Nông nghiệp Hà Nội phải mang gương mặt mới
Nhiều giải pháp cho “tam nông”
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Chiều ngày 10/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) là cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô tại các Nghị quyết của Bộ Chính trị như Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong đó, xác định xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” và khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện qua hơn 9 năm thi hành Luật Thủ đô năm 2012.
Vấn đề về nông nghiệp được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm. |
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) xây dựng dựa trên 5 quan điểm chỉ đạo: Thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô; Quy định các cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ đô bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013; Bám sát 9 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua; Chi tiết, cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật để áp dụng được ngay; Kế thừa, phát triển các quy định đang phát huy tác dụng tốt của Luật Thủ đô 2012 đã được thực tiễn kiểm nghiệm; luật hóa các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với Thủ đô.
Dự thảo Luật gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012, trong đó giữ nguyên 3 Điều; sửa đổi, bổ sung 18 điều; quy định mới 38 điều).
Trong dự thảo Luật Thủ đô, nhiều giải pháp nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được đề cập và được kỳ vọng tạo chuyển biến mạnh mẽ cho “tam nông” Hà Nội.
Cụ thể, tại Điều 33 về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã nêu rõ việc phát triển nông nghiệp sinh thái của Thủ đô thực hiện theo mô hình nông nghiệp bền vững, chú trọng đến sự tương tác giữa các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế nhằm bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, tạo ra các sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm.
Luật Thủ đô quy định nhiều chính sách đặc thù cho nông nghiệp Hà Nội. |
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định phạm vi, đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ cao hơn và ngoài các quy định của Trung ương ban hành đối với các nội dung sau đây: Giống, chuyển giao công nghệ trong sản xuất giống; Công nghệ bảo quản, chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp; Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Phát triển nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch trải nghiệm; Hoạt động bảo vệ môi trường trong sản xuất và sơ chế nông sản; Phát triển các chuỗi liên kết giá trị, thị trường tiêu thụ sản phẩm; Phát triển kinh tế tập thể, làng nghề, làng có nghề; Kinh phí giải phóng mặt bằng, tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định: Các hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp ở bãi sông để sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sinh thái kết hợp tham quan, giáo dục trải nghiệm, du lịch trải nghiệm theo nguyên tắc việc xây dựng trên đất nông nghiệp ở bãi sông có đê phải phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch thành phố Hà Nội được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ các quy định của pháp luật về đê điều và pháp luật khác có liên quan; Cho phép xây dựng trên đất nông nghiệp các công trình phụ trợ bán kiên cố phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung…
Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ diện tích, điều kiện, trình tự, thủ tục cấp phép, loại công trình phụ trợ bán kiên cố phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp.
Động lực phát triển nông nghiệp Thủ đô
Góp ý một số vấn đề liên quan đến nông nghiệp của Thủ đô, đại biểu Nguyễn Thị Lan (đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) góp ý cần phải thống nhất về quan điểm và xác định rõ mục tiêu của nông nghiệp Thủ đô.
“Mục tiêu của nông nghiệp Thủ đô không nhất thiết phải tập trung để sản xuất hàng hóa hay có lợi thế về xuất khẩu, cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh thành khác mà cái quan trọng hơn của nông nghiệp Thủ đô là cung cấp thực phẩm tươi sống, đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, cung cấp các sản phẩm có giá trị cao như sinh vật cảnh, cây công trình, cây giống, nguyên vật liệu với hàm lượng khoa học cao cho Hà Nội và các tỉnh lân cận”, đại biểu Nguyễn Thị Lan nói.
Nông nghiệp Hà Nội cần mang một gương mặt mới và trở thành động lực phát triển nông nghiệp cho các tỉnh thành khác. |
Đại biểu Nguyễn Thị Lan cũng cho rằng, thời gian tới, nông nghiệp Hà Nội cần phải mang một gương mặt mới, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp vùng ven đô. Hà Nội cần phải có những giải pháp mạnh mẽ hơn, để tạo được bước đột phá, sự khác biệt và trở thành động lực phát triển nông nghiệp cho các tỉnh thành khác.
Xem đầu tư công là khâu đột phá, tập trung chuyển đổi từ đầu tư dàn trải sang đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có thế mạnh. Bên cạnh đó, cần cơ cấu lại trình độ, kỹ thuật nông nghiệp. Đây là nội dung vô cùng quan trọng để giữ vị thế của nông nghiệp Hà Nội trong bối cảnh hiện nay.
“Chúng tôi đánh giá mức độ ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp của Hà Nội chưa có sự vượt trôi so với các tỉnh, thành khác. Chưa chú trọng vào việc nghiên cứu, ứng dụng các khâu để làm gia tăng và chế biến nông sản. Cần tập trung cơ cấu các loại hình công nghệ theo hướng giảm các loại công nghệ truyền thống để tập trung ưu tiên cho công nghệ cao, công nghệ sinh học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu lại lực lượng lao động trong nông nghiệp và hình thức sản xuất nông nghiệp”, đại biểu Nguyễn Thị Lan góp ý.
Đại biểu Nguyễn Thị Lan cũng nhấn mạnh, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này đã thể chế hóa được các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, Thành phố, đã xác định được trọng tâm, trọng điểm đầu tư, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, văn minh.
Cần chú trọng vào các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mang lại chất lượng và giá trị lớn. |
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng đã bổ sung rất nhiều các điểm mới. Đặc biệt, trong dự thảo đã giao trách nhiệm cho Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định nhiều vấn đề có tính chất đột phá để khích lệ phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và tuần hoàn, du lịch nông nghiệp… được nêu tại Điều 33.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng quy định một số chính sách đặc thù cao hơn quy định của Trung ương nhằm tạo động lực phát triển nông nghiệp Thủ đô, thúc đẩy nông nghiệp giá trị cao, đầu tư nhiều chất xám và giá trị hơn cho lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất giống cây trồng vật nuôi và chế biến nông sản, phát triển kinh tế tập thể.
Về góp ý vào các Điều cụ thể trong dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Lan nêu đối với Điều 30 quy định về quản lý, sử dụng đất đai nên nghiên cứu, bổ sung quy định về việc quản lý đất bề mặt đất canh tác ở các vùng đất nông nghiệp chuyển đổi sang mục đích khác để tránh lãnh phí.
Nghiên cứu, xem xét bổ sung quy định về việc thực hiện các giải pháp kiểm soát, giảm khí thải nhà kính. Nghiên cứu, bổ sung quy định về đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao đáp ứng nền nông nghiệp đô thị Thủ đô với nhiều yêu cầu cao hơn về chất lượng, giá trị, công nghệ vận hành, quản lý.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Tin khác
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành VHTTDL phải tăng tốc, bứt phá trong năm 2025
Tin mới 18/12/2024 16:52