Những “lá chắn thép” chống dịch miền biên viễn

(LĐTĐ) Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc” của Thủ tướng, những chiến sĩ quân hàm xanh nơi núi rừng Tây Bắc đã không ngại gian khổ, quyết tâm thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới, vừa làm tốt công tác phòng chống, góp phần ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào vùng nội địa.
Siết chặt quản lý, tăng cường công tác kiểm tra phòng chống dịch Covid-19

Vượt khó để chống dịch

Cuối tháng 3, cùng với Đoàn công tác của Hội Nhà báo thành phố Hà Nội, chúng tôi có dịp đi thực tế tại các Đồn Biên phòng thuộc hai tỉnh Điện Biên, Sơn La. Dọc theo tuyến đường biên giới là hình ảnh những chiến sĩ biên phòng ngày đêm chắc tay súng tuần tra, bảo vệ biên giới, ngăn chặn tình trạng xâm nhập, vượt biên trái phép, tạo thành “lá chắn” phòng, chống dịch.

Những “lá chắn thép” chống dịch miền biên viễn
Chốt kiểm soát, ngăn chặn chống dịch Covid-19 Đồn Biên phòng Thanh Luông (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên). Ảnh: P.T

Tại chốt kiểm soát, ngăn chặn dịch Lếch Cuông (Đồn Biên phòng Thanh Luông, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên),trong câu chuyện với Thiếu tá Trần Tiến Lực (Chỉ huy chốt) chúng tôi càng thấu hiểu hơn sự hy sinh, hơn thế nữa là tinh thần, ý chí và cả trách nhiệm vì sự bình yên của nhân dân. Thiếu tá Trần Tiến Lực chia sẻ, kể từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đầu năm 2020, chốt Lếch Cuông đã được thiết lập. Bốn cán bộ, chiến sĩ cùng dân quân địa phương có mặt tại chốt 24/7 để kiểm soát chặt chẽ người ra vào. Cùng với đó, các chiến sĩ liên tục tuần tra hàng chục km đường rừng biên giới theo địa bàn được phân công.

Theo Thiếu tá Trần Tiến Lực, 100% cán bộ, chiến sĩ trực chốt tại Lếch Cuông đều trong cảnh xa nhà. Nhớ lại thời điểm đón giao thừa tại chốt, Thiếu tá Trần Tiến Lực bồi hồi: “Tết đến, Xuân về ai chẳng nhớ thương gia đình, vợ con.Nhưng tôi và các đồng đội xác định tư tưởng, dù thời chiến hay thời bình, khi Tổ quốc cần, chúng tôi đều sẵn sàng. Vậy là khi ấy anh em càng gắn bó, quyết tâm chặn dịch”. Quê nhà ở Thái Bình, Thiếu tá Trần Tiến Lực cũng đã lâu rồi chưa được gặp vợ con. Vợ ở nhà còn lo cho 2 con đi học nên có khi cả năm mới lên thăm chồng được một lần. “Cũng may giờ đây có sóng điện thoại, gia đình tuy xa mà gần. Ở giữa núi rừng hùng vĩ, nghe giọng vợ động viên, các con ríu rít hỏi thăm bố, tôi như được tiếp thêm rất nhiều dũng khí” - Thiếu tá Trần Tiến Lực bày tỏ.

Còn tại Đồn Biên phòng Mường Pồn (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên), Thiếu tá Nguyễn Đình Thuần (Đồn trưởng Đồn Biên phòng Mường Pồn) cho biết, đơn vị đã tăng cường 6 tổ chốt chặn, túc trực 24/24 giờ. Thiếu tá Nguyễn Đình Thuần chia sẻ, khoảng giữa năm 2020, Thiếu úy Vàng A Bia (Đội trưởng Đội Vận động quần chúng) háo hức vì sắp được tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, đại dịch bùng phát trở lại, gác niềm vui riêng, Thiếu úy Vàng A Bia đã bàn với gia đình hai bên hoãn đám cưới để ở lại đơn vị cùng đồng đội bảo vệ biên cương.

Tương tự, tại Đồn Biên phòng Chiềng Tương (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La), Trung tá Phùng Trọng Khiêm (Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Chiềng Tương) cũng kể câu chuyện về Thiếu úy Nguyễn Mạnh Hiệp (quê ở Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) - là chiến sĩ quân y của Đồn. Khi dịch bùng phát trở lại, Thiếu úy Nguyễn Mạnh Hiệp sắp đến ngày nghỉ phép để về quê cưới vợ. Mọi việc đã được gia đình hai bên chuẩn bị sẵn sàng, thiệp mời đã được gửi đi. Nhưng vì nhiệm vụ, Thiếu úy Nguyễn Mạnh Hiệp đã sẵn sàng gác lại niềm vui riêng, có mặt tại Trạm kiểm soát Biên phòng Pa Khôm để cùngTrung tâm Y tế dự phòng xã Chiềng Tương thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19...

Bảo đảm an toàn dịch bệnh

Từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, công tác siết chặt biên giới, chốt chặn đường mòn, lối mở được lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên, Sơn La thực hiện nghiêm túc. Quân số được điều động tăng cường, nhiều cán bộ chiến sĩ phải gác lại chuyện riêng để hoàn thành nhiệm vụ “canh cho dân ngủ”, trên dưới một lòng quyết tâm, quyết liệt phòng, chống dịch bệnh.

Chia sẻ sâu hơn về vấn đề này, Đại tá Trần Nam Trung (Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên) cho biết: Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia dài hơn 455 km với 2 tuyến biên giới (Việt Nam - Trung Quốc dài 40,861 km; Việt Nam - Lào dài 414,712 km). Địa bàn biên giới gồm 4 huyện (Điện Biên, Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé) với 29 xã, 299 thôn bản, 16 dân tộc sinh sống. Thời gian qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp ngăn chặn người xuất nhập cảnh trái phép và phòng, chống dịch bệnh. Tính đến hết quýI/2021, lực lượng biên phòng của tỉnh đã và đang duy trì 69 tổ, chốt/286 cán bộ, chiến sĩ biên phòng (55 tổ, chốt cố định và 14 tổ cơ động) ngày đêm bám chốt, bám biên giới, đảm bảo tuần tra, kiểm soát chặt chẽ đường mòn, lối mở.

Những “lá chắn thép” chống dịch miền biên viễn
Những chốt chặn vững vàng trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: P.T

Bên cạnh đó, lực lượng biên phòng tỉnh cũng quản lý chặt chẽ các hoạt động xuất nhập cảnh, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm dịch, phân luồng đưa người nhập cảnh về khu cách ly theo đúng quy định; thực hiện tốt việc phát hiện, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu, vận chuyển hành hóa trái phép qua biên giới. Đến hết tháng 2/2021, lực lượng biên phỏng tỉnh đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 324 trường hợp vượt biên, nhập cảnh trái phép; tiếp nhận 146 trường hợp xuất cảnh trái phép do phía Lào và Trung Quốc trao trả, bàn giao cơ quan chức năng đưa đi cách ly theo quy định. “Chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác tuần tra, siết chặt biên giới, rà soát chặt chẽ tạm trú, tạm vắng trên địa bàn, quyết liệt cùng cả nước ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép; phối hợp với cấp uỷ chính quyền địa phương tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch” - Đại tá Trần Nam Trung thông tin.

Đại úy Trần Hồng Điệp (Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Thanh Luông, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên) cho biết, năm 2020 và quý I/2021, thực hiện “nhiệm vụ kép” mà Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên giao, Đồn Biên phòng Thanh Luông đã làm tốt công tác bảo vệ biên giới, đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, Đồn đã duy trì cố định 2 tổ chốt trên biên giới, 1 tổ cơ động với quân số là 16 người. Các tổ chốt đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp; phối hợp với chính quyền địa phương các xã biên giới tổ chức tuyên truyền thông qua việc phát tờ rơi, ký cam kết, loa phát thanh để người dân hiểu và chấp hành tốt các quy định về phòng, chống dịch…

Còn tại tỉnh Sơn La, theo Đại tá Vũ Đức Tú (Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La), thời gian qua, nhờ làm tốt công tác trực sẵn sàng chiến đấu và phòng, chống dịch Covid-19 nên Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.“Lực lượng Biên phòng Sơn La đã thành lập các tổ, chốt trên biên giới, đưa cán bộ, chiến sĩ ra tất cả các đường mòn, lối mở, cửa khẩu phụ để quản lý, bảo vệ, ngăn chặn, không để dịch bệnh xâm nhập. Chúng tôi cũng đã tăng cường lực lượng, nhất là vào dịp lễ, tết. Cùng với đó là kết hợp thông tin, tuyên truyền cho bà con nhân dân trong việc phòng, chống dịch bệnh nên đã giữ được sự ổn định, bình yên nơi biên giới” - Đại tá Vũ Đức Tú chia sẻ.

Có thể khẳng định, bằng tinh thần chủ động, tích cực, vượt khó, những chiến sĩ quân hàm xanh đã phát huy vai trò lực lượng xung kích nơi tuyến đầu, tạo “lá chắn thép” trong phòng, chống dịch Covid-19,từ đó góp phần ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh ngay từ cửa ngõ biên giới./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Xem thêm
Phiên bản di động