Ngộ độc ở bếp ăn tập thể: Cần tăng chế tài xử lý!

Tình trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) được xử lý nhiều nhưng không giảm. Đáng nói, gần đây liên tiếp xảy ra nhiều vụ ngộ độc của công nhân lao động. Người lao động (NLĐ) tự hỏi, bao giờ mới hết nỗi lo ngộ độc và  nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe lâu dài và ai chịu trách nhiệm?.
Hàng trăm công nhân nhập viện sau bữa ăn
172 cơ sở vi phạm ATTP, phạt hơn 3 tỷ đồng

Chỉ xử phạt là xong

Còn nhớ, vào đầu tháng 4/2015, bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ đã tiếp nhận hơn 100 công nhân Công ty TNHH thời trang Star, của Singapore, có địa chỉ tại KCN Phú Nghĩa (Chương Mỹ, Hà Nội) bị ngộ độc thực phẩm, trong số đó có cả công nhân đang mang thai. Theo kết luận của Chi cục ATVSTP, Sở Y tế Hà Nội, nguyên nhân ngộ độc của hơn 100 công nhân là do ăn canh rau ngót nấu thịt nhiễm vi khuẩn lỵ và đơn vị cung cấp là Công ty cổ phần Linh Nhâm, trụ sở ở đường Hoàng Đạo Thúy, Thanh Xuân. Chi cục ATVSTP đã phối hợp với cơ quan chức năng xử lý vi phạm hành chính đơn vị này.

Được biết, trước đó Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, cũng điều tra và kết luận nguyên nhân dẫn tới việc 229 công nhân của Công ty TNHH CY Vina (KCN Đức Long, thành phố Trà Vinh) bị nôn ói, đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn trưa tại bếp ăn tập thể do món thịt gà chiên có chứa độc tố vi khuẩn tụ cầu vàng. Đi sâu vào kiểm tra thực tế tại bếp ăn Cục An toàn thực phẩm cho biết, do thức ăn bị ô nhiễm, quy trình, điều kiện vệ sinh, dụng cụ chế biến thức ăn không đảm bảo, dẫn đến việc thức ăn bị nhiễm khuẩn trong khi chế biến. Với hậu quả gây ra cho 229 CNLĐ nhưng Công ty CY Vina cũng chỉ bị xử phạt hành chính.

Ngộ độc ở bếp ăn tập thể: Cần tăng chế tài xử lý!
Nỗi lo ngộ độc thực phẩm đối với NLĐ

Tưởng như vấn đề ATVSTP đã lắng bởi sự vào cuộc khẩn trương của các cơ quan chức nhưng gần đây ngày 21/10, thông tin về hàng trăm công nhân của Công ty Giày Vĩnh Nghĩa (đóng tại phường Hòa Lợi, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) phải vào viện cấp cứu trong tình trạng nôn ói dữ dội, đau bụng, tiêu chảy và nhức đầu, trong đó nhiều công nhân nữ gặp triệu chứng sùi bọt mép, co giật, ngất xỉu do bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn trưa tại công ty, một lần nữa dư luận lại hoang mang về tình trạng ATVSTP tại các bếp ăn tập thể.

Chưa hết, ngày 22/10, tại Nam Định xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm khiến 48 công nhân Công ty TNHH Youngor Smart Shirts Việt Nam (trụ sở tại khu công nghiệp Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) phải nhập viện. Nguyên nhân CN bị ngộ độc thực phẩm là do hóa chất bảo vệ thực vật trong canh rau ngót. Sau khi xảy ra sự việc, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nam Định đã xử phạt công ty này 13 triệu đồng.

Ai chịu trách nhiệm?

Như đã nêu trên, nguyên nhân các vụ ngộ độc bếp ăn tập thể của NLĐ tại các công ty đều bắt nguồn từ thức ăn không đảm bảo chất lượng, khâu chế biến thiếu vệ sinh... Mặc dù, ngay sau khi sự việc xảy ra, công nhân đều được cấp cứu kịp thời và sau đó vẫn tiếp tục đi làm nhưng không ai đảm bảo sức khỏe của những công nhân đó hoàn toàn hồi phục, nhất là trong số đó có cả phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú.

Điều đáng nói, các công ty, đơn vị cung cấp suất ăn cho CNLĐ để xảy ra ngộ độc thực phẩm chỉ bị xử phạt hành chính. Đó là nguyên nhân khiến tình trạng ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể không hề giảm. Theo ông Hoàng Tiến Cường, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nam Định, với những ca ngộ độc thực phẩm do hóa chất, thời gian biểu hiện triệu chứng ngộ độc sẽ nhanh hơn so với ngộ độc do vi khuẩn. Diễn biến bệnh sau ăn thường xuất hiện sớm và chủ yếu là những hội chứng về thần kinh như choáng váng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Còn đối với những ca ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn gây bệnh đường ruột thường sẽ có thời gian ủ bệnh lâu hơn, có thể sau ăn từ 10-12 giờ và thường được biểu hiện bởi hội chứng tiêu hóa.

Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, tính đến tháng 9/2015, trên phạm vi cả nước đã xảy ra 129 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 3.400 người mắc và 20 người tử vong. Trong đó, trung bình một năm có từ 11 đến 25 vụ NĐTP xảy ra ở bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp, khu chế xuất, với số mắc khoảng 1.400 người mắc/năm.

Nói về mức độ nguy hiểm của việc phụ nữ mang thai, đang cho con bú bị ngộ độc thực phẩm, bác sĩ Thu Lan, Bộ Y tế, cho biết, tùy thuộc mức độ độc tính của vi khuẩn có trong thức ăn mà người mẹ ăn vào, độc tính của vi khuẩn qua nhau thai đến thai làm ảnh hưởng nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tuổi thai. Với người mẹ mang thai trong 3 tháng đầu, ngộ độc thức ăn dẫn đến dọa sảy thai, sảy thai hay thai chết lưu. Trường hợp thai trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, khi người mẹ bị ngộ độc thức ăn, thai nhi chậm phát triển, thai suy và nặng hơn nữa có thể sinh non, thai chết lưu.

Vấn đề ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể đã được cảnh báo từ lâu. Song công tác chấn chỉnh tình trạng này dường như chỉ mới giải quyết được phần ngọn. Đó là khi xảy ra vụ việc thì truy tìm lấy mẫu xét nghiệm, xử phạt, đình chỉ ....

Những quy định bắt buộc các nhà cung ứng phải tham gia vào chuỗi an toàn thực phẩm thì dường như cũng rất khó thực thi khi mà lợi ích kinh tế của các nhà cung ứng thực phẩm được đặt cao hơn an toàn tính mạng của người khác. Nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc phải xử lý hình sự hành vi gây ngộ độc thực phẩm cho nhiều người.

Trang Thu

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa quy định rõ về việc quản lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam khi dữ liệu này được lưu trữ, xử lý hoặc chia sẻ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 31/3, Đội cứu hộ, cứu nạn của Việt Nam sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở các nơi bị ảnh hưởng động đất tại Myanmar.
Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết: 10/35 BHXH khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới từ ngày 1/4/2025 do đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ.
Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Người lao động sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện.
Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2025 - 2026 của 30 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội đã được công bố. Phụ huynh có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (tại địa chỉ https://hanoi.edu.vn/) để nắm được thông tin chi tiết.
Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đã xây dựng và đang đưa ra lấy ý kiến về Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), trong đó đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, công chức để làm cơ sở sàng lọc, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Ngày 30/3, Công đoàn Công ty TNHH Cao su INOUE Việt Nam đã phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty tổ chức thành công Ngày hội thể thao lần thứ hai với sự tham gia của hơn 400 vận động viên là đoàn viên, người lao động của Công ty.

Tin khác

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước tình hình này, ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 1.275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn, trong đó có 1 trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện Hà Nội vẫn đang quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và người chưa có miễn dịch nguy cơ mắc sởi cao và gặp các biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, tổn thương gan… Hiện, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.
Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%

Bộ Y tế đề xuất nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ ngân sách Nhà nước cho học sinh lên tối thiểu 50%, thay mức đóng 30% như hiện nay.
Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025

Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian tổ chức, sắp xếp các đơn vị đi vào hoạt động theo mô hình mới và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, Bảo hiểm xã hội (BHXH) các khu vực và BHXH các tỉnh, thành phố tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động