Chủ động công tác phòng, chống dịch để đón năm mới

(LĐTĐ) Cùng với công tác phòng, chống dịch Covid-19, tại Hà Nội hiện nay, số bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa, vi rút adeno, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ… vẫn đang lưu hành. Trước thực tế đó, ngành Y tế Thủ đô đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn thực phẩm và tổ chức cấp cứu, khám, điều trị kịp thời để người dân được an tâm đón Tết.
Hà Nội quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong mùa đông

Không chủ quan trước dịch bệnh

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong năm 2022, tình hình dịch bệnh tại Hà Nội cũng diễn biến phức tạp theo xu hướng chung của thế giới và cả nước nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh mẽ vào giai đoạn đầu năm sau đó giảm mạnh; các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm mùa, bệnh do vi rút adeno tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2021; các dịch bệnh lưu hành khác như: Sởi, liên cầu lợn, viêm não Nhật Bản vẫn ghi nhận rải rác.

Chủ động công tác phòng, chống dịch để đón năm mới
Bệnh viện đa khoa Hà Đông chủ động phòng chống rét cho bệnh nhân trong mùa đông.

Cụ thể, đối với dịch bệnh Covid-19, tính từ 1/1/2020 đến 7/12/2022, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.636.408 trường hợp mắc Covid-19 và 1.406 trường hợp tử vong, trong đó riêng năm 2022 toàn Thành phố đã ghi nhận 1.587.422 ca mắc và 1.110 ca tử vong. Dịch bệnh gia tăng mạnh mẽ giai đoạn sau Tết Nguyên đán 2022 và đạt đỉnh vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 sau đó giảm mạnh. Hiện tại, trên địa bàn Thành phố ghi nhận vài chục ca bệnh/ngày. Tuy nhiên, kết quả giám sát sự biến đổi của vi rút SARS-CoV-2 cho thấy, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận các biến chủng mới của vi rút theo xu hướng chung toàn cầu như BE, BF bên cạnh dòng biến thể phụ BA.5 của Omiron đang chiếm ưu thế vượt trội.

Song song với công tác phòng, chống dịch Covid-19, trong năm vừa qua, ngành Y tế Hà Nội cũng chủ động các biện pháp phòng dịch ngay từ sớm. Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cộng dồn từ đầu năm 2022 cho đến ngày 16/9, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 18.788 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 5,6 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021, trong đó có 22 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã.

So với tháng 10 và tháng 11/2022, CDC Hà Nội đánh giá, số ca mắc mới sốt xuất huyết hiện đã giảm nhưng vẫn ở mức cao. Hiện nay, thời tiết đã lạnh hơn với mức nhiệt độ không thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Dự báo, số ca mắc sẽ giảm dần trong thời gian tới. Dù vậy, người dân không nên chủ quan, vì thời tiết trở lạnh song nhiệt độ chỉ giảm về đêm và sáng sớm, thời tiết vẫn có nắng từ trưa đến chiều. Do đó, muỗi truyền bệnh vẫn có thể sinh sôi, hoạt động.

Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Đỗ Anh, Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, sốt xuất huyết là bệnh có thể dễ dàng được điều trị và chăm sóc tại nhà bằng các kiến thức y khoa thông thường như: Nghỉ ngơi, uống đủ nước, dinh dưỡng đầy đủ, uống thuốc hạ sốt. Đồng thời, người dân cần chủ động phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để đi khám, nhập viện điều trị. Thông thường các dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện vào thời điểm pha sốt muộn (ngày bệnh thứ 3 - 4, hoặc nhiệt độ hạ, hạ thân nhiệt), cộng với ban xuất huyết, chảy máu mũi, miệng,…

Tuy nhiên, có nhiều người sốt xuất huyết diễn tiến bệnh nặng từ ngày thứ 4, hạ tiểu cầu, sốc xuất huyết, nhưng không biết và đến viện muộn đã rơi vào nguy kịch, thậm chí tử vong. Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 22 ca tử vong, trong khi năm 2011 không ghi nhận ca nào.

Theo bác sĩ Đỗ Anh, ước tính tới 1/20 bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết có thể tiến triển nặng, đe doạ tính mạng. Sốt xuất huyết có thể từ không có triệu chứng, biểu hiện nhẹ đến nguy kịch, nặng. “Biểu hiện của sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với các bệnh sốt do căn nguyên khác (cúm A,B, vi rút hợp bào hô hấp - Rsv… trong những ngày đầu của bệnh). Vì biểu hiện lâm sàng của sốt xuất huyết không đặc hiệu nên cần theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm (sốc) sớm, để nhanh chóng nhập viện và can thiệp sớm, giảm nguy cơ tử vong”, bác sĩ Đỗ Anh phân tích thêm.

Đối với bệnh tay chân miệng, tính đến 7/12, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.612 trường hợp mắc, không ghi nhận tử vong. Bệnh nhân ghi nhận tại 30/30 quận huyện thị xã và tăng 7,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Dịch bệnh gia tăng nhanh từ tháng 5/2022, đạt đỉnh vào tháng 6/2022 sau đó giảm dần. Hiện tại, hàng tuần chỉ ghi nhận 1 vài ca bệnh. Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố vẫn ghi nhận các dịch bệnh khác như: Sởi, rubella; liên cầu lợn; viêm não Nhật Bản; uốn ván người lớn....

Đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt, thời gian tới là dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan. Bởi vậy, ngành Y tế Thủ đô, các bệnh viện trên địa bàn Thành phố đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe người dân.

Trong đó, nhằm đảm bảo đáp ứng công tác y tế để người dân đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch đảm bảo y tế phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023; đảm bảo y tế cho các hoạt động lễ hội, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao mừng Đảng mừng Xuân diễn ra trên địa bàn Thành phố…

Theo đó, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố, chủ động phát hiện sớm ổ dịch, xử trí kịp thời, triệt để không để dịch bệnh bùng phát. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, có biện pháp đảm bảo khả năng ứng phó kịp thời khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Cùng với đó, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị y tế thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, cấp cứu. Trong đó, có thường trực cấp cứu tại đơn vị và sẵn sàng tham gia cấp cứu ngoại viện, đáp ứng y tế 24/24 giờ; tạo điều kiện, có chế độ hỗ trợ các bệnh nhân được đón Tết ấm cúng, chu đáo tại cơ sở điều trị. Đồng thời, tổ chức triển khai tốt công tác đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, bắn pháo hoa mừng Đảng, mừng Xuân và các Lễ hội diễn ra trên địa bàn Hà Nội; thực hiện nghiêm công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại các đơn vị trong dịp Tết.

Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội cũng giao CDC Hà Nội là đơn vị thường trực, tham mưu cho Sở Y tế trong hoạt động phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ; tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố theo hướng chuyên nghiệp; hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về giám sát, xét nghiệm, điều tra, xử lý ổ dịch cho các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã. Đồng thời, theo dõi tình hình, đánh giá nguy cơ, dự báo xu hướng, diễn biến dịch bệnh đậu mùa khỉ và đề xuất các giải pháp để chủ động phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả.

Cũng theo các chuyên gia y tế, để phòng bệnh do sốt xuất huyết hay các bệnh về đường hô hấp… các chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi người dân cần bảo đảm vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, rửa tay khử khuẩn thường xuyên, vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối. Bên cạnh đó, người dân nên đeo khẩu trang tại nơi công cộng, ăn uống đủ chất, tập thể dục để nâng cao thể trạng. Riêng với những bệnh có vắc xin, như cúm, Covid-19… người dân cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời; không tự mua thuốc điều trị tại nhà.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

(LĐTĐ) Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Trong đó, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) vẫn là nguồn lây chính của dịch HIV trong năm 2024. Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV mới tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

(LĐTĐ) Với tiêu chí phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo 4 đúng: "Đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng giá", đội ngũ FPT Long Châu đã tham gia tích cực các hội nghị chuyên khoa nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, phục vụ cộng đồng tốt hơn.
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

(LĐTĐ) Kiên định với khát vọng kiến tạo một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện Long Châu xem việc đầu tư đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng là điều tất yếu. Nhờ đó, đội ngũ y tế Long Châu ngày càng tự tin và chuyên nghiệp, sẵn sàng phục vụ sức khỏe cộng đồng một cách tốt nhất.
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

(LĐTĐ) Với mục tiêu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em, thời gian qua, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các trường mầm non trên địa bàn Thành phố tổ chức chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 3 - 4 tuổi.
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, trong tổng số các ca mắc bệnh phần lớn chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống sởi.
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

(LĐTĐ) Gần 7 năm trên hành trình hiếm muộn ròng rã "tìm con", chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, ở Ninh Bình) muốn bỏ cuộc. Gạt đi tất cả những lời gièm pha, những lời nói cay nghiệt "gái độc không con" ngoài xã hội, người phụ nữ ấy vẫn mạnh mẽ đồng hành cùng chồng trên hành trình tìm kiếm con yêu.
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

(LĐTĐ) Chiều nay (18/11), Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12.
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe

Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa ban hành thông tư quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô…
Xem thêm
Phiên bản di động