Bất động sản đang bị "ngáo giá" hay khủng hoảng phân khúc?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây khi câu chuyện bất động sản “phi mã” vẫn đang nóng từng ngày, thì câu chuyện chung cư “một mình một đường tăng giá” lại đáng chú ý hơn. Theo các chuyên gia kinh tế, chuyện “thổi giá” là một phần khiến chung cư “phi mã”, nhưng phần lớn do khủng hoảng phân khúc khi nhu cầu của người dân ngày càng tăng, nhưng dự án chung cư giá “bình dân” lại vắng bóng.
Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ Thủ tướng yêu cầu cụ thể hóa các luật về đất đai, bất động sản, nhà ở, tín dụng Người mua “choáng” vì giá nhà

Chiêu trò “thổi giá” tinh vi

Gần đây, hầu hết các chủ căn hộ tại các chung cư trên địa bàn Hà Nội mỗi ngày đều nhận được các cuộc gọi hỏi “nhu cầu bán, chuyển nhượng căn hộ” của “lực lượng” môi giới bất động sản. Nhiều người tuy không có nhu cầu bán căn hộ, nhưng khi thấy môi giới báo giá có khách mua quá cao lại bắt đầu cân nhắc. Tuy nhiên, đa số đều rơi vào trạng thái “ngáo giá”.

Chị Đinh Tú Vân (Gia Lâm, Hà Nội) mua một căn hộ 43m2 tại Vinhomes Ocean Pack Gia Lâm để ở, đến cuối tháng 4/2024 căn hộ mới được bàn giao. Tuy nhiên mỗi ngày chị Vân phải nhận hàng chục cú điện thoại hỏi bán căn hộ.

Chị Vân kể: “Từ sau tết, các cuộc gọi dồn dập hơn. Vào khoảng đầu tháng 3, môi giới cho biết, căn hộ của tôi có thể bán với giá 1,5 tỷ đồng, lãi 100 triệu đồng so với giá mua ban đầu. Vì có nhu cầu ở nên tôi không bán. Đầu tháng 4, môi giới gọi chào giá 1,7 tỷ đồng. Chỉ một tuần sau đó, môi giới khác gọi chào giá 1,9 tỷ đồng. Và gần đây nhất giá đã được chào là 2,1 tỷ đồng”.

Bất động sản đang bị
Môi giới chào giá cao để "giữ căn" khiến người sở hữu chung cư bị "ngáo giá".

Còn anh Trần Văn Bắc, chủ một căn hộ ở tòa Ruby 4 Goldmark City (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thì được môi giới chào giá gấp đôi với giá mua ban đầu. Với căn hộ 104m2, môi giới chào giá (ngày 13/4) với 6 tỷ đồng. Trước đó anh Bắc nhận được nhiều cuộc gọi của môi giới, sau Tết mức giá được chào tăng lên chóng mặt. Từ 4 tỷ đồng, đến 5 tỷ đồng và bây giờ là 6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu nhiều chủ căn hộ thì được biết, rất ít giao dịch được thực hiện với lý do: Chủ nhà không bán, vì sợ bán rồi cũng sẽ mua nhà với giá cao; môi giới không thỏa thuận được với khách hàng; hoặc chủ căn hộ “chờ xem thế nào” rồi mới bán.

Đặc biệt, nhiều chủ căn hộ cũng cho biết sau khi chào giá, nhiều môi giới xin được “add zalo” để giao dịch. Tuy nhiên, chờ mãi không thấy add hoặc add xong lại hạ giá thấp hơn so với lúc ban đầu với nhiều lý do khác nhau. Về cơ bản, nhiều người được chào giá hời nên bị tâm lý “ngáo giá”, khi có khách mua thật với giá thấp hơn lại sợ thiệt.

Qua tìm hiểu thì được biết, một số môi giới bất động sản cố tình chào giá cao để “giữ” căn hộ, khi có khách mua mới quay lại thương lượng. Tâm lý của người có bất động sản là khi đã được chào giá cao mà có người chào giá thấp hơn sẽ không chịu bán. Đó chính là tâm lý “ngáo giá”. Vì vậy, người bán thì không bán được, người có nhu cầu mua thì không mua được. Mặc dù giá chung cư tăng là có thật, nhưng cũng chỉ tăng khoảng 33% chứ không “phi mã” đến 50%, thậm chí 70% như hiện nay.

Qua ghi nhận ở một số phòng công chứng, thủ tục giao dịch sang tên, chuyển nhượng chung cư không tăng đột biến. Điều đó cho thấy giá chung cư tăng cao, nhưng không phải ai cũng bán được, mua được. Vào thời điểm này, nếu thực sự chưa có nhu cầu cấp thiết về nhà ở, người mua nhà nên bình tĩnh để tránh “chốt” vội vàng.

Có chăng khủng hoảng phân khúc?

Bên cạnh những chiêu trò “giữ căn” rất tinh vi của một số môi giới bất động sản, thì giá chung cư tăng cao còn có sự đóng góp của yếu tố “cầu vượt cung”.

Bất động sản đang bị
Từ 2 năm trước Chính phủ đã đưa ra phương án để "cứu" phân khúc nhà ở giá rẻ.

Theo số liệu của Savills, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới. Tính đến quý 1/2024, giá chung cư mới đã đạt trung bình 59 triệu đồng/m2, tăng 21 quý liên tiếp. Còn CBRE cho biết, giá trung bình các dự án tại Hà Nội ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp đều tăng nhanh trong 3 tháng đầu năm nay. Báo cáo mới đây của Cushman & Wakefield chỉ ra, giá căn hộ tại Hà Nội đã tăng trưởng 109% trong gần 10 năm qua. Tốc độ tăng giá trung bình 9% mỗi năm. Sau đà giảm nhiệt vào giai đoạn 2021-2022, giá bán chung cư Hà Nội tăng liên tục từ giữa năm 2022 đến nay.

Tại tọa đàm "Cơ hội đầu tư bất động sản với Luật Đất đai sửa đổi", chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho rằng, thực trạng trên của thị trường bất động sản Việt Nam là "khủng hoảng phân khúc" do cung cầu không còn cân đối hoặc đi ngược hướng vì nguồn cung giảm.

Mặc dù từ 2 năm trước, Chính phủ đã đưa ra phương án để "cứu" phân khúc nhà ở giá rẻ là đẩy qua ngân sách và đẩy qua ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên đến nay, tiến độ triển khai, giải ngân vốn tín dụng cho nhà ở xã hội vẫn giậm chân tại chỗ. Gói 125 nghìn tỷ đồng đến nay giải ngân với tốc độ rất chậm, chưa đạt 1% sau một năm triển khai.

Do đó, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nếu không sớm thực hiện Luật Đất đai để đưa các phân khúc khác vào thị trường, thì phân khúc chung cư sớm muộn cũng sụp đổ, có thể là từ nay tới cuối năm. Luật Đất đai mới sẽ tạo ra những cơ hội để khắc phục các vấn đề tồn tại trong thị trường bất động sản, nhưng cần được truyền thông đúng đắn và mạnh mẽ về phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ. Thêm vào đó, cần đẩy nhanh các thủ tục pháp lý, đưa ra phương án mới về chính sách nhà ở cho người nghèo,...

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng cộng đồng: Tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu

Xây dựng cộng đồng: Tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu

(LĐTĐ) Làm thế nào để tăng trưởng lợi nhuận? Lợi nhuận hay giá trị doanh nghiệp quan trọng hơn?... Với những bí quyết được chia sẻ của các chuyên gia tại chương trình “Xây dựng cộng đồng - Chìa khóa thành công” góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm, động viên đoàn viên, công nhân môi trường

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm, động viên đoàn viên, công nhân môi trường

(LĐTĐ) Để kịp thời động viên, chia sẻ với người lao động, đặc biệt là những người công nhân môi trường vẫn đang ngày đêm vất vả, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đi thăm, trao quà động viên đoàn viên, công nhân môi trường đang trực tiếp làm việc ngoài hiện trường.
Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

(LĐTĐ) Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 11 phường trên địa bàn duy trì hoạt động 7 mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

(LĐTĐ) Lực lượng Cảnh sát Phòng Cảnh sát PCCC& CNCH đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền Thành phố chỉ đạo quyết liệt tổ chức thực hiện các mặt công tác.
Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

(LĐTĐ) Nguồn cung sơ cấp vẫn hạn chế nhưng đang có nhiều tín hiệu tích cực. Việc sửa đổi chính sách, quy hoạch và triển khai các cơ sở hạ tầng trọng điểm đang được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản TP.HCM.
HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra một loạt kiến nghị nhằm tăng nguồn cung và giảm giá thành nhà ở xã hội. Điểm nổi bật trong các đề xuất này là việc cho phép dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng lên tối đa 1,5 lần, nhằm tận dụng hiệu quả diện tích đất và tạo ra nhiều căn hộ hơn.
Hơn 400 thương hiệu doanh nghiệp tham gia triển lãm Vietbuild lần 2 năm 2024

Hơn 400 thương hiệu doanh nghiệp tham gia triển lãm Vietbuild lần 2 năm 2024

(LĐTĐ) Mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản trầm lắng, nhưng triển lãm quốc tế Vietbuild Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) năm 2024 vẫn quy tụ hơn 400 thương hiệu doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng, bất động sản.
Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội cho biết, sẽ phấn đấu hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 6.764 cơ sở nhà, đất trong năm 2025. Hiện nay, khoảng 90% số cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt phương án.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Giá chung cư sẽ hết sốt?

Giá chung cư sẽ hết sốt?

(LĐTĐ) Gần đây, vấn đề chung cư đang có 2 luồng trái chiều. Nhiều người hy vọng rằng sau cơn “sốt ảo” giá nhà chung cư sẽ quay đầu đi xuống, người thì cho rằng giá chung cư vẫn sẽ neo ở mặt bằng mới. Theo các chuyên gia ở lĩnh vực này, nếu có thêm nguồn cung, phân khúc bất động sản chung cư mới giảm nhiệt. Vấn đề đặt ra “nguồn cung” này chưa biết đến bao giờ “tung” ra thị trường.
Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

(LĐTĐ) Là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh bậc nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai nhiều dự án đô thị lớn và cũng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động các nơi đổ về. Vì thế, nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân và căn hộ tái định cư là rất lớn.
Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

(LĐTĐ) Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu sẽ xây dựng và cung cấp ra thị trường khoảng 6.600 căn hộ nhà ở xã hội, phát triển khoảng 8.000 - 10.000 căn trong năm 2024.
TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến quý I/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng 3 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) với quy mô 865 căn hộ.
Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

(LĐTĐ) Khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh. Đáng chú ý, gần 73% doanh nghiệp đã cho biết, họ phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai.
Xem thêm
Phiên bản di động