Thầy giáo quân hàm xanh “gieo chữ” nơi biên cương

(LĐTĐ) Không chỉ cầm súng canh giữ, bảo vệ chủ quyền biên giới những người lính đồn biên phòng còn tình nguyện đứng lớp dạy học, mang tri thức đến với những bản làng nơi biên cương. Bằng việc làm thiết thực, mang nặng nghĩa tình, những người lính mang quân hàm xanh, trong đó tiêu biểu có Thiếu tá Viêm Trọng Toàn, Đồn biên phòng A Mú Sung (Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai) đã góp phần ươm mầm và chắp cánh cho những giấc mơ của con em đồng bào dân tộc nơi đây được cắp sách tới trường.
Chuyện cảm động của những chiến sĩ quân hàm xanh Gác lại tình cảm riêng, nhiều chiến sĩ biên phòng ở lại cùng đồng đội chống dịch Covid-19

Khu vực vùng núi cao của tỉnh Lào Cai còn nhiều những khó khăn, đời sống của người dân thiếu thốn, vất vả trăm bề, những năm trước đây, không ít học sinh nơi đây phải gác lại con đường học hành để theo gia đình lên nương, rẫy mưu sinh.

Thầy giáo quân hàm xanh “gieo chữ” nơi biên cương
Trước mỗi giờ lên lớp Thiếu tá Viêm Trọng Toàn đều soạn giáo án cẩn thận, chu đáo để truyền đạt kiến thức giúp học sinh dễ hiểu.

Trong khi đó, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thường có tâm lý mặc cảm, tự ti với bạn bè, chỉ một biến cố nhỏ là các em bỏ học để giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Do đó bên cạnh việc canh gác, bảo vệ vùng biên, những người lính biên phòng luôn quan tâm hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, vận động các em học sinh đến trường…

Trong những năm công tác tại đồn, chứng kiến cuộc sống khó khăn, thiếu thốn của người dân, những người lính như Thiếu tá Viêm Trọng Toàn, nhân viên phòng chống tội phạm ma túy, Đồn biên phòng A Mú Sung luôn có những trăn trở riêng trong lòng là làm sao để giúp đỡ các em học sinh được đến trường, đến lớp, xóa mù chữ cho bà con nơi đây… Từ đó ngoài công việc của người lính biên phòng, anh đảm nhận thêm nhiệm vụ đưa con chữ đến với bà con dân bản.

Chia sẻ về cơ duyên đến với việc dạy chữ Thiếu tá Toàn cho biết, trước đó anh đã có 10 năm làm công tác xóa mù chữ. Trước đây anh dạy ở Đồn biên phòng Trịnh Tường (cũng thuộc tỉnh Lào Cai), từ năm 2016 đến nay, khi chuyển công tác đến Đồn biên phòng A Mú Sung, anh được đơn vị phân công tiếp tục thực hiện công việc này.

“Ban đầu đảm nhiệm công việc này chưa có nhiều kinh nhiệm nhưng được giao nhiệm vụ tôi cũng cố gắng thực hiện. Tôi có tham gia học các lớp tập huấn về nghiệp vụ sư phạm do Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai tổ chức, những lúc đầu đi dạy bảo không thấy khó là không đúng nhưng về sau, nhìn học viên trong lớp dần biết chữ, thỉnh thoảng họ đánh vần các biển hiệu, bảng quảng cáo là tôi thấy rất mừng. Tôi động viên nhân dân là học đi, biết chữ mới làm kinh tế giỏi được, mới tiến bộ được và đến giờ, có nhiều học viên học xong lớp xóa mù đã tiến bộ rất đáng kể”, Thiếu tá Toàn chia sẻ.

Dạy học sinh ở các lớp học phổ thông ở vùng xuôi vốn đã khó thì công việc dạy học cho bà con vùng cao của thầy giáo Toàn càng trở nên khó khăn gấp bội. Để giúp các học sinh dễ hiểu, tiếp thu bài học nhanh hơn, trước mỗi buổi học anh đều soạn bài giảng cẩn thận, chu đáo, chương trình học anh soạn dạy theo cuốn giáo án xóa mù chữ của Bộ Giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên do đặc thù các học sinh ở những độ tuổi, hoàn cảnh gia đình khác nhau, do đó anh phải tìm hiểu cuộc sống, hiểu từng học sinh để có những cách chỉ dạy phù hợp với mỗi người, giúp họ cảm thấy vui trong giờ học, có sự tiếp thu kiến thức được nhanh hơn.

Cứ vậy, với tình yêu, lòng nhiệt huyết của mình, vượt qua con đường núi đầy những hiểm trở, có những ngày trời mưa lầy lội chẳng thể nhấc bước chân nhưng Thiếu tá Viêm Trọng Toàn vẫn đến lớp cùng người dân. Anh đã quen với từng lối mòn vào trong bản, anh không nhớ hết số lần đi vận động gia đình cho các cháu nhỏ được đi học để xóa mù chữ và những buổi anh lặn lội vượt chặng đường vài chục ki lô mét để vào bản Pho (xã A Mú Sung), Nậm Giang (xã Nậm Chạc) để dạy xóa mùa chữ cho bà con. Địa điểm hai trường cách nhau khoảng 15 đến 20 ki lô mét nên có những hôm dạy khuya, anh ở lại trong bản cùng bà con. Mấy năm gần đây đường xá đi lại đã tốt hơn trước rất nhiều nhưng mùa mưa vẫn còn nhiều vất vả, có hôm đường trơn để đến địa bàn dạy học anh vẫn phải đi bộ cả quãng đường dài mới tới lớp.

Không chỉ dạy chữ cho học trò để các con biết đến sách vở mà anh còn làm nhiệm vụ tái, xóa mù chữ cho những người đã lên tuổi cha, tuổi mẹ... Bằng sự tận tụy, nhiệt huyết của anh, lớp học vùng biên ấy tối nào cũng rộn ràng tiếng cười nói của những cô, những bà đã hết giờ lên nương rẫy, cùng gọi nhau vui vẻ đến lớp học chữ. Với bà con nơi đây đến với mỗi buổi học, họ phấn khởi lắm bởi đến với lớp học, mỗi ngày họ sẽ biết thêm những con chữ, con số mà bao nhiêu năm qua họ coi đó là những điều xa xỉ.

Trong suốt quá trình tổ chức lớp học, Thiếu tá Toàn còn đến từng nhà học viên để tuyên truyền, vận động đến lớp, đồng thời là người trực tiếp lên lớp giảng dạy cho bà con. Sau mỗi buổi học, thầy giáo quân hàm xanh còn thường xuyên lồng ghép nội dung tuyên truyền việc chấp hành mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, an ninh - quốc phòng. Bên cạnh đó anh còn tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học viên.

Nắm tay các em viết từng con chữ, dạy các em đánh vần chính cái tên của mình, rồi từng bài toán từ dễ đến khó, Thiếu tá Toàn xúc động mỗi khi các trò tiến bộ hơn, chăm ngoan hơn. Mỗi tiếng gọi “thầy giáo Toàn” là mỗi lần anh thấy hạnh phúc khó nói hết bằng lời. Nhờ biết đến “con chữ” cuộc sống của bà con nhân dân đã thay đổi nhiều hơn. Họ đã biết đọc các cuốn sách, dạy con học, chăm sóc gia đình, chăn nuôi làm kinh tế… Nhờ những chương trình có ý nghĩa thiết thực ấy, việc biết chữ đã giúp những người dân có hoàn cảnh khó khăn vơi bớt đi gánh nặng và biết yêu thương, san sẻ cùng nhau.

Thành quả ấy càng đẹp hơn, ý nghĩa hơn khi bằng sự nhiệt tình, tận tụy bám lớp của các chiến sĩ biên phòng, hiện nay đã có nhiều học viên trong lớp trở thành cán bộ thôn, công an viên thôn bản. Điển hình, học viên Lý A Chả (bản Pho) tham gia lớp học năm 2016, dưới sự chỉ dạy của thầy Toàn đến nay anh Chả làm công an viên thôn bản, tiếp tục cùng các chiến sĩ biên phòng bảo vệ an ninh cho thôn bản và cùng dạy bà con trong bản con chữ để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đó là những động lực để cho thầy giáo Toàn cũng như nhiều chiến sĩ biên phòng tiếp tục vững vàng bảo vệ biên cương, bám dân bản giúp đỡ bà con.

Gắn bó với công tác xóa mù, năm 1999 Thiếu tá Viêm Trọng Toàn vinh dự được Bộ Giáo dục và đào tạo tặng bằng khen trong chương trình thầy giáo quân hàm xanh toàn quốc, đầu năm 2019, anh được công đoàn ngành giáo dục (Bộ Giáo dục và đào tạo) tặng bằng khen. Với nhiều thành tích trong công tác nhưng mỗi khi nhắc đến anh chỉ mỉm cười, với anh sự tiến bộ của mỗi học trò đó là niềm vui chẳng phải ai cũng có được.

“Vừa là người lính, vừa làm người thầy tôi hiểu rằng có ở đây, gắn bó với nhân dân, với các em nhỏ mới hiểu hết được những khó khăn của bà con vùng biên. Chỉ cần một học viên biết chữ là tôi đã vui lắm, những niềm vui gom góp lại giúp tôi gắn bó hơn với biên cương, vơi bớt đi nỗi nhớ gia đình”, anh Toàn chia sẻ.

Năm 2020, ngoài những công việc chính ở đồn biên phòng, do dịch bệnh Covid-19, anh Toàn cùng các chiến sĩ tham gia trực, cắm chốt tại các điểm phòng chống dịch để kiểm soát, ngăn chặn các đối tượng vượt biên trái phép, do đó anh phải tạm gác lại công việc dạy học. Dù ở bất cứ công việc nào anh cũng đều làm bằng trách nhiệm cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ. Không đến lớp thường xuyên nhưng khi bà con, các em học sinh gặp khó khăn gì anh đều nhiệt tình chỉ bảo, hỗ trợ cho họ./.

Nguyễn Hoa

Nên xem

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Từ 22/4/2024, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), chính thức có hiệu lực.
Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội thống nhất điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án với tổng diện tích 53,21ha; điều chỉnh giảm diện tích đất thu hồi tại 11 dự án với tổng diện tích 33,18ha.
Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn, thay thế Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND được ban hành vào ngày 4/7/2023. Theo đó mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 sẽ giảm đáng kể.
Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm với LĐLĐ quận Bình Tân và LĐLĐ Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) 100 người lao động thuộc Công đoàn cơ sở khối Doanh nghiệp quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.

Tin khác

Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

(LĐTĐ) Với mong muốn giữ nghề truyền thống của quê hương, tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương và đưa thương hiệu tương Việt Hùng (Đông Anh) trở thành sản phẩm uy tín, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Việt Hùng đã chủ động thành lập mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua việc thành lập Tổ liên kết sản xuất tương.
Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

(LĐTĐ) Nhằm cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng để cha mẹ có thể thực hành hỗ trợ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ tại gia đình, ngày 28/3, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ em Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ”.
Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

(LĐTĐ) Mô hình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp”, đã cung cấp kiến thức kinh doanh, kỹ năng nấu nướng, hỗ trợ vốn cho nhiều chị em khởi nghiệp, mở mới hoặc nâng cấp quán ăn, từ đó phát triển bản thân, xây dựng mô hình dịch vụ gia đình, góp phần phát triển kinh tế gia đình và truyền cảm hứng cho cộng đồng.
Bàn giao 11 hệ thống máy lọc nước cho các trường học tại Đà Nẵng

Bàn giao 11 hệ thống máy lọc nước cho các trường học tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Quỹ Coca-Cola Foundation - Tổ chức từ thiện toàn cầu thuộc Công ty Coca-Cola vừa phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng và Trung tâm Sức khỏe Gia đình và Phát triển Cộng đồng - CFC Việt Nam tổ chức bàn giao 11 hệ thống máy lọc nước uống tại vòi cho các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Lan tỏa những câu chuyện cảm động về cha và con gái

Lan tỏa những câu chuyện cảm động về cha và con gái

(LĐTĐ) Sáng ngày 27/3, Tạp chí Gia đình Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết về “Cha và con gái” lần thứ 2, năm 2024.
Tháng Ba nói gì với em

Tháng Ba nói gì với em

(LĐTĐ) Tháng ba, với những cơn gió ấm áp thổi qua, đã gửi đến em lời yêu thương nhẹ nhàng. Trong ánh mắt anh tràn đầy trìu mến, em tìm thấy câu trả lời cho những băn khoăn của mình. Đôi mắt ấy, như đang kể em nghe về một mùa xuân đang sắp qua, về một thế giới đầy sắc màu và niềm vui mới mẻ.
Cây Gòn - người bạn tuổi thơ

Cây Gòn - người bạn tuổi thơ

(LĐTĐ) Men theo con đường cỏ, băng qua những ô ruộng xinh xinh là đường mòn dẫn về xóm tôi, một xóm nghèo trên dải đất hẹp miền Trung. Nhìn từ xa, xóm nhỏ bao trùm bởi một màu xanh cây cỏ. Mỗi dịp xuân về, cây lá hân hoan, rặng dừa, rặng tre xanh mướt rì rào. Những lùm chuối non tơ ong óng màu nắng mới. Chỉ riêng cây gòn đầu xóm đứng sừng sững với những chùm trái xanh treo lủng lẳng, đung đưa như một tháp nến khổng lồ xanh rờn, thật đẹp mắt. Chắc là cây muốn đón chào chúng tôi, những người làng thân yêu đi xa trở về.
Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh”

Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh”

(LĐTĐ) Ngày 24/3, sự kiện “Ngày hội Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh (thuộc tập đoàn Vingroup) lần đầu tiên tổ chức đã diễn ra trên quy mô lớn tại tại Grand World, Ocean City. Chuỗi hoạt động về môi trường sôi động, hấp dẫn đã thu hút hàng chục nghìn người tham gia.
Triển khai nhiều giải pháp nhằm chặn tin nhắn rác

Triển khai nhiều giải pháp nhằm chặn tin nhắn rác

(LĐTĐ) Để ngăn chặn tin nhắn rác, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục triển khai các biện pháp bảo đảm sim chính chủ, xử lý triệt để tình trạng một thuê bao sở hữu nhiều sim, quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải xác thực, quản lý thông tin thuê bao, xử lý các sim có thông tin không đầy đủ…
Ngày 26/3, ký ức của những năm 90

Ngày 26/3, ký ức của những năm 90

(LĐTĐ) Ngày 26/3 không chỉ là dấu mốc của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mà còn gợi nhớ tuổi trẻ rực rỡ, nhiệt huyết của thế hệ 8x đời đầu, khi Huy hiệu đoàn là niềm tự hào, là ước mơ và sự trưởng thành.
Xem thêm
Phiên bản di động