Nhiều thành tựu xây dựng nông thôn mới huyện Thường Tín giai đoạn 2015-2020

(LĐTĐ) Trong giai đoạn 2015-2020, dưới sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, công tác xây dựng nông thôn mới tại huyện Thường Tín ngày càng có nhiều chuyển biến. Từ thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Người cựu chiến binh nêu gương sáng lan tỏa phong trào xây dựng nông thôn mới Xã Hoàng Văn Thụ phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới Những người vác tù và ở thôn La Thạch, xã Phương Đình

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới của các quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có nhiều bước tiến. Đa phần các quận, huyện, thị xã đều tích cực vào cuộc, huy động mọi nguồn lực để hoàn thành các chỉ tiêu về nông thôn mới.

“Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản đạt huyện nông thôn mới” là một chỉ tiêu lớn trong 10 nhóm chỉ tiêu cụ thể của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXIII của huyện Thường Tín.

Nhiều thành tựu xây dựng nông thôn mới huyện Thường Tín giai đoạn 2015-2020
Diện mạo nông thôn mới khang trang, sạch đẹp tại huyện Thường Tín. (Ảnh minh họa: Lương Hằng)

Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Chương trình số 02 – CTr/HU, ngày 31/3/2016 về “Xây dựng nông thôn mới huyện Thường Tín, giai đoạn 2016-2020” và nhiều nghị quyết, kết luận, kế hoạch về xây dựng nông thôn mới; Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức thực hiện đề án số 02/ ĐA-UBND và Đề án số 04/ĐA- UBND đạt nhiều kết quả.

Trong 5 năm, tổng đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Thường Tín là 1.421,78 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 18,6 tỷ đồng và tự nguyện hiến thặng hàng nghìn m2 đất để xây dựng các công trình giao thông, công trình phúc lợi.

Cùng đó, hệ thống giao thông nông thôn mới được củng cố, nâng cấp; đường trục xã, liên xã nhựa hóa, bê tông hóa 100%; đường trục thôn, xóm được cứng hóa 100%. Tỷ lệ thôn, cụm dân cư, tổ dân phố có nhà văn hóa đạt 97%; hệ thống loa truyền thanh ở các xã được nâng cấp đảm bảo phát thanh 2 lần/ngày.

Đáng chú ý, phòng học của các trường trên địa bàn được huyện đầu tư sửa chữa nâng cấp, xây mới, không còn phòng học tạm, dột nát. Theo thống kê, 82,95% trường học các cấp (mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở) được công nhận đạt chuẩn quốc gia; 100% trạm y tế có bác sĩ, 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế dạt 89,28%.

Môi trường nông thôn huyện cũng được cải thiện, tỷ lệ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đạt 95%; tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch ngày càng tăng. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố, dân chủ được mở rộng; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Diện mạo nông thôn mới, hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ theo hướng hiện đại, văn minh.

Năm 2016, huyện Thường Tín thực hiện công tác dồn điền đổi thửa được 4.545,2 ha/ 4.302,19 ha (105,67%), vượt kế hoạch thành phố giao. Sau dồn điền đổi thửa đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, thúc đẩy phát triển nông nghiệp chất lượng cao và xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu tụ sản phẩm. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ giàu, hộ khá ngày càng tăng lên.

Trong 4 năm (2016-2019) huyện Thường Tín có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành xây dựng nông thôn mới ở 28/28 xã, trong đó có 01 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Đối với tiêu chí huyện nông thôn mới đạt 9/9 tiêu chí; không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới; được đoàn thẩm tra của Thành phố đánh giá chấm điểm đạt 98/100 điểm, Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương đánh giá đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2020.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Khởi tranh Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội

Khởi tranh Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 2/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội) diễn ra Lễ khai mạc Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, lần thứ XVII, năm 2024. Giải bóng đá do Công đoàn và Đoàn thanh niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) phối hợp tổ chức nhằm tạo sân chơi cho các đơn vị trong Tổng Công ty cũng như cơ hội rèn luyện thể thao nâng cao thể chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên.
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Chiều nay (2/11), sau nhiều ngày thi đấu, tranh tài sôi nổi, quyết liệt, Hội khỏe Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng lần thứ 29 năm 2024 đã chính thức khép lại.
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

(LĐTĐ) Người đàn ông 62 tuổi gặp tình trạng nguy kịch và đột ngột té ngã khi đang di chuyển trên đường với triệu chứng nhồi máu cơ tim đã được bác sĩ của một cơ sở tiêm chủng gần đó sơ cứu kịp thời.
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024

TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Các lỗi vi phạm chủ yếu như không chú ý quan sát, chuyển hướng không đúng quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, vượt xe không đúng quy định. Phòng cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố 51 vụ án với 40 bị can.
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Bu Baby tổ chức Giải chạy vì trẻ sinh non 2024 - Tiny Hope. Giải chạy diễn ra từ ngày 2 đến 11/1/2024.
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý

Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý

(LĐTĐ) Lực lượng Cảnh sát giao thông triển khai nhiều tổ công tác tuần tra kiểm soát trên khắp các tuyến đường xuyên tâm, hướng từ các huyện ngoại thành vào trung tâm Hà Nội. Khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, nhiều "yêng hùng" ngổ ngáo đầu trần điều khiển xe máy với tốc độ cao vượt đèn, bấm còi rú ga... tất cả đều lí nhí xin lỗi, cúi đầu xấu hổ.

Tin khác

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Xem thêm
Phiên bản di động