Nhiều quy định mang tính đặc thù để phát triển giáo dục Thủ đô
Bước tiến lớn về chính sách
Cụ thể, quy định tại Điều 24 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép các trường công lập của Thủ đô được liên kết giáo dục với cơ sở giáo dục của nước ngoài theo điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục do Chính phủ quy định. Quy định này vượt trội hơn so với quy định tại Luật Giáo dục và Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018 của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (chỉ quy định cho phép cơ sở giáo dục ngoài công lập được liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài); được đúc kết dựa trên kinh nghiệm thí điểm thành công một số trường công lập liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài trên địa bàn Thủ đô.
Những năm qua, thành phố Hà Nội đã đầu tư mạnh mẽ cho phát triển giáo dục |
Ngoài ra, quy định của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng cho phép thành phố Hà Nội được điều chỉnh, bổ sung chương trình giáo dục mầm non, phổ thông đối với một số môn học, hoạt động để phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đặc thù của Thủ đô; góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu nâng cao hiểu biết và lưu truyền những kiến thức, giá trị, nét đẹp văn hóa Thăng Long - Hà Nội, văn hóa xứ Đoài đặc trưng riêng có của Thủ đô; góp phần đưa chương trình giáo dục của Thủ đô tiệm cận gần hơn với nền giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới; giữ vị trí đứng đầu cả nước về khoa học, giáo dục, về tỷ lệ đạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế; tăng tính chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh; đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô.
Việc quy định cơ sở giáo dục có nhiều cấp học là nội dung đặc thù khác với quy định của Luật Giáo dục (theo quy định hiện hành thì chỉ có mô hình trường phổ thông có nhiều cấp học (từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông) nhằm tiếp cận với xu thế trên quốc tế hiện nay là khép kín mô hình cơ sở giáo dục có nhiều cấp học (từ cấp mầm non đến cấp trung học phổ thông).
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có quy định riêng về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học nên việc quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục này trên địa bàn Thủ đô tương đối khó khăn. Do đó, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy định Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định vấn đề này.
Học sinh Hà Nội thể hiện sự năng động, tự tin tại các chương trình nghệ thuật |
Đặc biệt, pháp luật hiện hành chưa quy định về hỗ trợ giá dịch vụ cho học sinh không phân biệt công lập và tư thục (khoản 3 Điều 99 Luật Giáo dục quy định học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định). Chính vì vậy, cơ chế đặc thù quy định tại khoản 4 Điều 24 dự thảo Luật góp phần thúc đẩy phát triển hệ thống cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, nhiều cấp học, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, trẻ em được tiếp cận với giáo dục chất lượng cao, thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư mở rộng hệ thống các trường tư thục, từng bước giảm tải cho hệ thống trường công.
Xây dựng Thủ đô thành trung tâm tiêu biểu về giáo dục, đào tạo
Góp ý về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), theo đại biểu Vương Quốc Thắng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam), so với các quy định tại Luật Thủ đô hiện hành, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có bước tiến lớn về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Thủ đô.
Đại biểu Vương Quốc Thắng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam). |
Nhấn mạnh giáo dục là quốc sách hàng đầu, đại biểu Vương Quốc Thắng nêu rõ, muốn Thủ đô là đầu tàu của cả nước về kinh tế - xã hội thì trước hết và quan trọng nhất phải xây dựng Thủ đô thành trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Để làm được điều này, theo đại biểu Vương Quốc Thắng, song song với việc chú trọng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, đội ngũ giáo viên phục vụ tối đa nhu cầu học tập của học sinh; cho phép thực hiện liên kết giáo dục với các cơ sở giáo dục nước ngoài, ưu đãi về tài chính; chính sách về giáo dục và đào tạo của Thủ đô cần được tiếp tục đổi mới theo hướng toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ; xây dưng cơ chế thu hút các nhà giáo, nhà khoa học trong nước và quốc tế đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các cấp học...
Việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị như Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” và khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện qua hơn 9 năm thi hành Luật Thủ đô năm 2012. Dự thảo Luật gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012, trong đó giữ nguyên 3 Điều; sửa đổi, bổ sung 18 điều; quy định mới 38 điều). |
Tán thành với quy định về chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài được nêu trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), tuy nhiên đại biểu Vương Quốc Thắng cũng cho rằng để phát huy hết “nguyên khí” của “hiền tài” đưa Thủ đô trở thành thành phố “văn hiến - văn minh - hiện đại”, “trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng” thì phải xây dựng cơ chế đặc thù tương xứng, cụ thể và khả thi trong việc thu hút, trọng dụng nhân tài của Thủ đô.
Theo đó, bên cạnh các chính sách ưu đãi về xét tuyển, tiếp nhận vào làm công chức, viên chức; ký hợp đồng làm việc hoặc đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành tại các đơn vị sự nghiệp công lập, được ký hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, y tế, giáo dục với chế độ đãi ngộ phù hợp, cần bổ sung và cụ thể hóa các chính sách ưu đãi cụ thể về thu nhập, bao gồm tiền lương và các thu nhập ưu đãi ngoài tiền lương, các ưu đãi hoặc hỗ trợ về chỗ ở, phương tiện đi lại, chăm sóc y tế cho người tài và một số lượng nhất định người thân của người tài đó.
“Nếu chỉ dừng lại ở những ưu đãi nhất định trong tương quan của khu vực công lập như quy định tại dự thảo luật hiện nay sẽ rất khó cạnh tranh và giữ chân người hiền tài gắn bó với khu vực công”, đại biểu Vương Quốc Thắng chia sẻ, đồng thời đề nghị nghiên cứu chính sách với nhân tài hoạt động cơ hữu và một số hoạt động theo các chương trình, sự việc cụ thể.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công
Luật Thủ đô 2024 08/12/2024 22:05
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới
Longform 08/12/2024 21:09
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng
Luật Thủ đô 2024 07/12/2024 08:16
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn
Luật Thủ đô 2024 05/12/2024 17:17
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Luật Thủ đô 2024 25/11/2024 06:37
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 16:05
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 15:46
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 14:03
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Luật Thủ đô 2024 13/11/2024 12:34