Ngư dân Hà Tĩnh vượt trở ngại quyết tâm bám biển

(LĐTĐ) Vượt qua mọi trở ngại do dịch Covid-19, giá xăng dầu tăng cao, nay lại vào mùa mưa bão cận kề, ngư dân tại Hà Tĩnh vẫn quyết tâm ra khơi bám biển.
Bài 3: Điểm tựa vững chắc để ngư dân vươn khơi bám biển Hiệu quả mô hình công tác dân vận giúp ngư dân vững tin bám biển Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển Hơn 1,2 triệu lá cờ Tổ Quốc được trao cho ngư dân bám biển

Hà Tĩnh có 137km bờ biển, kéo dài từ Cửa Hội đến Đèo Ngang. Ngư trường rộng lớn, nguồn lợi thủy sản dồi dào, đó là những điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế, ổn định đời sống cho hàng vạn người dân vùng biển. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả kinh tế nghề đi biển mang lại, thời gian qua, việc khai thác, đánh bắt thủy sản trên biển của ngư dân cũng gặp phải những khó khăn, trở ngại nhất định.

Trong đó, phải nhắc đến dịch Covid-19 diễn biến phức tap đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của ngư dân vùng bãi ngang tỉnh Hà Tĩnh. Tiếp đó, giá xăng dầu liên tục tăng giá, khiến hàng trăm tàu thuyền đắp chiếu chờ xăng dầu hạ nhiệt thì nay bước vào mùa mưa bão.

Ngư dân Hà Tĩnh vượt trở ngại quyết tâm bám biển
Biển động ngư dân phải ở lại trên thuyền chờ thời tiết ổn định mới ra khơi

Ông Nguyễn Thanh Hải, ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, kể lại: "Dịch bệnh được kiểm soát thì xăng dầu tăng gía, khiến ngư dân bám biển như chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Có những chuyến ra khơi về bị thua lỗ, nguyên nhân do giá dầu tăng quá cao so với giá thành sản phẩm chúng tôi đánh bắt được. Trước những khó khăn đó, nhiều ngư dân chuyển từ đánh bắt xa bờ thay vào gần bờ, để gắn bó với biển hằng ngày".

Giá xăng mới bình ổn được thời gian thì đã bước sang mùa mưa lũ, thời tiết cực đoan, hiện tượng giông lốc xảy ra bất thường trở thành những rào cản không hề nhỏ đối với ngư dân. Nghề đi biển là vậy, ngư dân luôn phải đối đầu với gian khó, hiểm nguy, sớm tối lênh đênh cùng sóng nước.

Trường hợp ông Nguyễn Đức Hương, ở thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, là một minh chứng cụ thể: "Chuyến đi biển xuyên đêm ngày (26/8) vừa qua, tàu cá của tôi có 5 người, đánh bắt xa bờ khoảng 30 hải lý. Khi đang đánh bắt thủy, hải sản thì phát hiện tàu chết máy, các thuyền viên không còn tâm trạng để thả lưới, câu mực mà hốt hoảng gọi điện cho người thân và các lực lượng chức năng ứng cứu".

Ngư dân Hà Tĩnh vượt trở ngại quyết tâm bám biển
Kiểm tra lại các ngư cụ để ra khơi nhiều ngày

“Sau nhiều giờ vật lộn giữa biển khơi, mọi người dường như đã kiệt sức. Rất may, khi nước bắt đầu tràn vào thuyền cũng là lúc tàu cứu nạn của lực lượng Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh xuất hiện, ứng cứu. Đến khoảng 9h hôm sau, tàu cá của tôi được kéo vào bờ an toàn", ông Hương kể lại.

Mùa này trên biển thường xảy ra giông lốc, nhưng theo kinh nghiệm của ngư dân, đây lại là thời điểm nguồn lợi thủy sản dồi dào. Vì vậy, các ngư dân vẫn âm thầm bám biển, bám thuyền để mưu sinh, duy trì, phát triển nghề truyền thống của cha ông.

Ông Nguyễn Tiến Dũng (ở xã Thạch Bằng) có nhiều năm bám biển tâm sự: Nghề đi biển rất vất vả, năm nào thuận trời gặp luồng thì lợi nhuận cũng khá, để đảm bảo an toàn cho mình cũng như các thuyền viên khác, chủ tàu phải sắm đầy đủ trang thiết bị cứu sinh, thiết bị thông báo cứu hộ, cứu nạn… để sau những ngày biển động ngư dân ra khơi thường trúng đậm.

"Ngoài việc bám biển mưu sinh, chúng tôi ra khơi để góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc", ông Dũng khẳng định.

Ngư dân Hà Tĩnh vượt trở ngại quyết tâm bám biển
Bộ Đội Biên phòng Hà Tĩnh tuyên truyền tới các ngư dân

Ông Phan Văn Phú - Phòng điều độ và dịch vụ hậu cần thuộc Ban quản lý Cảng cá Hà Tĩnh, cho biết: "Đơn vị luôn đồng hành, hỗ trợ ngư dân trong khai thác, đánh bắt thủy sản, đồng thời luôn phát loa truyền thanh cho ngư dân được biết thời tiết trước khi ra khơi. Với thời tiết xấu, chúng tôi phối hợp với các đơn vị liên quan như Đồn Biên phòng ngăn chặn không cho tàu thuyền ra khơi, còn khi xảy ra sự cố trên biển đơn vị thông qua các kênh để cập nhật tọa độ, liên lạc với các tàu cá gần nhất di chuyển đến kịp thời cứu hộ".

Được biết, toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 3.386 tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên, trong đó có 116 tàu phục vụ đánh bắt xa bờ. Hầu hết tàu cá đã cũ, độ an toàn thấp, chỉ chịu được sức gió từ cấp 7 trở lại. Vì vậy, các vụ tai nạn, rủi ro xảy ra trên biển chủ yếu do bị sóng đánh, giông lốc gây hư hỏng tàu thuyền hoặc thiết bị, máy móc đã cũ, không thể vận hành an toàn trong mỗi chuyến vươn khơi.

Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh Nguyễn Tông Thắng: "Về công tác triển khai ứng phó, ngay từ đầu năm, đơn vị đã có phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu cá khi có bão, áp thấp nhiệt đới, thời tiết nguy hiểm, gửi các thành viên Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển và các địa phương triển khai thực hiện. Phân công cụ thể cho các thành viên Tiểu ban trong công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá".

Ngư dân Hà Tĩnh vượt trở ngại quyết tâm bám biển
Bộ Đội Biên phòng kiểm tra sức khỏe cho các ngư dân gặp nạn khi được đưa vào bờ

Khi có bão, áp thấp nhiệt đới, tổ chức trực ban 24/24 nghiêm túc. Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển phối hợp với Bộ đội Biên phòng, các cấp, các ngành tăng cường liên lạc nắm bắt thông tin hoạt động tàu cá, cung cấp diễn biến thời tiết cho ngư dân, cũng như triển khai các phương án về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá của các cấp có thẩm quyền đến với ngư dân; phối hợp hướng dẫn tàu cá đi tránh trú bão an toàn nhất; tổ chức kiểm tra việc triển khai phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu cá tại một số xã trọng điểm.

"Tại các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão, bố trí lực lượng của cảng, phối hợp với chính quyền địa phương và Bộ đội Biên phòng kiểm tra, kiểm soát và sắp xếp các tàu cá vào neo đậu an toàn", ông Thắng cho biết thêm.

Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, dự kiến áp dụng từ đầu năm 2025.
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Là một trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận quản lý vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) tập trung triển khai tốt các chính sách có liên quan đến tín dụng ưu đãi, cho vay vốn đến hội viên nông dân để sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì

Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện và khu vực lân cận, mà còn cung cấp cho lực lượng lao động trẻ thông tin thị trường lao động, từ đó học hỏi, trang bị thêm kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những biến động của thị trường lao động.
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngoài tiếp tục duy trì các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, hện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang thúc đẩy phát triển một số thị trường mới tiềm năng, tạo cơ hội mới cho người lao động khi lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài.
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ LĐTBXH trình Chủ tịch nước ban hành quyết định tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Đối tượng và mức quà tặng vẫn giữ nguyên như năm 2024 gồm hai mức là 600.000 đồng và 300.000 đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động