Nhà báo và những thước phim không thể nào quên

(LĐTĐ) Cũng như những chiến sĩ mặc áo Blouse trắng, các phóng viên mảng thời sự, y tế đã có một cuộc sống đặc biệt khi tác nghiệp ở những tuyến đầu chống dịch Covid-19. Nhiều phóng viên sẵn sàng xông pha nơi tâm dịch, để có được những bản tin cập nhật về dịch bệnh nhanh chóng, chân thực và chính xác nhất. Các phóng viên, nhà báo không muốn nói nhiều về mình, nhưng trải nghiệm trong cuộc chiến chống giặc Covid-19 sẽ là những thước phim không thể nào quên trong suốt cuộc đời làm nghề của họ.
Phóng viên các cơ quan báo chí Thủ đô đi thực tế tại một số đồn Biên phòng tỉnh Điện Biên Tự hào “chiến sĩ” mặc áo Blouse trắng

Nóng bỏng mặt trận thông tin về Covid-19

Tâm sự về nghề, phóng viên Minh Thúy, Tạp chí điện tử VietTimes trải lòng, không có nghề nào trái ngang như nghề báo. Trong khi hàng ngày tuyên truyền người dân hạn chế ra khỏi nhà, còn bản thân thì lao ra đường bất kể đêm hôm, mưa dông, nắng cháy… đến những điểm cách ly, những khu vực điều trị, vùng có dịch và tiếp xúc với rất nhiều người. Nhưng chính guồng quay tin bài, rồi bản năng nghề nghiệp, mong muốn có được tin tức mới nhất, hữu ích nhất, đã luôn thôi thúc người làm báo xông pha vào những vùng tâm dịch.

Nhà báo và những thước phim không thể nào quên
Phóng viên Minh Thuý, Tạp chí điện tử VietTimes cùng đồng nghiệp đang tác nghiệp.

Dù là một phóng viên trẻ, nhưng Minh Thúy được nhiều người nhớ mặt, nhớ tên bởi thường xuyên có mặt tại các điểm “nóng” của dịch Covid-19 như: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai,… cả những toà chung cư bị cách ly, phong toả để tác nghiệp, đưa tin nhằm truyền tải thông tin đến bạn đọc, cũng như góp sức vào công tác phòng, chống dịch bệnh. Đơn cử, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nơi tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 lớn nhất miền Bắc, cô là một trong những phóng viên thường xuyên “cắm chốt” tại đây với nhiều bài viết chất lượng, thông tin độc quyền.

Bất chấp hiểm nguy từ vi rút SARS-CoV-2 có thể tấn công cơ thể bất kỳ lúc nào, Minh Thuý đã không ngại ngần tiếp xúc với các bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19. Cô cũng có mặt trong khu cách ly, nơi chăm sóc những bệnh nhân Covid-19 nặng để có được những bức ảnh chân thật về công tác chăm sóc người bệnh của các y, bác sĩ tại Bệnh viện. Đối với Minh Thúy, trong suốt đợt dịch vừa qua, việc tác nghiệp ở Bệnh viện thực sự đặc biệt. Các phóng viên “trực chiến” từng phút để có được những bản tin nóng hổi. Nhiều cuộc tác nghiệp vô cùng đặc biệt, khi các phóng viên, nhà báo phải đứng từ xa hàng mét để phỏng vấn. Nhiều nhân vật, phóng viên chỉ có thể tiếp cận thông tin thông qua những cuộc điện thoại vào lúc nửa đêm, khi họ tranh thủ thời gian nghỉ ngơi ít ỏi để chia sẻ về công việc.

Chia sẻ về những lần tác nghiệp trong tâm dịch, Minh Thúy nhớ nhất những ngày tham gia đưa tin các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đón các công dân từ Guine Xích đạo về nước. Theo lời Minh Thuý chia sẻ: Để được vào đưa tin tại những điểm nóng như vậy, các phóng viên, nhà báo đều phải mặc những bộ đồ bảo hộ kín mít từ đầu tới chân. Dưới cái nắng nóng oi bức của mùa hè, mồ hôi ai cũng đầm đìa ướt thẫm quần áo, tóc bết lại như vừa tắm xong. “Quả thật, trải nghiệm mặc bộ đồ bảo hộ chỉ vẻn vẹn trong khoảng 4 tiếng đồng hồ đã khiến tôi cảm thấy thực sự khâm phục các y, bác sĩ. Họ có thể mặc quần áo bảo hộ cả ngày mà không hề kêu than lời nào, vẫn hoàn thành tốt trách nhiệm chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân Covid-19”, Minh Thuý nói.

Tác nghiệp trong đại dịch Covid-19 thì nguy cơ trở thành các F và bị “bế” đi cách ly bất cứu lúc nào. Tuy nhiên, vượt nên trên nỗi sợ hãi nữ phóng viên trẻ vẫn luôn dấn thân và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được cơ quan giao. “Mỗi khi đi tác nghiệp, nhất là vào những điểm nóng của dịch Covid-19, nói không lo sợ mình trở thành F là nói dối. Tuy nhiên, tôi không để nỗi sợ ấy lấn át lý trí và tinh thần làm việc. Đặc biệt, khi tới môi trường tác nghiệp, thì chính các bác sĩ đã giúp chúng tôi yên tâm hơn. Họ đã hướng dẫn, giải thích để chúng tôi hiểu rõ, hiểu đúng và làm đúng các biện pháp phòng dịch bệnh”, Minh Thúy tâm sự.

Tương tự, bắt đầu từ khi dịch Covid-19 xuất hiện ở nước ta, phóng viên Ngô Nhung, Báo Người Lao động dường như không có ngày nghỉ. Những bản tin về tình hình dịch bệnh, về sức khỏe của những người mắc bệnh liên tục được anh cập nhật. Những ngày tác nghiệp tại ổ dịch huyện Thường Tín, khi xuất hiện ca bệnh mắc Covid-19, nhiều lần anh cùng đồng nghiệp đã có mặt tại đây để ghi nhận, phản ánh cuộc sống người dân. Hay trước đó, khi Bệnh viện Bạch Mai phong tỏa, anh cũng là một trong những người có mặt sớm nhất để phản ánh thông tin, ghi nhận hình ảnh dỡ bỏ phong tỏa ngay trong đêm. “Từ khi có dịch, công việc yêu cầu tôi phải làm việc bất chấp thời gian, dù là sáng sớm hay nửa đêm, bất cứ khi nào cần, tôi cũng sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ. Dù vất vả, khó khăn nhưng niềm đam mê, sự nhiệt huyết cũng như mong muốn mang thông tin đến với bạn đọc lại trở thành động lực giúp tôi nhanh chóng lên đường”, phóng viên Ngô Nhung chia sẻ.

Viết lên những điều kỳ diệu trong cuộc sống

Khi dịch Covid-19 dâng dần được kiểm soát, chúng ta cần khẳng định rằng, việc nhà báo đưa tin về dịch bệnh, nhất là những bệnh truyền nhiễm là không hề đơn giản. Nó thật sự khác xa với lối làm báo thông thường, bởi hơn hết, qua bài viết, qua các phóng sự, clip… phóng viên phải thể hiện được trách nhiệm với xã hội, trách nhiệm với nghề nghiệp. Vì thế, bên cạnh việc bảo đảm an toàn cho bản thân và cộng đồng trong quá trình tác nghiệp, thì việc cung cấp thông tin nhanh nhạy, chính xác sẽ giúp cho người dân có cách phòng tránh dịch bệnh tốt hơn và đặc biệt là không làm cho xã hội hoảng loạn. Bên cạnh đó, các phóng viên, nhà báo còn có nhiều bài viết là những câu chuyện lan tỏa cảm xúc tích cực đến với mọi người cùng đồng hành trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19.

Đơn cử là câu chuyện cả nước cùng chung tay hỗ trợ những bệnh nhân trong khu cách ly có hoàn cảnh khó khăn tại Bắc Ninh. Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát trở lại, với số lượng ca mắc mới có lúc lên tới hàng chục người một ngày khiến Bắc Ninh trở thành tâm dịch thứ 2 của cả nước chỉ sau Bắc Giang. Với tinh thần của một phóng viên thời sự, chị Vũ Thị Liễu, Báo điện tử VTCnew cùng đồng nghiệp đã nhanh chóng thu dọn hành trang vào tâm dịch tác nghiệp.

Theo lời chị Liễu chia sẻ, trong hơn 10 năm làm báo, chị đã đi rất nhiều nơi, tác nghiệp ở nhiều khu vực nguy hiểm, thế những lần đưa tin dịch bệnh ở Bắc Ninh để lại nhiều kỷ niệm nhất. Chị nhớ mãi hình ảnh làm việc xuyên ngày đêm của các bác sĩ, những đôi mắt nhòe đi vì mồ hôi, những tấm lưng bỏng rát vì nắng nóng sau lớp áo bảo hộ… Đặc biệt, hình ảnh nữ điều dưỡng không thể về chịu tang mẹ, lập bàn thờ trong khu cách ly để vái vọng khiến cô không khỏi xót xa và rơi nước mắt. Tất cả những hình ảnh, những tư liệu chân thực xúc động đó, đã trở thành nguồn tư liệu quý giá giúp chị viết lên những bài báo hay và có tính lan tỏa mạnh mẽ nhất trong quãng thời gian làm báo của cô.

Đặc biệt, trong quá trình tham gia tác nghiệp tại Bắc Ninh, cô đã có bài viết và kêu gọi tài trợ cho gia đình nhân vật vượt qua khó khăn giữa đại dịch. “Đó là trường hợp hai cháu bé là chị em ruột, chị 9 tuổi chăm em 5 tuổi trong khu cách ly khi bố mất vì Covid-19, còn mẹ là F0 phải đi tập trung tại nơi khác, có hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn khiến tôi vô cùng thương cảm. Cùng với sự giúp đỡ thông tin của các y, bác sĩ tôi đã có bài viết về hoàn cảnh của các cháu. Và thật bất ngờ, sau bài viết ấy chỉ trong vòng 2 ngày, đã có hơn 500 triệu đồng chuyển về tài khoản của Báo với mong muốn giúp các cháu vượt qua khó khăn”, chị Liễu chia sẻ.

Có thể thấy, thời gian qua, các nhà báo, phóng viên đã không quản gian khổ, vất vả để đồng hành cùng các bộ, ban, ngành trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Nhờ các phóng viên, nhà báo, những thông tin mới về chủ trương, biện pháp trong công tác chỉ đạo của Chính phủ, của các tỉnh, thành phố; những tấm gương, việc làm tiêu biểu của các tập thể, cá nhân được kịp thời lan tỏa.../.

Minh Khuê - Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Báo Hànộimới phối hợp với Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai”.
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

(LĐTĐ) Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 8 bị can trong vụ án sai phạm xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục về các tội "Nhận hối lộ", "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7 tháng 11 cho các đảng viên lão thành cách mạng nhân dịp kỷ niệm 107 năm Ngày cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024).
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật Việt Nam đến các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.

Tin khác

Suy hô hấp cấp do mắc sởi

Suy hô hấp cấp do mắc sởi

(LĐTĐ) Bệnh nhân nam N. V. T (56 tuổi, ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh) nhập Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII.
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

(LĐTĐ) Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, cuối năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Với tình yêu mãnh liệt đối với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, Makeup Artist Trần Quỳnh Hoa đã thổi hồn vào từng nét cọ, mang đến cho khán giả một cái nhìn đầy màu sắc về nghệ thuật hầu đồng.
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ, ứng dụng toàn diện chuyển đổi số trong hoạt động của bộ máy hành chính, an sinh xã hội và phát triển kinh tế; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng phục vụ người dân.
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

(LĐTĐ) Bên cạnh kết quả đạt được cũng như những ưu điểm của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc cần kịp thời tháo gỡ.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Do đó, công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cần phải được nâng cao, người dân không nên chủ quan khi bước vào cao điểm dịch.
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

(LĐTĐ) Suốt hàng trăm năm qua, làng dệt Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) vẫn vang lên tiếng lách cách đặc trưng của khung dệt gỗ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm tại đây vẫn được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Xem thêm
Phiên bản di động