Người thổi hồn vào trà sen

(LĐTĐ) Đến phường Quảng An (quận Tây Hồ) hỏi đến gia đình nhiều đời ướp trà sen, ai nấy đều biết đến nghệ nhân Ngô Văn Xiêm. Ông là một trong số ít nghệ nhân đến nay vẫn dành nhiều tâm huyết với nghề ướp trà sen, lưu giữ nét tinh hoa văn hóa đặc trưng của mảnh đất Kinh kỳ.
Thương hiệu trà sen Tây Hồ Người dân Tây Hồ bận rộn vào mùa làm trà sen

Trọn tâm với nghề truyền thống của gia đình

Trà ướp hương sen Tây Hồ là một thức uống tao nhã trong văn hóa của người Hà Nội. Nhắc đến nghề truyền thống ướp trà sen không thể không nói tới phường Quảng An. Trải qua thời gian, ngày nay trà sen đã đem đến niềm tự hào cho người dân nơi đây. Tuy nhiên dưới sự cạnh tranh của thị trường, với phương pháp làm thủ công, nhiều áp lực, số hộ theo nghề ướp trà sen chỉ còn rất ít.

Người thổi hồn vào trà sen
Ba thế hệ trong gia đình ông Xiêm gìn giữ bản sắc nghề ướp trà sen Tây Hồ.

Trò chuyện cùng ông Xiêm trong buổi chiều cuối tháng 6, đúng mùa sen nở, ông Xiêm cho biết bản thân ông cũng không xác định chắc chắn nghề ướp trà sen ở làng có từ bao giờ nhưng ông sinh ra và lớn lên đã gắn bó với nghề ướp trà truyền thống của gia đình. Tuổi thơ của ông gắn liền với hoa, trà sen bởi vậy mà nghề truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức, tâm hồn ông.

Nhấp chèn trà nóng, ông Xiêm kể, đến đời con ông, gia đình ông đã có 5 đời làm trà sen. Trước đây, các cụ chỉ ướp trà để uống, đãi bạn và làm quà biếu mỗi dịp lễ, Tết. Khi kinh tế thị trường phát triển, nhiều người tìm đến trà sen như một món quà quý của Hà Nội để làm quà biếu, khiến nhu cầu tăng cao, khi đó ông mới phát triển nghề của gia đình phục vụ nhu cầu của thị trường.

Điều may mắn lớn nhất khi theo nghề mà ông Xiêm có được là sự ủng hộ của vợ và các con. Hàng ngày, vợ ông, bà Lưu Thị Hiền (người phụ trách chính công đoạn sấy trà) cũng miệt mài cùng ông làm nghề. Mỗi mẻ trà phải qua đủ 21 ngày với 7 lần vào hương và 7 lần sấy mới hoàn thành, đủ tiêu chuẩn xuất đi cho khách. Cứ vậy dưới cái nắng 38 - 40 độ C của thời tiết mùa hè, cộng thêm nền nhiệt của lò sấy nhưng bà Hiền vẫn say mê “nâng giấc” cho mỗi mẻ trà mà chưa từng than phiền nhọc nhằn.

Cho tới nay, cùng ông làm nghề không chỉ có vợ, con mà cả các cháu cũng tham gia và các công đoạn làm trà. Gắn bó với nghề truyền thống đã mấy chục năm, đến nay mong ước của ông là con cháu mình sẽ tiếp nối cha ông, giữ cho nghề truyền thống không bị mai một, thất truyền. Cũng vì thế, ông đã cùng các nghệ nhân của làng đăng ký thành công thương hiệu “Chè sen Quảng An”. Với thương hiệu này, những hộ theo nghề sẽ phải tuân thủ chặt chẽ quy trình ướp trà theo bí quyết cổ truyền.

“Ngay từ nhỏ, tôi đã biết tách cánh, phơi nhụy, xem bố mẹ ướp trà. Cứ thế, nghề ướp trà “ngấm” vào tôi lúc nào không biết. Đến giờ, tôi làm trà sen vì đam mê chứ không đặt nặng chuyện kinh doanh lỗ, lãi. Nghề này vốn nhiều vất vả, thức khuya, dậy sớm, phải nâng giấc cho từng mẻ trà sấy bằng phương pháp thủ công, những ngày nắng nóng, ít người chịu được sức nóng trong lò sấy than củi để sấy trà, bởi vậy nhiều hộ đã bỏ nghề. Nếu không tâm huyết thì không thể theo đuổi được nghề này. Biết nghề nhiều vất vả nhưng tôi vẫn muốn giữ nghề của gia đình, hiện tại tôi truyền bí quyết làm trà cho hai con trai và con dâu để các con tiếp tục gìn giữ”, nghệ nhân Xiêm bộc bạch.

Lưu giữ tinh hoa văn hóa

Năm nay nghệ nhân Ngô Văn Xiêm đã bước sang tuổi 76, gắn bó với nghề ướp trà sen mặc dù trải qua những vất vả nhưng chưa khi nào ông cảm thấy chán nản công việc hay mất đi tình yêu nghề. Theo lời kể của ông, tôi nhận thấy trong ông luôn có một niềm tự hào, hãnh diện về nghề với những cảm xúc khó có thể đo, đếm được. Ông như bị nghiện vị đậm chát của trà và bị say hương sen thanh khiết mà mê đắm gắn bó trọn đời. Với ông, làm trà sen là để gói những nét tinh hoa, đặc trưng của Hồ Tây gửi tới khách hàng trong nước và quốc tế để quảng bá thức trà nổi tiếng của làng Quảng An.

Nói về bí quyết để tạo ra những ấm trà sen mang hương vị đặc biệt của người Quảng An, nghệ nhân Ngô Văn Xiêm bộc bạch: “Nghề ướp trà sen khô rất kì công, vất vả, không phải ai cũng làm được. Đòi hỏi người làm phải có tâm, yêu nghề chứ không thể chạy theo lợi nhuận kinh tế. Người làm phải biết độ nóng, nguội của trà, phải kiên trì nâng giấc trong từng mẻ sấy. Chúng tôi làm trà sen hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Trà được sấy theo cách truyền thống bằng than hoa để cho ra hương thơm đặc trưng. Càng ướp nhiều lần thì hương sen càng quyện, trà càng thơm lâu”.

Để phục vụ ướp trà đòi hỏi phải có nguồn hoa sen ổn định, gia đình ông Xiêm đã thuê 7 héc ta đầm ở khu vực hồ Tây để canh tác, trồng sen bách diệp. Hoa sen vốn ưa nguồn đất và nước sạch, do đó ông Xiêm chú trọng trong từng khâu chăm sóc. Khi tôi hỏi về thu nhập từ nghề làm trà sen, ông Xiêm cười, nhẹ nhàng cầm túi trà trên tay, ông bộc bạch: “Chúng tôi làm để giữ nghề truyền thống của gia đình chứ không phục vụ mục đích kinh doanh, bởi lợi nhuận nghề đem lại không lớn như kinh doanh các ngành nghề khác. Nghề làm trà đem lại hương thơm cho gia đình, cho người làm, không mang tính chất cạnh tranh kinh tế”.

Giúp tôi hình dung rõ hơn về lợi nhuận mà nghề ướp trà sen đem lại, nghệ nhân Xiêm nhẩm tính: “Để ướp được 1kg trà sen phải có 1.500 bông hoa sen, cộng với trà loại ngon, sạch. Hiện nay với mức giá mười nghìn đồng/bông hoa sen thì để làm một kg trà sen, chi phí đầu vào đã lên tới trên chục triệu, chưa kể tiền nhân công. Nhiều năm nay, tôi không đặt mục đích thương mại khi làm trà. Tôi làm vì những người khách quen, họ uống trà của tôi và gọi điện đặt hàng. Cứ vậy, đến vụ sen là gia đình tôi làm. Với gia đình tôi quan trọng nhất làm sao đưa đến những mẻ trà thơm ngon, đạt chất lượng tốt nhất tới tay khách hàng”, nghệ nhân Ngô Văn Xiêm chia sẻ.

Với những tâm huyết trong nghề, đến nay trà sen của gia đình ông Xiêm đã được người tiêu dùng đánh giá cao. Sản phẩm đã được lựa chọn, cho phép phục vụ tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Thủ đô Hà Nội năm 2019. Sau Hội nghị, ông Xiêm đã được Ủy ban nhân dân Thành phố tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong phục vụ tại Hội nghị./.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thăm, tặng quà người có công

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thăm, tặng quà người có công

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 24/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đến thăm, tặng quà tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số II Hà Nội (xã Viên An, huyện Ứng Hòa).
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong thăm, tặng quà người có công

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong thăm, tặng quà người có công

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 24/7, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã đến thăm, tặng quà Trung tâm điều dưỡng người có công Hà Nội và 2 gia đình chính sách tại huyện Thạch Thất.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình chính sách

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà gia đình chính sách

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), chiều 23/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã thăm, tặng quà các gia đình chính sách tại huyện Mỹ Đức.
Hơn 4.000 thanh niên Thủ đô tình nguyện tham gia phục vụ Lễ Quốc tang

Hơn 4.000 thanh niên Thủ đô tình nguyện tham gia phục vụ Lễ Quốc tang

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Thành đoàn Hà Nội, tính đến ngày 23/7, đã có hơn 4.000 bạn trẻ Thủ đô đăng ký tình nguyện tham gia phục vụ các nội dung trong Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

(LĐTĐ) Công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nội dung có tính bao quát, liên quan đến cả vấn đề lý luận và thực tiễn. Gần 50 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học đóng góp vào Hội thảo khoa học “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, sẽ góp phần vào việc hoàn thiện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội thăm, tặng quà thương binh, gia đình chính sách

Lãnh đạo thành phố Hà Nội thăm, tặng quà thương binh, gia đình chính sách

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 23/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã thăm, tặng quà Trung tâm Nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 3 (thôn Nghĩa Sơn, xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) và các gia đình chính sách thôn 7, xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng.
Văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội

Văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội

(LĐTĐ) Với chiều dài lịch sử, bề dày văn hiến nghìn năm, Hà Nội luôn luôn nhận thức sâu sắc vấn đề văn hóa vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài; văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội; quan điểm đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa.
Hội thảo khoa học về 50 năm xây dựng nền văn hóa Việt Nam

Hội thảo khoa học về 50 năm xây dựng nền văn hóa Việt Nam

(LĐTĐ) Hội thảo khoa học “50 năm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” là một bước thảo luận nhằm nhận thức, đánh giá đúng và đầy đủ hơn những thành tựu và những vấn đề đặt ra 50 năm qua trong công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó, góp phần xây dựng cơ sở phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, góp phần công tác hoạch định đường lối của Đảng trong Đại hội lần thứ XIV tới đây và hướng tới tiếp tục hoàn thiện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng.
Khẳng định vai trò “nhạc trưởng” trong chuyển đổi số của Thủ đô Hà Nội

Khẳng định vai trò “nhạc trưởng” trong chuyển đổi số của Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội sẽ nỗ lực hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của Thành phố; chủ động hơn trong công tác tham mưu chuyển đổi số, chủ động hơn trong công tác tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong nhân dân Thủ đô.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Hà Nội

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Hà Nội

(LĐTĐ) Không chỉ là tình cảm với mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên, mà còn là trách nhiệm đặc biệt đối với Thủ đô - trái tim của cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt và có những chỉ đạo sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển trước mắt và lâu dài của Thủ đô Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động