Nhìn từ thu phí vào nội đô nghĩ về chuyện hành động để giảm ùn tắc
Thu phí vào nội đô: Quan trọng là lộ trình thực hiện Thu phí vào nội đô có làm Hà Nội bớt tắc đường? Thu phí vào nội đô Hà Nội: Nên hay không? |
Theo ước tính, đến thời điểm này Hà Nội đã có khoảng 8 triệu dân, trên 7,4 triệu phương tiện, chưa kể một lượng lớn xe cơ giới từ các địa phương khác thường xuyên hoạt động trên địa bàn. Số lượng người và phương tiện đổ dồn về Thủ đô cũng không chỉ dừng lại ở mức đó mà mỗi năm đều tăng them vài lần. Sự quần tụ đông đảo khiến Hà Nội trở nên chật chội. Ùn tắc ở Hà Nội đã đến mức độ không thể chấp nhận nổi.
Chẳng khó để thấy, chỉ vọn vẹn quãng thời gian 2 ngày gần đây (20-21/10), khi nhiệt độ tại Hà Nội giảm xuống chỉ còn khoảng 18 độ C kèm theo mưa rét thì cũng là lúc các trục đường Thủ đô đồng loạt chịu cảnh ùn tắc. Tại nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến đến Ngã Tư Sở, trong cảnh rét mướt, dù chẳng phải khung giờ cao điểm nhưng lượng ô tô, xe máy vẫn phải xếp thành hàng dài, chen chúc nhau nhích từng mét. Tắc và lạnh khiến những người kiên nhẫn nhất cũng khó giữ nổi bình tĩnh. Nhiều người đã đi lên vỉa hè hoặc đi ngược chiều để tìm đường, thoát ùn tắc.
Ngẫm ngợi xa hơn có thể thấy, vỏn vẹn trong 15 năm qua, hạ tầng giao thông ở Hà Nội được đầu tư không ít. Nhiều trục giao thông được mở rộng, các tuyến vành đai dần được khép kín, nhiều cung đường được tích hợp giao thông 3, 4 tầng, phục vụ đủ các nhóm đối tượng cũng như các loại hình vận tải. Điều này là đáng mừng, là tín hiệu tích cực khi tầm quan trọng của giao thông được đặt đúng vị trí.
Hà Nội ngày càng chật chội và ùn tắc. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Tuy nhiên, niềm vui cũng chưa thực sự trọn vẹn bởi mỗi tuyến đường mới mở ra để cải thiện khả năng đi lại thì đều nhanh chóng trở thành những điểm ùn tắc mới. Nhìn sang Vành đai 3 khang trang đã tắc, đường Vành đai 2,5 cũng tắc. Cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy cũng tắc. Tắc, tắc, và tắc khiến không ít người phải chua xót, coi đây là thứ “đặc sản” riêng có của Hà Nội. Rằng “Hà Nội không vội được đâu”. Bực dọc nhưng cũng đầy sự ấm ức, cam chịu.
Tắc đường gây bức xúc, làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người tham gia giao thông. Tắc đường còn khiến lãng phí thời gian lao động của xã hội, kéo giảm kinh tế… Những tác động tiêu cực từ tắc đường nếu có thời gian đi hỏi bất kỳ ai, từ người già đến trẻ nhỏ hẳn có thể kể ra muôn vàn, và đủ trạng thái.
Nhưng giảm phương tiện cá nhân bằng cách nào? Hẳn nhiên là có nhiều cách, từ phương pháp vĩ mô đến vi mô. Nhiều người bảo Hà Nội phải chuyển đổi phương tiện thế này, phải nâng cao ý thức người tham gia giao thông thế kia. Đủ cách thức thực hiện.
Hà Nội cũng đã triển khai nhiều biện pháp để kéo giảm ùn tắc. Trong đó, đẩy mạnh triển khai từ những việc nhỏ nhất như xén hè, mở rộng đường đến chỉnh nút thời gian, tín hiệu đèn giao thông.
Những việc làm của Hà Nội có hiệu quả không? Có chứ. Bằng chứng là nhiều điểm đen ùn tắc đã được giải tỏa. Ấy nhưng, ùn tắc giao thông tựa như một căn bệnh kinh niên khó chữa. Cứ khỏi chỗ này là tái phát chỗ khác. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tái đề xuất phương án thu phí phương tiện cơ giới ra vào nội thành. Nếu thẳng thắn nhìn nhận có thể thấy, đề xuất trên là một trong những hành động cần thiết khi mà sự ùn tắc ngày càng trở nên nan giải.
Hẳn nhiên, khi đưa ra ý kiến cũng sẽ gặp những ý kiến trái chiều. Thế nhưng, trước khi trách móc, hãy tưởng tượng viễn cảnh hàng nghìn phương tiện chôn chân dưới mưa rét như ít ngày gần đây. Hãy tưởng tượng khi Thành phố phải chứa thêm hàng nghìn phương tiện mỗi năm và bầu không khí ngày càng đậm đặc, khó thở thì có thể thấy sự hành động để “chữa” ùn tắc là cần thiết đến nhường nào.
Đề án thu phí xe ô tô vào nội đô còn nhiều “lỗ hổng”. Đó là việc xây dựng các trạm thu phí sẽ vô cùng tốn kém, và khó có thể đảm bảo kiểm soát triệt để các ngả vào Thành phố; đó là lượng nhân viên không lồ để xác định phương tiện được phân loại với các mức miễn, giảm phí khác nhau… Hà Nội nhận thức rõ những bất cập trên và hẳn nhiên sẽ luôn lắng nghe, tiếp thu phản biện xã hội để xây dựng và hoàn thiện đề án. Thay vì trách móc, nên chăng mỗi người, mỗi công dân Thủ đô đều suy nghĩ thêm, góp sức cùng Hà Nội để xử lý bài toán ùn tắc giao thông đầy nan giải.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34