Hoàn thiện chính sách nhằm góp phần cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị

(LĐTĐ) Cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị không gian lịch sử văn hóa, truyền thống tại khu vực nội đô lịch sử là vấn đề được đưa ra trong nhiều chính sách, giải pháp của Hà Nội. Vấn đề này, một lần nữa được cụ thể hóa bằng các điều khoản trong Luật Thủ đô sửa đổi.
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Kỳ vọng tạo đột phá để Hà Nội phát triển Kỳ vọng thay đổi từ phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng "Chìa khóa" để Thủ đô phát triển xứng tầm chính là tạo cơ chế phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn

Nêu rõ những nội dung đặc thù

Từ thực tế vướng mắc trong quá trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị, Ban soạn thảo Đề án Luật Thủ đô sửa đổi đã chỉnh sửa và bổ sung mới nhiều điều khoản có tính đặc thù. Đó là, Luật Thủ đô sửa đổi đã cụ thể các quy định đối với công việc cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị như trong công tác quy hoạch phải chú ý tới các yếu tố về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, xây dựng không gian công cộng, phát huy các hình thái kiến trúc của các khu vực, công trình có giá trị văn hóa, lịch sử; phát triển không gian xanh, không gian ngầm.

Ngoài ra, Luật Thủ đô sửa đổi cũng quy định những nội dung đặc thù cho công tác cải tạo, chỉnh trang và tái thiết đô thị Thủ đô, bao gồm: “Hỗ trợ cá nhân, tổ chức cải tạo, bảo tồn biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị; hỗ trợ cá nhân, tổ chức đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết nhà ở cũ tại phố cổ, phố cũ theo quy chế quản lý kiến trúc và thiết kế đô thị; hỗ trợ kiểm định chất lượng công trình tạo điều kiện để khuyến khích người dân cùng tham gia vào công tác bảo tồn, chỉnh trang và tái thiết đô thị tại khu vực nội đô lịch sử và các khu vực khác của Thủ đô”.

Hoàn thiện chính sách nhằm góp phần cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị
Thủ đô Hà Nội có nhiều nét văn hóa đặc thù so với các tỉnh, thành phố khác

Quy định này là đột phá so với các quy định pháp luật hiện hành, nhằm khuyến khích người dân cùng tham gia vào công tác bảo tồn, chỉnh trang và tái thiết đô thị tại khu vực nội đô lịch sử và các khu vực khác của Thủ đô. Quy định này khác với Luật Đầu tư công khi Thủ đô sử dụng ngân sách để hỗ trợ người dân chỉnh trang đô thị như quy định ở trên.

Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa, quy định này cần cho phép Nhà nước bằng kinh phí của mình hỗ trợ người dân trong việc cung cấp bản vẽ, thiết kế trong kho tư liệu của nhà nước về công trình hoặc thiết kế phục dựng của các công trình nhà cổ, biệt thự cũ, các công trình kiến trúc có giá trị cần bảo tồn.

Bên cạnh đó, “Cơ chế hỗ trợ đền bù tái định cư, di dời, chuyển đổi nghề nghiệp; điều chỉnh chức năng sử dụng đất theo quy hoạch chi tiết trong khu vực nội đô lịch sử để tái thiết, tái khai thác giá trị, bảo tồn biệt thự cũ, công trình kiến trúc có giá trị ở khu vực nội đô lịch sử” là một cơ chế có tính thúc đẩy công tác giãn dân trong khu vực nội đô lịch sử và cải tạo, chỉnh trang trong khu vực nội đô lịch sử.

Các quy định sửa đổi tại Điều 22, Luật Thủ đô sửa đổi cũng là để kết hợp giữa bảo tồn di sản văn hoá với công tác cải thiện đời sống dân sinh, nơi ở của người dân sống tại các biệt thự cũ, nhà cổ. Trong đó nhấn mạnh về “Quỹ bảo tồn khu vực nội đô lịch sử”. Theo đơn vị tư vấn, Quỹ bảo tồn khu vực nội đô lịch sử của Thủ đô là một giải pháp về tài chính nhằm thu hút nguồn vốn ở khu vực tư nhân đầu tư đóng góp và đầu tư cho các hoạt động bảo tồn, sửa chữa, cải tạo, chỉnh trang các công trình kiến trúc ở khu vực nội đô lịch sử nói riêng và các công trình kiến trúc khác có giá trị về văn hoá và lịch sử. Việc thành lập Quỹ bảo tồn bảo tồn khu vực nội đô lịch sử sẽ có nguồn tài chính để thực hiện các dự án bảo tồn, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, còn có tác dụng nâng cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể liên quan.

Hoàn thiện chính sách nhằm góp phần cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị
TS. Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, Hà Nội cần được phân quyền hơn nữa.

Mô hình Quỹ bảo tồn khu vực nội đô lịch sử là quỹ tài chính ngoài ngân sách, Nhà nước chỉ hỗ trợ việc hình thành vốn điều lệ và bảo đảm hoạt động ổn định ban đầu của quỹ. Hoạt động của Quỹ sẽ làm giảm gánh nặng về đầu tư của ngân sách Thành phố cho công tác cải tạo, chỉnh trang và tái thiết khu vực nội đô lịch sử.

Kế thừa và tạo nền tảng

Nhìn nhận vấn đề kiểm soát đô thị hóa và giải tỏa áp lực cho các đô thị trung tâm là nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội cấp bách, phát biểu tại Hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” do Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội; Sở Tư pháp Hà Nội và Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức, TS. Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phản ánh được những đặc thù, vượt trội của Hà Nội với tính chất là Thủ đô và yêu cầu của quản trị đô thị trong bối cảnh mới; nhất là những đặc thù về tổ chức bộ máy, thu hút nguồn nhân lực; chế độ chính sách, tài chính - ngân sách… để khơi dậy tiềm năng, phát huy thế mạnh nhằm thực hiện khát vọng phát triển Thủ đô và đất nước.

Những trăn trở này của các chuyên gia cũng chính là "nhiệm vụ chính trị" của Ban soạn thảo Luật Thủ đô sửa đổi, nhất là trong bối cảnh Luật Nhà ở, Luật Đất Đai... cũng đang được điều chỉnh. Luật Thủ đô sửa đổi, phải vừa đảm bảo tính tiên phong, đặc thù nhưng cũng không được chồng lấn sang các bộ luật khác.

Lấy ví đụ tại Điều 30, Luật Thủ đô sửa đổi, quy định về phát triển nhà ở nêu rõ, trách nhiệm của chủ đầu tư phải hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trước khi đưa công trình nhà ở vào khai thác sử dụng là quy định mới nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, bảo đảm tính đồng bộ của việc xây dựng nhà ở với việc xây dựng, hoàn thiện các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, qua đó bảo đảm tốt nhất nhu cầu sinh sống, làm việc của người dân (Khoản 1 Điều 31). Quy định này là cần thiết để hạn chế các chủ đầu tư của các khu nhà ở thương mại chậm trễ trong việc phát triển đồng bộ hạ tầng khi đưa công trình nhà ở vào sử dụng.

Bên cạnh đó, việc quy định việc phát triển nhà ở xã hội ở Thủ đô theo mô hình căn hộ chung cư và giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội tại điểm a khoản 2 Điều này là phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 80 và khoản 1 Điều 81 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi theo dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội) và đặc biệt phát huy được hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng đất khi xây dựng nhà ở xã hội, hạn chế được tiêu cực trong công tác xây dựng nhà ở xã hội.

Hoàn thiện chính sách nhằm góp phần cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị
Nhiều chuyên gia cho rằng vấn đề kiểm soát đô thị hóa và giải tỏa áp lực cho các đô thị trung tâm là nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội cấp bách của Hà Nội hiện nay.

Để bảo đảm chất lượng đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của các khu nhà ở xã hội, điểm c khoản 2 Điều 31, quy định việc bố trí vốn ngân sách Thành phố để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội thiết yếu trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và “đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội độc lập, UBND thành phố Hà Nội giao cơ quan, tổ chức thuộc thành phố Hà Nội thực hiện giải phóng mặt bằng và lập dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội thiết yếu trong phạm vi ranh giới của dự án”. Đây là những giải pháp có tính đột phá và đặc thù để Thủ đô Hà Nội có thể phát triển nhanh các khu nhà ở xã hội tập trung, đầy đủ các điều kiện về hạ tầng.

Ngoài ra, điểm b khoản 2 Điều 31 cũng quy định cụ thể về công tác lập quy hoạch nhằm rút ngắn thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết, so với thực hiện tuần tự theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị, để có thể đẩy nhanh tiến độ lập dự án đầu tư xây dựng và cấp phép xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Luật Thủ đô (sửa đổi) là hành lang pháp lý vô cùng quan trọng để thành phố Hà Nội có thể bứt phá, góp phần đạt được mục tiêu Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đặt ra về phương hướng phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/12), giá dầu WTI và Brent trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12%; giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08%.
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

(LĐTĐ) Theo lịch thi đấu, trận bán kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Singapore sẽ diễn ra vào ngày 26/12 trên sân khách. Điều đáng tiếc trong trận đấu này tiền đạo Văn Toàn không thể thi đấu.
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào chiều ngày 22/12, với cả vàng nhẫn và vàng miếng đều đạt ngưỡng 84,4 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, xu hướng tăng vẫn tiếp tục chi phối giá vàng trong tuần này.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 23/12, trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng.
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.

Tin khác

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

(LĐTĐ) Với dự thảo lần 3, đề án quản lý lòng đường, vỉa hè, thành phố Hà Nội đã đưa ra những phương hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn tiêu chí và mô hình cho thuê vỉa hè.
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

(LĐTĐ) Hà Nội là đô thị có lưu lượng người và các phương tiện tham gia giao thông đông đúc, kéo theo những vi phạm về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Những tháng cuối năm, các địa phương trên địa bàn Thủ đô đã tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân và quyết liệt kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm.
Phát triển không gian xanh tại các đô thị

Phát triển không gian xanh tại các đô thị

(LĐTĐ) Ngày 29/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo: “Thiết kế công viên thuận tiện, an toàn cho mọi người và tăng khả năng chống chịu cho các đô thị Việt Nam”.
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương sẽ bố trí 34.515 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm trên địa bàn; trong đó phân bổ ngay hơn 18.110 tỷ đồng cho các dự án đủ điều kiện theo quy định.
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025

8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa quyết nghị sẽ cắt điện, nước với 8 loại công trình vi phạm từ ngày 1/1/2025. Những công trình xây dựng trên đất lấn chiếm, xây sai quy hoạch, vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy sẽ bị áp dụng biện pháp cắt điện nước...
Xem thêm
Phiên bản di động