Nhiều trẻ nhập viện do tai nạn sinh hoạt
Vừa ăn cá viên chiên vừa chơi, bé 7 tuổi bị que xiên đâm thấu ngực | |
Hy hữu nam thanh niên bị cọc tre đâm xuyên từ cổ lên mũi | |
Nối động mạch cổ tay cho bé trai 6 tuổi bị tai nạn sinh hoạt |
ThS. BS Nguyễn Vũ Hoàng - Khoa Chỉnh hình Nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, thời gian vừa qua, Bệnh viện liên tiếp tiếp nhận những trường hợp bệnh nhi bị thương do tai nạn sinh hoạt.
Thương tâm nhất là trường hợp của bệnh nhi N.B.L. (4 tuổi, Hà Nội). Ngày 28/2, hai chị em L. chơi với nhau tại nhà. Trong lúc chơi đùa, L. chui vào máy tời vải (gia đình có xưởng trần ga gối tại nhà) thò tay vào mô tơ và bị máy cán nghiến bàn tay phải.
Hình ảnh cổ bệnh nhi T. sau khi được phẫu thuật. |
Tai nạn bất ngờ khiến phần mềm mặt trước và mặt sau bàn tay phải của bé bị dập nát, lộ rách bao gân các ngón 2-3-4-5, dập nát gân duỗi 2-3-4-5 và vỡ xương bàn tay. May mắn, cháu được gia đình nhanh chóng đưa đến Bệnh viện 103 sơ cấp cứu và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Nhập viện cùng ngày với L. là bệnh nhi H.T.B. (7 tuổi, Hà Nội). Tối 28/2, khi chơi ở nhà bà ngoại, B. đi xe đạp trong nhà và húc vào cạnh khung kính dựa ở gần đó. Khi kính vỡ, B. bị các mảnh kính đâm vào chân. B. được đưa đến bệnh viện trong trạng thái tỉnh táo. Khi mở vết thương kiểm tra các bác sĩ nhận thấy cháu bị đứt 3 gân duỗi, gãy 2 xương bàn chân số 3 và số 4.
Theo bác sĩ Hoàng, hàng năm, các bác sĩ tiếp nhận rất nhiều trường hợp tai nạn ở trẻ nhỏ với các mức độ tổn thương khác nhau. Tai nạn do các vật dụng sắc nhọn cứa vào cơ thể như vùng cổ, cổ tay, cổ chân gây đứt động mạch là một trong những trường hợp nghiêm trọng và rất có thể khiến trẻ thiệt mạng nếu không được sơ cấp cứu đúng cách.
Trường hợp tai nạn của bé gái H.M.T. (11 tuổi, ở Thạch Thất) là một ví dụ điển hình. 17h tối 1/3 vừa qua, trong khi làm vệ sinh cá nhân, T. có tì ngực vào bồn rửa mặt bằng sứ có chiều cao đến ngang ngực (chiếc bồn này đã có dấu hiệu rạn nứt từ lâu nhưng gia đình chưa kịp thay) khiến 1/3 chiếc bồn rơi ra, cạnh sứ sắc nhọn khiến T. bị thương ở nhiều vị trí. T. được đưa đến bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng tỉnh táo nhưng đau đớn và mất nhiều máu, rách cơ cổ, nhiều vết thương đã bị lóc da diện rộng.
Tương tự như vậy là trường hợp của bệnh nhi N.B.L. (8 tuổi, ở Hưng Yên). Chiều 1/3 cháu L. đi xe đạp trong khu dân cư không may va chân vào miếng tôn được dựng ở ngoài đường. Hậu quả khiến bé L. bị mảnh tôn gây tổn thương nặng ở cổ. Sau tai nạn, L. được sơ cứu tại trung tâm y tế gần nhà và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
"Hiện tại, sau khi được phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu, tình trạng sức khỏe của các bệnh nhi đã dần hồi phục và có thể ra viện trong mấy ngày tới", ThS. BS Nguyễn Vũ Hoàng cho biết.
Theo các bác sĩ, còn rất nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em nhưng cách phòng ngừa hiệu quả nhất là sự quan tâm chú ý của người lớn trong quá trình nuôi dạy chăm sóc trẻ. Chỉ một phút thiếu tập trung có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của người lớn là trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để tự bảo vệ mình tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
TS. BS Hoàng Hải Đức - Trưởng Khoa Chỉnh hình Nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng tai nạn thương tích ở trẻ nhỏ thường xảy đến bất ngờ, khó lường trước và gây ra những thương tổn trên cơ thể các em. "Ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm", TS. BS Hoàng Hải Đức nói. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00