​Nhiều cơ quan chưa bàn giao nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị quyết yêu cầu các cơ quan tự quản của Trung ương phải bàn giao nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho cơ quan quản lý nhà các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều cơ quan không hợp tác.
nhieu co quan chua ban giao nha o thuoc so huu nha nuoc Xử phạt 214 vụ vi phạm với số tiền 4 tỷ đồng
nhieu co quan chua ban giao nha o thuoc so huu nha nuoc 5 ngôi nhà kỳ dị, độc đáo bậc nhất Hà Nội
nhieu co quan chua ban giao nha o thuoc so huu nha nuoc Hà Nội: Giá bồi thường thu hồi nhà cao nhất 7,5 triệu đồng/m2
nhieu co quan chua ban giao nha o thuoc so huu nha nuoc ​Thêm 5 loại đất có vướng mắc vẫn được cấp sổ đỏ

Đó là ý kiến ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức ngày 4/4.

Theo ông Nguyễn Chí Dũng, tổng quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn Hà Nội là trên 167 nghìn căn. Trong đó, quỹ nhà ở cũ do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý, cho thuê là trên 75 nghìn căn; quỹ nhà ở của các cơ quan Trung ương và Hà Nội tự quản, trước đây phân phối cho cán bộ, công nhân viên nay chuyển giao về Sở Xây dựng để tiếp tục quản lý là 92.975 căn.

nhieu co quan chua ban giao nha o thuoc so huu nha nuoc
Ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội thông tin tại Hội nghị

Ông Dũng cho biết, hiện chưa có số liệu điều tra chính thức về tổng số lượng nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước do các cơ quan tự quản của Trung ương và Hà Nội chưa bàn giao cho Sở Xây dựng. “Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 23/2006/NQ-CP ngày 7/9/2006, trong đó yêu cầu các cơ quan tự quản của Trung ương phải bàn giao cho cơ quan quản lý nhà, sau ngày 1/1/2005 quỹ nhà diện tự quản sẽ thuộc quyền quản lý của các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có nhiều cơ quan đang thực hiện sắp xếp cơ sở nhà đất hoặc khi cổ phần hoá, nhiều cơ quan có văn bản gửi Sở Xây dựng đề nghị tiếp nhận. Có cơ quan không hợp tác thậm chí có văn bản yêu cầu Sở Xây dựng không được tiếp nhận nhà, cấp GCN”.

Từ năm 1995 đến tháng 2/2016, Hà Nội đã bán và cấp GCN được trên 154 nghìn căn với số doanh thu trên 5 nghìn tỷ đồng. Sau khi trừ các chế độ miễn giảm người có công với cách mạng, số tiền thực nộp ngân sách là trên 3 nghìn tỷ đồng.

Hiện nay, theo báo cáo của Công ty TNHH Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước còn lại hiện đang quản lý là trên 13 nghìn căn hộ (bao gồm trên 6 nghìn căn là nhà ở cũ và trên 6 nghìn căn là nhà cơ quan tự quản chuyển giao cho Công ty quản lý). Trong số này có gần 3 nghìn căn đã có đơn và hồ sơ mua nhà, nhà ở thuộc diện được bán và có hơn 10 nghìn căn thuộc diện không đủ điều kiện để thực hiện bán.

Trong hơn 10 nghìn căn nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước chưa đủ điều kiện bán, có 1.698 căn vướng quy hoạch, dự án giải phóng mặt bằng; nhà thuộc danh mục phố cổ là 693 căn; vướng do không ký được hợp đồng thuê nhà là trên 1.500 căn; vướng mắc về diện tích nhỏ, hộ khẩu ngoại tỉnh không đủ điều kiện ký hợp đồng là 156 căn; vướng do đang có tranh chấp, khiếu kiện, đòi sở hữu 713 căn...

Riêng với căn diện tích nhỏ ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, nguyên nhân trước đây khi phân nhà diện tích nguyên bản đã nhỏ như vậy; thứ hai là do có trường hợp sau khi phân nhà lại chuyển nhượng sử dụng và diện tích ở nhỏ hơn quy định. Hiện công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đang báo cáo từng trường hợp cụ thể để Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo UBND Thành phố trong tháng 5/2017.

Khó khăn, vướng mắc trong công tác bán nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước được ông Nguyễn Chí Dũng lý giải: Trong số hồ sơ chưa bán còn lại có nhiều hồ sơ phức tạp như có tranh chấp, vướng quy hoạch, đã có quyết định thu hồi đất, nhà cổ và nhà biệt thự không được bán. Bên cạnh đó, quỹ nhà có nguồn gốc thuộc sở hữu nhà nước do các cơ quan tự quản Trung ương và Thành phố quản lý trước đây đã buông lỏng từ nhiều năm nên hồ sơ gốc bị thất lạc; ngoài ra có nhiều cơ quan đã giải thể, sáp nhập; có cơ quan không hợp tác để hoàn tất thủ tục bàn giao, bán nhà cho các hộ gia đình...

Bên cạnh đó, Công ty TNHH Quản lý và phát triển Nhà Hà Nội còn giải quyết thủ tục bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước còn chậm, không bảo đảm thời gian theo quy trình bán nhà 45 ngày làm việc; chưa chủ động báo cáo các khó khăn, vướng mắc và đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Theo ông Nguyễn Chí Dũng, trong tháng 4/2017, Sở Xây dựng sẽ báo cáo Thành phố để thông báo đến các cơ quan Trung ương và Thành phố đang quản lý nhà ở diện tự quản phải bàn giao sang Thành phố để thực hiện việc bán nhà và cấp GCN. Tăng cường sự phối hợp của các sở, ngành tham gia hội đồng xác định giá bán và tổ công tác liên ngành để kiểm tra, thẩm định giá bán nhà.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.
Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo đúng đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định về Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế Thành phố, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trong công tác cung cấp thông tin của đối tượng mua, thuê, thuê mua NƠXH và chế độ hậu kiểm.
Thảo luận về Luật Đất đai và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất

Thảo luận về Luật Đất đai và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất

(LĐTĐ) Ngày 23/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo “Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất”. Đáng chú ý, nhiều ý kiến đã đề nghị làm rõ các quy định về việc cưỡng chế thu hồi đất và quy định về giá đất…
Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5%, thời hạn vay tối đa 25 năm mà Bộ Xây dựng đã đề xuất trước đó để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của Luật Nhà ở 2023 đối với chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua NƠXH nhằm thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021-2030.
Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra các dự án chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra các dự án chung cư tăng giá bất thường

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.
“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng đề nghị UBND thành phố Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản, đặc biệt các chung cư có dấu hiệu tăng giá bất thường.
Nên mua vàng hay mua đất?

Nên mua vàng hay mua đất?

(LĐTĐ) Vàng và bất động sản đều là những lựa chọn đầu tư truyền thống, và trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang chạm đáy, thì giá vàng và nhà chung cư tăng nóng từng ngày.
Bất động sản đang bị "ngáo giá" hay khủng hoảng phân khúc?

Bất động sản đang bị "ngáo giá" hay khủng hoảng phân khúc?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây khi câu chuyện bất động sản “phi mã” vẫn đang nóng từng ngày, thì câu chuyện chung cư “một mình một đường tăng giá” lại đáng chú ý hơn. Theo các chuyên gia kinh tế, chuyện “thổi giá” là một phần khiến chung cư “phi mã”, nhưng phần lớn do khủng hoảng phân khúc khi nhu cầu của người dân ngày càng tăng, nhưng dự án chung cư giá “bình dân” lại vắng bóng.
Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

(LĐTĐ) Với tính pháp lý rõ ràng, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, mức giá phù hợp, đất đấu giá tại nhiều địa phương của Hà Nội đang ngày càng được nhiều người dân quan tâm tìm hiểu. Trong điều kiện lý tưởng, việc hoàn thành các phiên đấu giá đất không những tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn giúp dẫn dắt thị trường; ngược lại, nếu làm không tốt, dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ, tạo bong bóng bất động sản.
Người mua “choáng” vì giá nhà

Người mua “choáng” vì giá nhà

(LĐTĐ) “Đua” cùng giá vàng, sau Tết, bất động sản bất ngờ tăng “phi mã” khiến những ai đang có nhu cầu mua đều “choáng”. Nếu như năm ngoái, nhiều người còn chần chừ chưa quyết định mua chung cư, nhà đất gần nội thành, thì đến nay, chung cư vùng ven cũng chỉ là “giấc mơ” xa vời.
Xem thêm
Phiên bản di động