Người “chở” nhạc lên rừng
Người cán bộ mặt trận làm công tác dân vận khéo | |
Tấm gương xây dựng nông thôn mới | |
Cụ bà 17 năm mở quán nước chè từ thiện | |
Lan tỏa tấm gương sáng trong toàn xã hội |
Gian nan con đường "chở" nhạc lên rừng
Tốt nghiệp khoa Âm nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, người con gái trẻ có đôi mắt to đen láy với nụ cười khiến bao chàng trai mê đắm ấy lại quyết tâm xách va li về vùng cao vi vút gió.
Năm 2000, tân cử nhân ngành âm nhạc Minh Phương được phân công giảng dạy tại trường THCS xã Kim Sơn, một trường học nằm ở vùng sâu thuộc huyện Bảo Yên (Lào Cai). Thời bấy giờ, trường Kim Sơn chưa có đến 200 học sinh, chủ yếu là con em các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, Xa phó, H’ Mông và con em những người di cư lên miền núi khai hoang.
Cô giáo Phạm Minh Phương. |
“Ngày ấy điện lưới còn chưa có phải dùng đèn dầu, ở nhà lợp cọ, vách nứa, đêm đêm gió rừng giật kẽo kẹt rất cô quạnh, lác đác chỉ có vài căn nhà nằm trong rừng cây. Đường đến đây thì vô cùng khó khăn, phải đi từ quốc lộ qua thị trấn Phố Ràng rồi vừa đi xe ôm, vừa đi bộ đường rừng mới đến được xã. Thú thật là có nhiều lúc bi quan đến mức muốn bỏ nghề, nhưng rồi cứ cố bám trụ với trường với lớp”, cô Minh Phương nhớ lại.
Thời gian đầu, cô gần như tuyệt vọng với khát vọng mang nhạc đến với học sinh vùng cao, bởi nhiều học sinh nói tiếng Kinh còn chưa sõi, học văn hóa đến cấp 2 có em còn chưa biết đọc biết viết nói gì đến học nhạc lý. Công cụ dạy nhạc thì bằng không, công cụ duy nhất mà cô có thể dạy học trò lúc bấy giờ là hai thanh phách để gõ vào nhau tạo nhịp phách cho các em đọc theo. Thế nhưng tiết âm nhạc là tiết mà học sinh háo hức nhất bởi chúng được hát, được hòa mình với các bạn, được hòa vang tiếng hát vào rừng xanh hiu quạnh.
Hơn hai năm sau, theo chính sách thuyên chuyển giáo viên của tỉnh, cô được phân công giảng dạy tại trường Dân tộc nội trú huyện Bảo Yên. Trường học cách thị trấn trung tâm huyện 2 cây số gồm những học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa học nội trú.
“Xóa mù” nhạc cho học sinh thiểu số
Những năm ấy, một số công trình điện đường trường trạm cũng đã được xây dựng nên cô bắt đầu được dạy học sinh bằng đàn organ. Nhưng cũng là giáo viên đầu tiên dạy nhạc ở trường nên cô Phương cũng xác định một lần nữa làm công việc “khai hoang” môn âm nhạc cho các học sinh thiểu số.
Cô Phương và các học trò của mình luôn tích cực trong các phong trào văn nghệ. |
Từ những phong trào tự phát nhân các dịp kỷ niệm ở trường, của ngành giáo dục, ngoài công việc giảng dạy âm nhạc, cô còn phụ trách phong trào văn nghệ của trường. Miệt mài dạy, miệt mài hướng dẫn các em học sinh vốn “mù nhạc” từng lời ca tiếng hát, những buổi biểu diễn, thi thố trở thành món ăn tinh thần cho những đứa trẻ quanh năm chỉ biết nương biết rẫy. Những tấm giấy khen, bằng khen, những giải thưởng nho nhỏ từ cấp trường lên cấp huyện là niềm động viên lớn đối với cô trò và với nhà trường.
Gắn bó với học sinh dân tộc nội trú đến năm 2014, cô Phương về nhận nhiệm vụ mới tại trường THCS số 1 Phố Ràng. Cũng tại đây, cô vừa giảng dạy vừa nâng cao kiến thức bằng cách học lên và có được tấm bằng Đại học ngành Quản lý giáo dục. Cũng trong suốt thời gian giảng dạy âm nhạc tại trường, cô phụ trách phong trào văn nghệ của trường và phát huy tối đa vai trò của một cô giáo có khao khát mang những nốt nhạc đến với tất cả những em học sinh miền núi.
Vừa phụ trách phong trào, vừa chủ nhiệm lớp, vừa học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cô giáo Minh Phương hầu như dành toàn bộ thời gian cho trường, cho lớp. Cũng may, chồng cô cũng là giáo viên nên hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện cho vợ “đi sớm về khuya” để làm công tác phong trào và mang âm nhạc đi khắp huyện vùng cao.
Góp gió ấm cho đại ngàn
Với những nỗ lực không mệt mỏi, với lòng yêu nghề, yêu nhạc, năm 2005 cô được Trung ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh rặng bằng khen vì có thành tích trong phong trào thanh thiếu niên. Nhiều năm liên tiếp đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, năm 2017 được tỉnh Lào Cai tặng bằng khen “Vì sự nghiệp phát triển giáo dục”. Tập thể giáo viên và học sinh của trường đạt nhiều giải văn nghệ các cấp với những tiết mục xuất sắc trong các phong trào thi đua.
Gặp cô Minh Phương vào một ngày mùa đông khi cô đang loay hoay chọn quần áo biểu diễn cho các em học sinh để tham gia liên hoan văn nghệ. Cô tâm sự: “Giờ đã 17 năm gắn bó và đau đáu với nghề, hầu hết những trường mình đã dạy nhạc, các em đều đã được xóa mù nhạc lý. Đi đến đâu mình cũng phát động phong trào để các em có thể ứng dụng được những điều đã học vào thực tế, lại có thể tham gia được những hoạt động văn thể mỹ một cách tích cực ngoài giờ học. Học sinh miền núi rất có chí, đa số các em học sinh ở huyện đều đỗ đại học, cao đẳng sau khi học xong lớp 12, cũng có nhiều em do mình dạy ôn thi đã trở thành sinh viên ngành âm nhạc. Đó là những điều mình cảm thấy được động viên nhất, giúp mình kiên nhẫn “chở nhạc lên rừng””.
Mùa đông, sương lạnh phủ kín rừng Tây Bắc, nhưng trong gió đại ngàn, những âm thanh của tiếng đàn, tiếng hát của cô Phương cùng các học trò vẫn ngân lên cao vút. Đâu đó trong sớm mai, đôi mắt đen láy của cô giáo xinh đẹp và tâm huyết với nghề ánh lên những khát khao rực rỡ về một ngày mai nốt nhạc sẽ vang đến những vùng còn nằm sâu trong lòng núi, góp gió ấm cho đại ngàn bao la.
Diệp Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21