bản thân không điều khiển phương tiện nên không phải kiểm tra nồng độ cồn. Tuy nhiên, quá trình lái xe và xuống xe dắt bộ của tài xế này đã bị Tổ công tác mật phục ghi hình.
Quy định luồng tuyến vận tải khách liên tỉnh tại Hà Nội: Nên giữ hay bỏ?

Quy định luồng tuyến vận tải khách liên tỉnh tại Hà Nội: Nên giữ hay bỏ?

(LĐTĐ) Hà Nội vừa chấp thuận, cho phép một doanh nghiệp thí điểm tuyến vận tải mới từ Bến xe Giáp Bát đi bến xe thành phố Lào Cai, Bến xe Sa Pa và tuyến Bến xe Nước Ngầm đi Bến xe Sa Pa, trên cơ sở đăng ký phương án khai thác tuyến cố định. Việc thí điểm tuyến vận tải mới, khiến dư luận băn khoăn liệu có phá vỡ quy hoạch luồng tuyến của Hà Nội?
Xem thêm
Phiên bản di động