Nhiều giải pháp hỗ trợ F0 điều trị tại nhà

(LĐTĐ) Số ca mắc Covid-19 mới tại Hà Nội những ngày gần đây liên tục tăng cao, gần 3.000 ca mỗi ngày. Với hơn 40.000 F0 điều trị tại nhà, để tránh tình trạng quá tải, ngoài việc tăng cường lực lượng nhân viên y tế, các trạm y tế lưu động đã và đang triển khai tiêm chủng tại nhà, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý F0, cùng với đó là sự giúp sức của Tổng đài 1022 tư vấn y tế Covid-19…
F0 điều trị tại nhà: Bệnh nhân yên tâm vì được hỗ trợ tối đa Hà Nội: Quản lý chặt chẽ F0 điều trị tại nhà, hạn chế tối đa chuyển tầng

Đến tận nhà dân hỗ trợ tiêm vắc xin

Thời gian này, các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường công tác tiêm chủng cho người dân, đặc biệt tiêm tại nhà cho đối tượng nguy cơ cao. Tại quận Ba Đình, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức đồng loạt, bố trí lực lượng y tế đến tận nhà người dân để tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các trường hợp là người cao tuổi không thể đi đến điểm tiêm, có bệnh lý nền…

Nhiều giải pháp hỗ trợ F0 điều trị tại nhà
Nhân viên y tế hỗ trợ tiêm vắc xin tại nhà cho người dân. Ảnh: Công Thọ.

Là một trong những người được nhân viên y tế đến tiêm tại nhà, bà Đàm Thị Thuyên (phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Tôi tuổi cao sức yếu, khó khăn trong đi lại. Cứ nghĩ đến tình cảnh đau yếu thế này mình chưa được tiêm vắc xin, nhưng nay nhân viên y tế xuống tận nhà tiêm, lại còn tư vấn kỹ lưỡng nên tôi rất vui và xúc động”.

Chia sẻ về hoạt động ý nghĩa và thiết thực này của phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường Phúc Tân Trần Xuân Hà cho biết, theo chỉ đạo của UBND quận Hoàn Kiếm, phường đã thành lập Tổ tiêm chủng lưu động vắc xin phòng Covid-19 tại nhà trên địa bàn và phối hợp với Trung tâm y tế quận tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người không thể đi lại, không đến được các cơ sở tiêm chủng. Dù địa bàn phường đông dân cư, nhiều người già, yếu không thể đến các điểm tiêm chủng, nhưng phường quyết tâm, cố gắng triển khai đến từng gia đình để tiêm vắc xin theo đúng quy trình, hướng dẫn của quận Hoàn Kiếm, Sở Y tế.

Được biết, để theo dõi, quản lý và điều trị F0 tại nhà, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm hiện đã thành lập 21 trạm y tế lưu động. Đồng thời, quận đã cấp các túi thuốc A và túi thuốc C cho F0 điều trị tại nhà và tại các điểm thu dung của quận. 18 phường đã thành lập 132 tổ hỗ trợ theo dõi F0 tại nhà với 682 thành viên và 56 tổ điều trị với 174 người.

Cùng với việc tiêm chủng tại nhà, thì các quận, huyện cũng đang tăng cường công tác tiêm chủng cho người dân. Chia sẻ về công tác tiêm chủng trên địa bàn quận, ông Nguyễn Hữu Quốc, Phó Giám đốc Trung tâm y tế quận Long Biên chia sẻ: Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường nên thời gian qua, Trung tâm y tế quận Long Biên cũng tăng cường đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho nhân dân. Theo kế hoạch của quận thì đến hết tháng 6/2022 quận sẽ tiêm thêm trên 400 nghìn mũi vắc xin cho người dân.

Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý F0 tại nhà

Đặc biệt, thời gian qua, ngành Y tế Hà Nội còn chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch, nên việc quản lý cũng như chăm sóc bệnh nhân hiệu quả. Điển hình, Long Biên là quận đầu tiên trên địa bàn Hà Nội ứng dụng phần mềm quản lý F0 tại nhà, sau thời gian triển khai bước đầu đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Trao đổi về vấn đề nay, ông Nguyễn Hữu Quốc thông tin: Trong 2 tuần trở lại đây, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn quận Long Biên tăng khá cao. Nhưng nhờ ứng dụng công nghệ thông tin bằng phần mềm quản lý F0, nên việc quản lý cũng như chăm sóc bệnh nhân, nhất là bệnh nhân F0 điều trị tại nhà rất tiện lợi.

Theo ông Nguyễn Hữu Quốc, Long Biên là đơn vị đầu tiên thí điểm phần mềm quản lý F0, nên tất cả những trường hợp người dân tự xét nghiệm hoặc xét nghiệm có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2 đều được đưa vào phần mềm quản lý. Những trường hợp đó, trên cơ sở quy định của Bộ Y tế, Trung tâm y tế quận sẽ tiến hành kiểm tra và xác định lại, nếu là ca bệnh sẽ đưa vào danh sách gửi Sở Y tế Hà Nội để lấy số bệnh nhân. Còn những trường hợp khác sẽ được nhân viên y tế xếp vào đối tượng nghi ngờ và đều cho vào diện quản lý, cách ly và điều trị tại cộng đồng để tránh sai xót. “Hiện tất cả các đồng chí lãnh đạo của quận Long Biên, cũng nhu Trung tâm Y tế đều cài phần mềm quản lý F0, nên có ca F0 nào thì đều biết và quản lý hiệu quả. Tính đến trưa ngày 11/1, trên địa bàn quận Long Biên quản lý trên phần mềm có 7.375 người mắc Covid-19, mỗi hôm tăng khoảng 500-600 trường hợp”, ông Nguyễn Hữu Quốc cho biết.

Nhiều giải pháp hỗ trợ F0 điều trị tại nhà
Ảnh: Công Thọ.

Cũng theo Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Long Biên, thực tế trong thời gian hỗ trợ điều trị và quản lý F0 điều trị tại nhà, có nhiều vấn đề người dân còn thắc mắc. Trong đó, những câu hỏi nhân viên y tế thường gặp như: “Tôi mắc Covid-19 nhưng không có ai hỏi tới”; hay “tôi không thấy thuốc men gì cả”… trước những vấn đề người dân thắc mắc Trung tâm y tế quận yêu cầu tất cả nhân viên luôn đảm bảo câu trả lời để đáp ứng yêu cầu của người dân. “Và thời gian qua, nhờ ứng dụng phần mềm quản lý F0, chúng tôi đã đáp ứng được vấn đề tư vấn cho người dân tốt hơn. Tất cả đều có trên phần mềm, bởi vậy người dân được tư vấn ngay”, ông Quốc chia sẻ.

Đồng thời, vị lãnh đạo này cũng chia sẻ, việc đáp ứng thuốc cho người dân điều trị tại nhà cũng luôn được đảm bảo. Theo chỉ đạo của quận Long Biên, thì 100% những trường hợp đưa vào quản lý trong phần mềm đều được cấp các loại thuốc hỗ trợ, hoặc thuốc điều trị, ít nhất là túi thuốc nhóm A. Ông Nguyễn Hữu Quốc cho hay: “Túi B và C thì qua việc khám và khảo sát, nếu trường hợp nào có đủ điều kiện thì sẽ cấp. Túi thuốc C được cấp cho quận Long Biên, về cơ bản đến thời điểm hiện nay đã sử dụng hết. Bởi trên tinh thần chỉ đạo của Thành phố thuốc phải đến tay người bệnh”.

Và để hỗ trợ tối đa, giúp những đối tượng F0 tại nhà an tâm điều trị, tránh gây hoang mang, lo lắng, thời gian qua, trên địa bàn Thành phố đã thành lập nhiều trạm y tế lưu động, cũng như đẩy mạnh hoạt động của Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm Covid-19 tại nhà. Trước đó, Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn quy trình phối hợp trong việc quản lý, theo dõi F0 tại nhà. Trong đó yêu cầu thành lập ngay Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm Covid-19 tại nhà, với lực lượng thanh niên là nòng cốt và chủ trì triển khai, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ Thầy thuốc đồng hành. Trên cơ sở đó, Sở Y tế Hà Nội xây dựng quy trình phối hợp quản lý và điều trị F0 tại nhà.

Theo đó, Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm Covid-19 nhập thông tin người nhiễm bệnh Covid-19 lên hệ thống phần mềm sau khi nhận được dữ liệu từ y tế cơ sở. Chỉnh sửa dữ liệu F0 đã đăng ký trên phần mềm để thông tin F0 được chính xác với thực tế của địa phương. Hỗ trợ người bệnh F0 tại nhà biết cách khai báo thông tin sức khỏe hàng ngày vào phần mềm, khai hộ thông tin cho người không có điện thoại thông minh hoặc người già yếu. Liên hệ với F0 để nhắc họ khai báo đúng giờ, đủ thông tin sức khỏe. Đồng thời, thông báo ngay cho nhân viên y tế khi F0 đang theo dõi tại nhà có dấu hiệu chuyển độ nặng hơn hoặc dấu hiệu bất thường để nhân viên y tế kịp thời vận chuyển F0 đến bệnh viện điều trị Covid-19 theo đúng phân tầng đã quy định…

Còn Mạng lưới thầy thuốc đồng hành sẽ phân công các y, bác sĩ để quản lý theo khu vực, hỗ trợ ban lãnh đạo các trung tâm y tế trong tham mưu, triển khai thực hiện và cung cấp thông tin ca bệnh cần hỗ trợ y tế khẩn cấp, báo cáo thực hiện hàng tuần. Trực tiếp chủ động theo dõi, gọi điện hỗ trợ nhóm F0 có triệu chứng theo phân tầng trên phần mềm. Ngoài ra, Mạng lưới thầy thuốc đồng hành còn nhận điện thoại được gọi từ F0 để hỗ trợ hướng dẫn khai báo thông tin sức khỏe trên phần mềm, tư vấn dinh dưỡng, an toàn lây nhiễm, trấn an tinh thần... cho bệnh nhân; kết hợp với tổng đài 1022 để nhận thông tin hỗ trợ F0 theo dõi tại nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội./.

Minh Khuê

Bài viết cùng chủ đề

Phòng chống dịch Covid 19

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được trình Quốc hội xem xét lần đầu tại Kỳ họp thứ 6. Qua hai phiên thảo luận tại tổ và tại hội trường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, có 117 ý kiến tham gia góp ý vào dự án Luật. Trong đó, các ý kiến của đại biểu Quốc hội đều thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi).
Những lưu ý khi sử dụng lao động chưa thành niên

Những lưu ý khi sử dụng lao động chưa thành niên

(LĐTĐ) Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển về thể lực, trí lực và nhân cách. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức họp báo thông tin Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế”.
Hà Nội: Cháy nhà 5 tầng trong đêm, cảnh sát cứu thoát 2 người mắc kẹt

Hà Nội: Cháy nhà 5 tầng trong đêm, cảnh sát cứu thoát 2 người mắc kẹt

(LĐTĐ) Sáng 30/11, thông tin từ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) - Công an thành phố Hà Nội cho biết, một đám cháy xảy ra tại nhà 5 tầng. Thời điểm cháy có 2 người mắc kẹt được cảnh sát cứu thoát.
Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

(LĐTĐ) Trong số các danh nghiệp (DN) chậm đóng các loại bảo hiểm cho người lao động (NLĐ), có nhiều DN chậm đóng từ 51 tháng đến 108 tháng.
Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.

Tin khác

Tiếp tục ra quân vệ sinh môi trường phòng, chống sốt xuất huyết

Tiếp tục ra quân vệ sinh môi trường phòng, chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín (Hà Nội), mới đây, đồng loạt các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tiếp tục ra quân tổng vệ sinh môi trường, trọng tâm là diệt các ổ bọ gậy, nguyên nhân phát triển muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.
Phát động Chiến dịch truyền thông “24 giờ bên con”

Phát động Chiến dịch truyền thông “24 giờ bên con”

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phát động chiến dịch truyền thông “24 giờ bên con” nhằm truyền tải thông điệp đến các bậc cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ “hãy luôn sẵn sàng đồng hành cùng con trong hành trình lớn khôn”.
TP.HCM: Bác sĩ chưa có chứng chỉ hành nghề vẫn được phân công khám sức khỏe học sinh

TP.HCM: Bác sĩ chưa có chứng chỉ hành nghề vẫn được phân công khám sức khỏe học sinh

(LĐTĐ) Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, Trung tâm y tế quận 6 đã phân công các bác sĩ khám sức khỏe cho học sinh khi chưa có chứng chỉ hành nghề.
Tăng cường sức khoẻ vận động tuổi trung niên với đạm đậu nành

Tăng cường sức khoẻ vận động tuổi trung niên với đạm đậu nành

(LĐTĐ) Không chỉ là bạn đồng hành thân thiết với người trẻ mê tập luyện để tăng cơ bắp, đạm đậu nành còn rất quan trọng trong việc giúp lứa tuổi trung niên duy trì sức khỏe vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tạo thuận lợi cho người bệnh trong chuyển tuyến, thông tuyến khám chữa bệnh BHYT

Tạo thuận lợi cho người bệnh trong chuyển tuyến, thông tuyến khám chữa bệnh BHYT

(LĐTĐ) Quy định phân tuyến khám chữa bệnh (KCB) và phân loại bệnh nhân theo tuyến là cần thiết, đảm bảo hệ thống y tế phát triển bền vững để chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân. Nếu không quản lý bệnh nhân theo tuyến, người bệnh sẽ “đổ dồn” lên tuyến trên điều trị làm tuyến trên bị quá tải, hệ thống y tế có nguy cơ bị phá vỡ, ảnh hưởng lớn đến công tác chăm sóc sức khỏe và KCB cho người dân.
Hà Nội triển khai chiến dịch cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2

Hà Nội triển khai chiến dịch cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2

(LĐTĐ) Chiều ngày 24/11, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức chiến dịch cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2/2023, trên địa bàn Thành phố.
Huyện Thường Tín tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết

Huyện Thường Tín tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết, huyện Thường Tín (Hà Nội) đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ phòng, chống dịch.
Đề xuất cấm lưu hành thuốc lá điện tử tại Việt Nam

Đề xuất cấm lưu hành thuốc lá điện tử tại Việt Nam

(LĐTĐ) Thuốc lá điện tử hoàn toàn có hại sức khỏe, mở đầu xu hướng lạm dụng, nghiện, phơi nhiễm các hóa chất tổng hợp của con người không thể kiểm soát. Nghiện thuốc lá điện tử gây ra một loạt bệnh tật mới và gây chi phí khổng lồ cho y tế. Vì vậy, cần ngay lập tức cấm lưu hành thuốc lá điện tử ở Việt Nam.
TP.HCM: Tìm ra tác nhân gây viêm hô hấp cấp tính ở trẻ em

TP.HCM: Tìm ra tác nhân gây viêm hô hấp cấp tính ở trẻ em

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, các tác nhân gây bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em là các loại vi rút đã từng xuất hiện trong nhiều năm qua.
Mổ đẻ chủ động, hãy cẩn trọng!

Mổ đẻ chủ động, hãy cẩn trọng!

(LĐTĐ) Mổ đẻ khi chưa có chuyển dạ (mổ đẻ chủ động) ngày càng trở nên phổ biến, song phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, các chuyên gia về y tế cảnh báo, việc sinh mổ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé.
Xem thêm
Phiên bản di động